Đề thi cuối kì 2 Lịch sử 11 CTST: Đề tham khảo số 2

Trọn bộ đề thi cuối kì 2 Lịch sử 11 CTST: Đề tham khảo số 2 bộ sách mới Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ THI CUỐI KÌ 2 LỊCH SỬ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO ĐỀ 2

    A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

    Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Những quốc gia nào dưới đây tiếp giáp với Biển Đông?

  • A. Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a.
  • B. Việt Nam, Trung Quốc, Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a.
  • C. Việt Nam, Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma.
  • D. Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, Mi-an-ma.

Câu 2. Eo biển ở Biển Đông có vai trò quan trọng với nhiều quốc gia và nền kinh tế thế giới là:

  • A. Ma-lắc-ca.
  • B. Ca-li-man-tan.
  • C. Ba-si.
  • D. Ga-xpa.

Câu 3. Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 được viết tắt là:

  • A. DOC.
  • B. UNCLOS.
  • C. ITLOS.
  • D. COC.

Câu 4. Những công trình địa lí và lịch sử nào dưới đây của Việt Nam đã thể hiện quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam?

  • A. Đại Nam thống nhất toàn đồ, Hoàng Việt Dư địa chí, Đại Nam thực lục.
  • B. Hoàng Lê nhất thống chí, Giáp Ngọ niên bình Nam đồ, Đại Việt sử ký toàn thư.
  • C. An Nam đại quốc họa đồ, Đại Nam thực lục, Lịch triều hiến chương loại chí.
  • D. Phủ biên tạp lục, Hoàng Lê nhất thống chí, An Nam đại quốc họa đồ.

Câu 5. Nội dung nào dưới đây không đúng về quần đảo Trường Sa?

  • A. Nằm ở phía đông nam của bờ biển Việt Nam.
  • B. Đảo gần đất liền nhất là đảo Song Tử Tây, đảo cao nhất so với mực nước biển là đảo Trường Sa.
  • C. Được chia làm 8 cụm: Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm, Bình Nguyên.
  • D. Gồm hơn 100 đảo, đá, bãi ngầm, bãi san hô, nằm trong vùng biển rộng gấp nhiều lần so với quần đảo Hoàng Sa.

Câu 6. Việt Nam đã thực hiện việc xác lập chủ quyền và quản lý đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa vào thời gian nào sau đây?

  • A. Thế kỉ XV.
  • B. Thế kỉ XVI.
  • C. Thế kỉ XVII.
  • D. Thế kỉ XIX.

Câu 7. Điền vào dấu ba chấm “…” trong đoạn tư liệu sau:

“Bước vào thế kỉ XXI, cùng với sự dịch chuyển của trung tâm kinh tế và chính trị thế giới sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương,……….(1) ………. càng có tầm quan trọng và ……….(2) ………. trọng yếu”.

  • A. (1). biển, đảo; (2). tầm quan trọng chiến lược.
  • B. (1). Biển Đông; (2). vị thế địa chiến lược trọng yếu.
  • C. (1). phát triển kinh tế biển; (2). vai trò.
  • D. (1). Biển; (2). tầm quan trọng.

Câu 8. Hiện nay, đài tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma được đặt ở tỉnh nào?

  • A. Kiên Giang.
  • B. Nha Trang.
  • C. Khánh Hòa.
  • D. Đà Nẵng.

Câu 9. Chính quyền thực dân Pháp đã có hoạt động nào để bảo vệ quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam?

  • A. Chiến đấu bảo vệ quần đảo Hoàng Sa trước cuộc tấn công của Trung Quốc năm 1974.
  • B. Xây dựng cột hải đăng năm 1937.
  • C. Cử quân đội đồn trú và yêu cầu quân đội nước ngoài rút khỏi các đảo đã chiếm đóng trái phép trong những năm 1946 – 1947.
  • D. Thực hiện khảo sát học vào năm 1925 và năm 1927.

Câu 10. Quần đảo Hoàng Savà quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam có vị trí như thế nào trên Biển Đông?

  • A. Phía bắc của Biển Đông, có vị trí giao thông hành hải quan trọng.
  • B. Trung tâm của Biển Đông, có vị trí chiến lược quan trọng.
  • C. Phía nam của Biển Đông, có vị trí an ninh – quốc phòng quan trọng.
  • D. Phía đông nam của Biển Đông, có vị trí tiền tiêu của Việt Nam.

Câu 11. Dưới thời chúa Nguyễn, Vương triều Tây Sơn, tổ chức nào dưới đây có nhiệm vụ tuần tiễu giữ gìn vùng biển, ứng chiến với nạn cướp biển và những xâm phạm tại quần đảo Hoàng Sa,…?

  • A. Đội Hoàng Sa, Bắc Hải.
  • B. Đội Trường Sa.
  • C. Hải quân Nhân dân Việt Nam.
  • D. Cảnh sát biển Việt Nam.

Câu 12. Nguồn năng lượng đặc biệt, thay thế dầu khí trong tương lai ở khu vực biển của quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là:

  • A. Phốt phát.
  • B. Khí đốt.
  • C. Băng cháy.
  • D. Vỏ sò.

Câu 13. Biển Đông là khu vực có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú với trữ lượng lớn, đặc biệt là:

  • A. Thiếc.
  • B. Chì.
  • C. Kẽm.
  • D. Dầu khí.

Câu 14. Trong những năm 1945 - 1975, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được đặt dưới sự quản lý của chính quyền:

  • A. Việt Nam Cộng hòa.
  • B. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
  • C. Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.
  • D. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Câu 15. Hằng năm, Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa nhằm tri ân, tưởng niệm những người lính của Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải được tổ chức ở tỉnh nào?

  • A. Quảng Ngãi.
  • B. Khánh Hòa.
  • C. Đà Nẵng.
  • D. Quảng Ninh.

Câu 16. Điều kiện nào khiến cho quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là không gian hoạt động kinh tế có tầm chiến lược trên Biển Đông?

  • A. Có hàng nghìn đảo lớn nhỏ, bãi ngầm, đảo san hô.
  • B. Có một số đảo rất gần với lục địa của Việt Nam.
  • C. Có ngư dân thuộc nhiều nước đến sinh sống.
  • D. Nguồn tài nguyên sinh vật, khoáng sản, du lịch đa dạng.

Câu 17. Nội dung nào dưới đây không đúng về Biển Đông?

  • A. Việt Nam giáp với Biển Đông ở hai phía (đông, nam)
  • B. Hệ thống các đảo, quần đảo của Việt Nam trên Biển Đông hợp thành tuyến phòng thủ bảo vệ vùng trời, vùng biển và đất liền.
  • C. Biển Đông là tuyến phòng thủ phía đông của Việt Nam.
  • D. Biển Đông đóng vai trò quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử, hiện tại và tương lai.

Câu 18. Nhằm bảo vệ và thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông, hình thức đấu tranh nào sau đây không được Nhà nước Việt Nam áp dụng?

  • A. Chủ động tấn công vũ trang.
  • B. Vũ trang tự vệ.
  • C. Đàm phán ngoại giao.
  • D. Hỗ trợ ngư dân bám biển.

Câu 19. Một trong những cảng biển nằm gần eo biển Ma-lắc-ca, sầm uất và hiện đại nhất ở Biển Đông là:

  • A. Cảng Đà Nẵng.
  • B. Cảng Xin-ga-po.
  • C. Cảng Ku-an-tan.
  • D. Cảng Bu-san.

Câu 20. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đảo nào sau đây được mệnh danh là “Địa ngục trần gian”?

  • A. Đảo Lý Sơn.
  • B. Đảo Phú Quốc.
  • C. Côn Đảo.
  • D. Đảo Cát Bà.

Câu 21. Việc tổ chức các đơn vị hành chính tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Triều Nguyễn và chính quyền thực dân Pháp có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc đấu tranh bảo vệ, thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông?

  • A. Khẳng định xác lập chủ quyền và quản lí liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
  • B. Tổ chức khai thác kinh tế tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
  • C. Xây dựng cơ sở hạ tầng tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
  • D. Xây dựng lực lượng vũ trang bảo vệ ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Câu 22. Đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, rất gần với lục địa Việt Nam là:

  • A. Tri Tôn.
  • B. Song Tử Tây.
  • C. Ba Bình.
  • D. Phú Lâm.

Câu 23. Nội dung nào dưới đây không đúng về tác động vị trí địa lí đối với việc hình thành các đặc điểm tự nhiên của khu vực Biển Đông?

  • A. Biển Đông có cấu trúc địa lí như đảo san hô, bãi cạn, bãi ngầm,…
  • B. Khí hậu mang tính chất nhiệt đới với nhiệt độ, lượng mưa không thay đổi.
  • C. Là khu vực hình và hoạt động của nhiều áp thấp nhiệt đới, bão, sóng thần.
  • D. Có sự đa dạng sinh học điển hình trên thế giới về cấu trúc thành phần loài động thực vật, hệ sinh thái và nguồn gen.

Câu 24. Biển Đông là cửa ngõ giao thương quốc tế của nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp giáp, giữ vai trò là:

  • A. Địa bàn chiến lược quan trọng.
  • B. Nơi trao đổi buôn bán hàng hóa.
  • C. Nơi giao thoa các nền văn hóa.
  • D. Địa bàn khai thác khoáng sản.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm)

  • a. Trình bày quá trình Việt Nam xác lập chủ quyền và quản lý đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa trước năm 1884.
  • b. Trong Đại nội của Kinh thành Huế có bộ Cửu Đỉnh được đúc trong hai năm (1835 – 1837) dưới thời vua Minh Mạng. Triều Nguyễn đã cho khắc 3 vùng biển của Việt Nam lên 3 đỉnh đồng cao, to và quan trọng nhất. Trong đó, trên Cao Đỉnh (đặt ở giữa) có hình Biển Đông (Đông Hải) được chạm nổi, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Hình ảnh Biển Đông trên Cửu đỉnh gợi cho em suy nghĩ gì?

Câu 2 (1,0 điểm). Viết đoạn văn ngắn giới thiệu về một trong hai quần đảo Hoàng Sa hoặc Trường Sa.

Hướng dẫn trả lời:

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 6,0 điểm

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.  

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6Câu 7Câu 8
BABABCBC

 

Câu 9Câu 10Câu 11Câu 12Câu 13Câu 14Câu 15Câu 16
CBACDAAD

 

Câu 17Câu 18Câu 19Câu 20Câu 21Câu 22Câu 23Câu 24
AABCAABA

B. PHẦN TỰ LUẬN: 4,0 điểm

Câu 1:

Quá trình Việt Nam xác lập chủ quyền và quản lý đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa trước năm 1884:

* Nhiều tập bản đồ của:

- Các triều đại quân chủ Việt Nam như: Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư (1686), Giáp Ngọ niên bình Nam đồ (1774), Đại Nam nhất thống toàn đồ (1838).

- Người phương Tây như: bộ Át lát thế giới (1827), An Nam đại quốc họa đồ (1838),... 

=> Đã thể hiện quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam.

- Nhiều tài liệu sử học và địa lí của Việt Nam như: Phủ biên tạp lục (1776), Đại Nam thực lục tiền biên và chính biên (1844 - 1848), Đại Nam nhất thống chí (1865 - 1875), Châu bản nhà Nguyễn (1802 - 1945), Lịch triều hiến chương loại chí (Phan Huy Chú), Phương đình Dư địa chí (Nguyễn Siêu),... đã ghi chép tường tận về cương vực lãnh thổ, những hoạt động thực thi, bảo vệ chủ quyền của các chính quyền chúa Nguyễn, vua Lê - chúa Trịnh, Triều Tây Sơn và Triều Nguyễn ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. 

* Hoạt động xác lập, thực thi chủ quyền, quản lý mang tính nhà nước đối với hai quần đảo (thế kỉ XVII - cuối thế kỉ XIX):

- Thời các chúa Nguyễn và Triều Tây Sơn: thành lập và hoạt động của các đội Hoàng Sa và Bắc Hải tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. 

- Thời Nguyễn: 

+ Vua Gia Long: tổ chức đội thuỷ quân chuyên trách thực thi chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. 

+ Vua Minh Mạng: cho vẽ bản đồ khu vực quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, cắm mốc chủ quyền, dựng miếu, trồng cây ở một số đảo, tổ chức cứu nạn, đảm bảo an toàn cho tàu thuyền qua lại khu vực Biển Đông. 

+ Biển Đông (bao gồm hai quần đảo Trường Sa và (Hoàng Sa) đã được chạm nổi trên Cửu đỉnh bằng đồng từ đầu thế kỉ XIX cho thấy từ thời các vua Nguyễn, vấn đề về chủ quyền biển đảo đã được đề cao, khẳng định chủ quyền quốc gia thiêng liêng của Tổ quốc. 

Câu 2:

HS viết đoạn văn ngắn giới thiệu về một trong hai quần đảo Hoàng Sa hoặc Trường Sa theo các nội dung chính sau:

- Vị trí địa lí. - Vị trí địa lí.

- Tỉnh/thành phố trực thuộc. - Tỉnh/thành phố trực thuộc.

- Một số đảo thuộc quần đảo. - Một số đảo thuộc quần đảo.

- Tầm quan trọng đối với an ninh quốc gia.  - Tầm quan trọng đối với an ninh quốc gia.

Tham khảo bài viết sau:

*  Quần đảo Hoàng Sa

Quần đảo Hoàng Sa gồm trên 30 đảo, đá, cồn san hô và bãi cạn, nằm ở khu vực biển giữa vĩ độ 15045’00”N - 170 15’00” và kinh độ 111000’00”E - 113000’00”E trên vùng biển có diện tích 30.000 km2, cách đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) khoảng 120 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 140 hải lý. Diện tích toàn bộ phần đất nổi của quần đảo khoảng 8km2. Quần đảo Hoàng Sa chia thành hai nhóm An Vĩnh (còn gọi là nhóm Đông - Bắc) và Trăng Khuyết (còn gọi là nhóm Tây).

Quần đảo Hoàng Sa tuy chỉ gồm một số đảo nhỏ giữa Biển Đông, có một thời không được các nước trong khu vực chú ý, không có cư dân sinh sống thường xuyên, chỉ có người Việt Nam ra khai thác theo mùa các tài nguyên như phân chim, tổ yến, san hô, đánh cá trong hàng thế kỷ. Nhưng cùng với sự tiến bộ của khoa học và kỹ thuật, sự xuất hiện các khái niệm về chủ quyền, lãnh hải, sự ra đời của luật biển, khả năng khai thác tài nguyên biển, nhất là dầu khí… thì các quốc gia có tiềm lực và tầm nhìn xa bắt đầu nhòm ngó quần đảo này như một cơ sở khí tượng thủy văn; quan trọng hơn là một cơ sở hậu cần và là căn cứ quân sự chiến lược có khả năng khống chế Biển Đông, đường giao thông trên biển và cả trên không trong khu vực, một cơ sở pháp luật để bành trướng chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải trên phần lớn Biển Đông nhằm khai thác các tài nguyên biển, nhất là dầu lửa và khí đốt.

* Quần đảo Trường Sa

Quần đảo Trường Sa nằm giữa Biển Đông về phía Đông Nam nước ta, phía Bắc là quần đảo Hoàng Sa, phía Đông giáp biển Philippin, phía Nam giáp biển Malaixia, Brunây và Inđônêxia. Từ trung tâm quần đảo Trường Sa đến biển của Malaysia khoảng 250 hải lý, đến biển của Philippin khoảng 201 hải lý, đến biển của Brunây khoảng 320 hải lý, đến đảo Nam Hải khoảng 585 hải lý và đến đảo Đài Loan khoảng 810 hải lý; cách Cam Ranh khoảng 243 hải lý, cách Vũng Tàu 440 hải lý. Quần đảo Trường Sa gồm trên 100 hòn đảo nhỏ và bãi san hô với diện tích vùng biển rộng khoảng 410.000 km2 nằm ở giữa vĩ độ 6030’ đến 120 Bắc và kinh độ 111030’ đến 117020’ Đông. Diện tích toàn bộ phần đất nổi của quần đảo khoảng 3km2, được chia làm 8 cụm (Song Tử, Loại Ta, Thị Tứ, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm, Bình Nguyên), đảo cao nhất là Song Tử Tây (khoảng 4 - 6m), đảo lớn nhất là đảo Ba Bình (0,44 km2), sau đó là đảo Nam Yết (0,06 km2). Khoảng cách giữa các đảo cũng khác nhau, gần nhất từ đảo Song Tử Đông đến Song Tử Tây khoảng 1,5 hải lý, xa nhất Song Tử Tây (phía Bắc) đến An Bang (phía Nam) khoảng 280 hải lý.

Sự liên kết giữa các đảo, cụm đảo, tuyến đảo của quần đảo Trường Sa tạo thành lá chắn quan trọng phía trước vùng biển và dải bờ biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ, bảo vệ sườn phía Đông của đất nước, tạo thành một hệ thống cứ điểm tiền tiêu để ngăn chặn và đẩy lùi các hoạt động lấn chiếm của tàu thuyền nước ngoài. Vì thế từ lâu quần đảo Trường Sa luôn được các nhà quân sự, khoa học, chính trị đánh giá cao. Sau khi xâm lược nước ta và đánh giá cao vị trí chiến lược của quần đảo Trường Sa, người Pháp đã tổ chức khảo sát, đo đạc, biên vẽ bản đồ vùng Biển Đông trong đó có quần đảo Trường Sa. Trước khi tiến hành chiến tranh ở Thái Bình Dương, Nhật Bản đã chiếm quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa làm bàn đạp đánh chiếm Đông Dương, Xingapo, Inđônêxia. Sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954, Mỹ can thiệp, đưa quân vào miền Nam Việt Nam đã ủng hộ và tạo điều kiện cho chính quyền ngụy Sài Gòn đóng giữ đảo Trường Sa, ép chính phủ Philippin cho Mỹ lập căn cứ hải quân và không quân trên lãnh thổ Philippin để khống chế lực lượng quân sự của các nước trong khu vực và đường hàng hải quốc tế qua Biển Đông. Bàn về Biển Đông, nhiều nhà quân sự thế giới cho rằng ai làm chủ Trường Sa sẽ làm chủ Biển Đông.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo, trọn bộ đề thi Lịch sử 11 chân trời, đề thi cuối kì 2 Lịch sử 11 CTST: Đề

Bình luận

Giải bài tập những môn khác