Đề thi cuối kì 1 Lịch sử 11 CTST: Đề tham khảo số 5

Trọn bộ đề thi cuối kì 1 Lịch sử 11 CTST: Đề tham khảo số 5 bộ sách mới Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 LỊCH SỬ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO ĐỀ 5

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

    Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:

Câu 1 (0,25 điểm). Quốc gia nào ở Đông Nam Á trở thành vùng đệm giữa hai thế lực thực dân Anh và Pháp?

  • A. Xin – ga – po.  
  • B. In – đô – nê – xi – a. 
  • C. Ma – lai – xi – a.  
  • D. Xiêm.    

Câu 2 (0,25 điểm). Điểm khác biệt về thực hiện chủ trương phát triển đất nước giữa Xiêm và Việt Nam cuối thế kỉ XIX là:

  • A. Các sĩ phu tân học là người đề xướng cải cách.  
  • B. Các đề xướng cải cách không xuất phát từ các ông vua. 
  • C. Đóng cửa, bế quan tỏa cảng với các phương Tây. 
  • D. Tiến hành cải cách theo khuôn mẫu các nước phương Tây.  

Câu 3 (0,25 điểm). Từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920 là thời kỳ:

  • A. khởi đầu cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam Á hải đảo.  
  • B. khởi đầu cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam Á lục địa.  
  • C. khởi đầu cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của các nước Đông Nam Á.
  • D. chuyển tiếp từ đấu tranh tự vệ sang đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á.  

Câu 4 (0,25 điểm). Câu nói của Nguyễn Trung Trực “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” thể hiện điều gì? 

  • A. Ý chí độc lập, tự chủ của dân tộc Việt Nam. 
  • B. Quyết tâm đánh Pháp của nhân dân Việt Nam. 
  • C. Lòng căm thù giặc sâu sắc của nhân dân Việt Nam. 
  • D. Tinh thần đoàn kết chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam. 

Câu 5 (0,25 điểm). Tại sao trong cùng một khoảng thời gian thuận lợi nhưng chỉ có ba nước In – đô – nê – xi – a, Việt Nam, Lào giành được chính quyền?

  • A. Do quân Đồng minh vẫn chưa vào giải giáp ở ba nước này.   
  • B. Do quân Nhật và lực lượng quân Nhật ở ba nước này đã rệu rã.   
  • C. Do ý chí quyết tâm cao của nhân dân ba nước.   
  • D. Do ba nước đã có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt.

Câu 6 (0,25 điểm). Điểm khác biệt giữa các cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán (năm 938) với các cuộc đấu tranh khác thời Bắc thuộc là gì?

  • A. Lần đầu tiên khôi phục nền độc lập tự chủ cho dân tộc.
  • B. Lần đầu tiên thành lập nhà nước độc lập cho dân tộc.    
  • C. Buộc chính quyền phương Bắc công nhận quyền tự chủ. 
  • D. Mở ra kỉ nguyên độc lập tự chủ lâu dài cho dân tộc ta. 

Câu 7 (0,25 điểm). Cao Bá Quát đã từng viết: 

“ Công lao đây khoảng trời Nam, sử xanh ghi chép

Uy linh khắp miền Đông hải, sóng cả yên lặng”.

Đoạn thơ trên là lời ca ngợi của Cao Bá Quát về người anh hùng nào?

  • A. Trần Quốc Tuấn.
  • B. Lý Thường Kiệt. 
  • C. Yết kiêu.
  • D. Phùng Hưng. 

Câu 8 (0,25 điểm). Tại sao ở cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, Xiêm được coi là nước đệm giữa hai thế lực đế quốc Anh và Pháp?

  • A. Xiêm có biên giới giáp thuộc địa Mã Lai và Miến Điện của Anh. 
  • B. Anh và Pháp thỏa thuận không biến Xiêm thành thuộc địa riêng. 
  • C. Xiêm có biên giới giáp thuộc địa Đông Dương của Pháp. 
  • D. Xiêm có vị trí nằm giữa khu vực thuộc địa Anh và pháp ở Đông Nam Á.  

Câu 9 (0,25 điểm). Cuộc khởi nghĩa nào làm cho Thái thú Tô Định thất bại phải bỏ chạy về nước?

  • A. Khởi nghĩa Bà Triệu. 
  • B. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.  
  • C. Khởi nghĩa Lý Bí. 
  • D. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.  

Câu 10 (0,25 điểm). Một trong các nguyên nhân chủ quan nào cơ bản nhất khiến Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của thực dân phương Tây?

  • A. Chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á suy yếu, xã hội khủng hoảng.
  • B. Đông Nam Á giàu tài nguyên, có nguồn hương liệu và hàng hóa phong phú.
  • C. Đông Nam Á có hệ thống đường biển dài nối liền các châu lục.
  • D. Đông Nam Á có nhân công rẻ mạt và thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Câu 11 (0,25 điểm). Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thất bại của các cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Việt Nam, Lào và Cam – pu – chia vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là:

  • A. các cuộc khởi nghĩa nổ ra lẻ tẻ và rời rạc.  
  • B. các cuộc khởi nghĩa chưa có sự chuẩn bị chu đáo. 
  • C. chưa có đường lối và giai cấp lãnh đạo đúng đắn.  
  • D. thực dân Pháp có tiềm lực mạnh về quân sự.  

Câu 12 (0,25 điểm). Trong các nội dung dưới đây, nội dung nào gắn với công lao của Ngô Quyền?

  • A. Giành quyền tự chủ cho dân tộc.
  • B. Củng cố nền tự chủ của dân tộc. 
  • C. Bảo vệ nền tự chủ của dân tộc. 
  • D. Chấm dứt thời kì Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc. 

Câu 13 (0,25 điểm). Nội dung cải cách của Hồ Quý Ly trên lĩnh vực kinh tế:

  • A. chia lại ruộng đất cho tất cả mọi người từ 18 tuổi trở lên. 
  • B. phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng, ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.  
  • C. quy định lại biểu thuế đinh tất cả những người có ruộng và không có ruộng đều phải nộp. 
  • D. quy định lại việc sở hữu ruộng đất của toàn dân, mỗi người chỉ được sở hữu không quá 10 mẫu, kể cả Đại vương và Trưởng công chúa.

Câu 14 (0,25 điểm). Ý nào sau đây không phản ánh được sự khủng hoảng, suy vong của nhà Trần vào cuối thế kỉ XIV?

  • A. Kinh tế suy sup, mất màu, đói kèm liên miên. 
  • B. Vua quan ăn chơi sa đọa, không quan tâm đến đời sống nhân dân.
  • C. Nhà Minh chuẩn bị đem quân xâm lược Đại Việt.
  • D. Các cuộc khởi nghĩa của nông dân, nô tì nổ ra ở khắp nơi.  

Câu 15 (0,25 điểm). Sử cũ viết “Người Xiêm sau trận thua năm Giáp Thìn (đầu năm 1785), ngoài miệng tuy nói khoác nhưng trong bụng thì sợ quân Tây Sơn như sợ cọp”, chứng tỏ điều gì?

  • A. Những tên lính Xiêm chạy thoát khi nhắc đến quân Tây Sơn thì vô cùng sợ hãi.
  • B. Cách đánh giặc tài tình của quân Tây Sơn.
  • C. Khẳng định uy tín và sức mạnh của phong trào Tây Sơn.
  • D. Quân Xiêm không dám sang xâm lược nước ta.  

Câu 16 (0,25 điểm). Trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi có viết:

“Khi Lam Sơn lương hết mấy tuần

Khi Khôi Huyện quân không một đội”

Hai câu trên nói về khó khăn của nghĩa quân Lam Sơn vào thời gian nào?

  • A. Năm 1418.  
  • B. Cuối năm 1421.
  • C. Năm 1423.
  • D. Năm 1424.  

Câu 17 (0,25 điểm). Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?

  • A. Tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm đánh giặc của nhân dân.    
  • B. Tinh thần đoàn kết quân dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.   
  • C. Có một bộ chỉ huy tài giỏi với đường lối chính trị quân sự đúng đắn, sáng tạo.  
  • D. Nhà minh đang bước vào thời kì khủng hoảng, suy yếu 

Câu 18 (0,25 điểm). Vì sao quân minh lại chấp nhận đề nghị tạm hòa của Lê Lợi vào năm 1423?

  • A. Lực lượng quân Minh ở Đại Việt suy yếu nghiêm trọng.
  • B. Tình hình chính trị của nhà Minh bất ổn.  
  • C. Tìm cách mua chuộc Lê Lợi. 
  • D. Quân Minh đang tập trung lực lượng đánh Chăm – pa.  

Câu 19 (0,25 điểm). Việc Lý Bí đặt tên nước là Vạn Xuân thể hiện điều gì?

  • A. Mong muốn quốc gia tồn tại lâu dài, yên vui.   
  • B. Mong muốn đất nước liên tục ở trong mùa xuân. 
  • C. Ý chí và quyết tâm bảo vệ độc lập, tự chủ.
  • D. Ý chí và quyết tâm duy trì hòa bình và ổn định. 

Câu 20 (0,25 điểm). “Chở thuyền, lật thuyền cũng là dân” là quan niệm của nhà sĩ nào về vai trò của quần chúng nhân dân?

  • A. Trần Hưng Đạo.  
  • B. Lý Thường Kiệt. 
  • C. Nguyễn Trãi.
  • D. Lê Lợi.  

Câu 21 (0,25 điểm). Lý Thường Kiệt chỉ huy quân ta chủ động tập kích vào Khâm Châu, Liêm Châu, Ung Châu (Trung Quốc) nhằm:

  • A. ngăn chặn âm mưu xâm lược của quân Tống.   
  • B. đánh vào hệ thống phòng ngự của quân Tống.  
  • C. đánh vào sự chuẩn bị của quân tống trước khi xâm lược nước ta. 
  • D. đánh bại âm mưu xâm lược của quân Tống.

Câu 22 (0,25 điểm). Trong giai đoạn đầu tái thiết đất nước, các nước Đông Nam Á thực hiện chiến lược gì?

  • A. Chiến lược xây dựng nền kinh tế phát triển hàng hóa xuất khẩu.  
  • B. Chiến lược lấy xuất khẩu làm nhiệm vụ trung tâm của phát triển kinh tế.
  • C. Chiến lược công nghiệp hóa thay thế xuất khẩu. 
  • D. Chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu. 

Câu 23 (0,25 điểm). Điểm giống nhau cơ bản giữa Duy tân Minh Trị (Nhật Bản) và cuộc cải cách của vua Ra – ma V (Xiêm)?

  • A. Đều là các cuộc cách mạng vô sản.
  • B. Đều là các cuộc cách mạng tư sản.
  • C. Đều là các cuộc cách mạng tư sản không triệt để.  
  • D. Đều là các cuộc vận động cải cách do giai cấp tư sản tiến hành.  

Câu 24 (0,25 điểm). Điểm chung trong chính sách cai trị về chính trị của các nước thực dân phương Tây ở Đông Nam Á là gì?

  • A. Vẫn duy trì các thế lực phong kiến địa phương như một công cụ để thi hành chính sách cai trị.  
  • B. Chỉ có đại diện chính quyền thực dân mới được thi hành chính sách cai trị.  
  • C. Sử dụng quân đội từ chính quốc để bảo vệ bộ máy cai trị thực dân.  
  • D. Thiết lập nền thống trị bằng hình thức giống nhau.  

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm). Hãy nêu nội dung cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ.

Câu 2 (1,0 điểm). Có ý kiến cho rằng: “Công cuộc cải cách của Xiêm chính là một trong những con đường ứng phó hiệu quả với làn sóng xâm lược của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á”. Em có đồng ý với ý kiến này không? Qua việc tìm hiểu về công cuộc cải cách ở Xiêm vào giữa thế kỉ XIX, em hãy chứng minh quan điểm của mình.

Hướng dẫn trả lời:

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 6,0 điểm

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.  

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6Câu 7Câu 8
DDCBDDAD
Câu 9Câu 10Câu 11Câu 12Câu 13Câu 14Câu 15Câu 16
BACDBCCB
Câu 17Câu 18Câu 19Câu 20Câu 21Câu 22Câu 23Câu 24
DCACACCA

B. PHẦN TỰ LUẬN: 4,0 điểm

Câu 1:

Nội dung cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ:

 - Chính trị - Hành chính:

+ Thống nhất bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương, chia nước thành các lộ và trấn, ban hành quy chế về hệ thống quan lại địa phương.  

+ Dời đô về Tây Đô (Thanh Hóa), đổi Thăng Long thành Đông Đô.  

 - Kinh tế:

+ Năm 1396, ban hành tiền giấy, thay thế tiền đồng, gọi là “thông bảo hội sao”. 

+ Năm 1397, đặt phép hạn điền, hạn chế ruộng tư, tăng nguồn thu cho nhà nước.  

+ Năm 1404, thống nhất đơn vị đo lường, cải cách thuế đình và tô ruộng, người ít ruộng nộp thuế nhẹ đi, người không có ruộng và hạn cô quả không phải nộp thuế. 

 - Quân sự:

+ Chấn chỉnh và tăng cường quân đội, các tướng lĩnh trẻ tuổi có năng lực nắm bình quyền, tăng cường quân số.  

+ Kỹ thuật quân sự được cải tiến vượt bậc: súng thần cơ, cổ lâu thuyền… 

 - Xã hội:

+ Năm 1401, ban hành phép hạn nô, chuyển một bộ phận lớn gia nô thành quan nô (nô tì nhà nước) nhưng thân phận nô tì vẫn chưa được giải phóng.  + Năm 1401, ban hành phép hạn nô, chuyển một bộ phận lớn gia nô thành quan nô (nô tì nhà nước) nhưng thân phận nô tì vẫn chưa được giải phóng.

+ Năm 1403, cho đặt Quảng tế (cơ quan coi việc y tế) để chữa bệnh cho dân. 

 - Văn hóa – giáo dục:

+ Hạn chế Phật giáo, đề cao Nho giáo thực dụng, tinh thần Pháp gia. 

+ Dùng chữ Nôm để chấn hưng văn hóa dân tộc.  

+ Sửa đổi chế độ thi cử, mở trường học ở các lộ, phủ, châu, cấp học điền cho các địa phương. Năm 1404, nhà Hồ quy định thêm kỳ thi viết chữ và làm toán.  

Câu 2:

* Em đồng ý với ý kiến cho rằng: “Công cuộc cải cách của Xiêm chính là một trong những con đường ứng phó hiệu quả với làn sóng xâm lược của thực dân ở phương Tây ở Đông Nam Á”. 

* Giải thích:

- Công cuộc cải cách khá toàn diện của Xiêm đã góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển. mở cửa cho hàng hóa xuất khẩu, đưa Vương quốc Xiêm phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa, từng bước một hội nhập với thế giới trong những thập niên tiếp theo.  

- Với những thành tựu của công cuộc cải cách, Xiêm có thực lực để thực hiện đường lối ngoại giao mềm dẻo, nhằm giữ vững nền độc lập và chủ quyền đất nước, không bị rơi vào tình trạng thuộc địa. 

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo, trọn bộ đề thi Lịch sử 11 chân trời, đề thi cuối kì 1 Lịch sử 11 CTST: Đề

Bình luận

Giải bài tập những môn khác