Đề thi cuối kì 1 Lịch sử 11 CTST: Đề tham khảo số 2

Trọn bộ đề thi cuối kì 1 Lịch sử 11 CTST: Đề tham khảo số 2 bộ sách mới Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 LỊCH SỬ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO ĐỀ 2

    A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

    Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Đến thế kỉ XIX, In-đô-nê-xi-a trở thành thuộc địa của:

  • A. Hà Lan.
  • B. Tây Ban Nha.
  • C. Mỹ
  • D. Anh

Câu 2. Trận đánh nào buộc quân Minh phải đầu hàng và rút quân về nước trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

  • A. Bồ Ải – Trà Lân.
  • B. Tân Bình – Thuận Hóa.
  • C. Tốt Động – Chúc Động.
  • D. Chi Lăng – Xương Giang.

Câu 3. Ý nào sau đây không phải là nội dung cải cách về văn hóa – giáo dục của Hồ Quý Ly và nhà Hồ?

  • A. Dùng chữ Nôm để chấn hưng nền văn hóa dân tộc.
  • B. Sửa đổi chế độ thi cử, đặt kì thi Hương ở địa phương và thi Hội ở kinh thành.
  • C. Hạn chế Phật giáo, Đạo giáo, đề cao Nho giáo.
  • D. Trùng tu và mở rộng Quốc Tử Giám, Nhà Thái học.

Câu 4. Lời nhắc nhở của vua Lê Thái Tổ: “Lo giữ nước ngay từ lúc nước chưa nguy” có ý nghĩa gì?

  • A. Phương hướng chiến lược giữ nước lâu bền là bảo vệ đất nước ngay cả khi hưng thịnh.
  • B. Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc cần được tiến hành vì mục đích toàn vẹn lãnh thổ.
  • C. Cần phát triển, xây dựng kho tàng nghệ thuật quân sự chống xâm lược.
  • D. Những cuộc xâm lược liên tiếp từ phương Bắc và các cuộc chiến tranh với các cường thế giới sau này đã chứng minh tầm quan trọng về vị trí địa chiến lược của Việt Nam.

Câu 5. Nội dung cải cách của Hồ Quý Ly trên lĩnh vực kinh tế là:

  • A. Đặt phép hạn điền, hạn chế sở hữu ruộng đất tư.
  • B. Thể lệ khóa định được quy định theo hạng.
  • C. Quy định lại chính sách thuế với thuyền buôn nước ngoài đến buôn bán.
  • D. Đo đạc lại ruộng đất, lập sổ địa bạ để quản lý.

Câu 6. Trận đánh lớn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ năm 1258 là:

  • A. Tây Kết, Hàm Tử (Hưng Yên), Chương Dương (Hà Nội).
  • B. Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc), Đông Bộ Đầu (Hà Nội).
  • C. Rạch Gầm – Xoài Mút (Tiền Giang).
  • D. Phòng tuyến sông Như Nguyệt (Bắc Ninh).

Câu 7. Một trong những phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp tiêu biểu ở Cam-pu-chia là:

  • A. Cuộc khởi nghĩa của Pu-côm-bô.
  • B. Cuộc khởi nghĩa của Đa-ga-hô,
  • C. Cuộc khởi nghĩa của La-pu-la-pu.
  • D. Cuộc khởi nghĩa của Hô-xê Ri-dan.

Câu 8. Ý nào không phải là một trong những chính sách cải cách về kinh tế của vua Mông-kút và vua Chu-la-long-con?

  • A. Giảm thuế nông nghiệp, xóa bỏ chế độ lao dịch.
  • B. Khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh.
  • C. Xây dựng nhà máy, mở hiệu buôn bán, ngân hàng.
  • D. Nghiêm cấm tư bản nước ngoài được phép đầu tư kinh doanh.

Câu 9. Vì sao diện mạo các nước Đông Nam Á cũng có những biến đổi mang tính tích cực?

  • A. Thực dân phương Tây vẫn duy trì các thế lực phong kiến địa phương để thi hành chính sách cai trị chính trị.
  • B. Các nước thực dân phương Tây đã phát triển hệ thống giao thông vận tải, cầu cảng nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
  • C. Quân đội được trang bị và huấn luyện theo kiểu phương Tây.
  • D. Mở các trường học theo mô hình phương Tây.

Câu 10. Cuộc khởi nghĩa của nông dân duy nhất trong thời kì phong kiến Việt Nam đã đánh bại cả kẻ thù trong nước và ngoài nước là:

  • A. Khởi nghĩa Tây Sơn.
  • B. Khởi nghĩa Lam Sơn.
  • C. Khởi nghĩa Phùng Hưng.
  • C. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.

Câu 11. Ngày 27 tháng 6 năm 2011, Thành nhà Hồ (Thanh Hóa) được công nhận là:

  • A. Di tích quốc gia đặc biệt.
  • B. Di sản văn hóa vật thể.
  • C. Di tích quốc gia.
  • D. Di sản văn hóa thế giới.

Câu 12. Hiện nay, tổ chức ASEAN có bao nhiêu nước thành viên?

  • A. 5
  • B. 7
  • C. 9
  • D. 11

Câu 13. Việc những người phụ nữ như Hai Bà Trưng, Bà Triệu lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa lớn nhằm giành độc lập, tự chủ cho thấy:

  • A. Vai trò, vị trí quan trọng và nổi bật của phụ nữ trong xã hội đương thời.
  • B. Vai trò quyết định của phụ nữ trong đời sống chính trị đương thời.
  • C. Sự áp đảo và thắng lợi của chế độ mẫu quyền trước chế độ phụ quyền.
  • D. Vai trò nổi bật của phụ nữ trong lĩnh vực quân sự - quốc phòng.

Câu 14. Bài học có thể rút ra từ cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ là:

  • A. Sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo nhân tài phải gắn liền với thực tiễn cuộc sống, học phải đi đôi với hành, lí luận phải gắn liền với thực tiễn.
  • B. Đoàn kết là sức mạnh giúp nhân dân Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
  • C. Dũng cảm và mưu trí là yếu tố tất yếu để thực hiện mọi cuộc cải cách.
  • D. Vận động, tập hợp lực lượng cần được thực hiện qua khẩu hiệu cụ thể.

Câu 15. Từ năm 1868, Xiêm đã tiến hành hàng loạt cải cách quan trọng dưới thời vua nào?

  • A. Ra-ma IV
  • B. Ra-ma II
  • C. Ra-ma V
  • D. Ra-ma I

Câu 16. Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và nhà Hồ chưa triệt để và kết quả trong thực tế còn hạn chế vì:

  • A. Chế độ thuế khóa nặng nề tạo ra mâu thuẫn lớn giữa triều đình và nhân dân.
  • B. Tất cả những người có ruộng và không có ruộng đều phải nộp thuế.
  • C. Áp dụng pháp luật để cưỡng chế thực hiện các mục tiêu cải cách gây mất lòng dân.
  • D. Hạn chế thế lực của quý tộc Trần.

Câu 17. Kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Thanh năm 1789 là:

  • A. Quân địch đại bại, chen chúc rút lui, hàng vạn quân, tướng chết trận.
  • B. Ô Mã Nhi bị bắt sống, toàn bộ thủy binh giặc bị giết.
  • C. Quân địch phải trả lại đất Quảng Nguyên (Cao Bằng), nối lại bang giao hai nước.
  • D. Tướng Hầu Nhân Bảo tử trận, quân địch rút chạy. Nền độc lập của Đại Cồ Việt được giữ vững.

Câu 18. Nội dung nào không đúng khi nói về đặc điểm của các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giai đoạn 1920 – 1945?

  • A. Từ năm 1930, nhiều Đảng cộng sản được thành lập.
  • B. Tiếp tục cuộc đấu tranh chống chính sách cai trị, bóc lột thuộc địa với hình thức cải cách ôn hòa và bạo động vũ trang.
  • C. Đàm phán hòa bình với các nước thực dân.
  • D. Khi quân Phiệt mở rộng chiến tranh, lần lượt chiếm đóng các nước Đông Nam Á, cuộc đấu tranh chuyển sang chống xâm lược và cai trị của quân phiệt Nhật.

Câu 19. Nghệ thuật quân sự được sử dụng trong cuộc kháng chiến chống quân Xiêm (1784 – 1785) là:

  • A. Thực hiện kế hoạch “thanh dã”, tạo thế trận chiến tranh nhân dân.
  • B. Nghệ thuật tạo thời cơ, chuẩn bị lực lượng, chọn địa hình, đánh vận động, đánh trận quyết chiến chiến lược kết thúc chiến tranh.
  • C. Tận dụng yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Chọn địa điểm tập kết quân thủy, bộ tạo phòng tuyến ngăn chặn giặc, làm bàn đạp tiến công.
  • D. Chủ động tấn công phá sự chuẩn bị của quân địch.

Câu 20. Lãnh đạo phong trào yêu nước ở Mi-an-ma là:

  • A. Tộc trưởng cộng đồng dân tộc ít người.
  • B. Tầng lớp trí thức tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản ở châu Âu.
  • C. Hoàng tử và hoàng thân vương quốc.
  • D. Các vị cao tăng và trí thức.

Câu 21. Điểm chung trong chính sách cai trị của các nước thực dân phương Tây ở Đông Nam Á là gì?

  • A. Tiến hành kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh”.
  • B. Thực hiện chính sách nô dịch và đồng hóa.
  • C. Sử dụng quân đội từ chính quốc để bảo vệ bộ máy cai trị thực dân.
  • D. Mở các trường học theo mô hình của phương Tây.

Câu 22. Ý nào không phản ánh chính xác nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử?

  • A. Các cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam đều là các cuộc chiến tranh chính nghĩa nhằm bảo vệ độc lập của dân tộc.
  • B. Nhân dân Việt Nam có lòng yêu nước nồng nàn và đoàn kết.
  • C. Do quân giặc chủ động rút quân về nước.
  • D. Kế sách đánh giặc của quân và dân Việt Nam đúng đắn, linh hoạt, nghệ thuật quân sự độc đáo, sáng tác.

Câu 23. Tại sao cùng đứng trước nguy cơ xâm lược của thực dân phương Tây nhưng Việt Nam mất độc lập còn Xiêm lại giữ được độc lập?

  • A. Triều đình Xiêm đã tiến hành cải cách theo hướng hiện đại hóa trên nhiều lĩnh vực, tận dụng là vị trí vùng đệm giữa hai thế lực thực dân Anh và Pháp.
  • B. Việt Nam bước vào thời khủng hoảng, suy yếu của chế độ phong kiến về chính trị, kinh tế, xã hội.
  • C. Xiêm là khu vực có tài nguyên nghèo nàn, nguồn hương liệu và hàng hóa không phong phú.
  • D. Triều đình Nguyễn ở Việt Nam đã thực hiện cải cách theo mô hình phương Tây, không phù hợp với bối cảnh lịch sử.

Câu 24. Điền vào dấu ba chấm “…”  trong đoạn tư liệu dưới đây:

Vị thế của người anh hùng………………….không chỉ ở chỗ là người khởi xướng và lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa chống chế độ đô hộ nhà Đường mà còn ở chỗ là người mở đầu cho xu thế Việt trong lãnh đạo đất nước, là một vị “vua cha mẹ”.

(Theo Trương Hữu Quỳnh, Bảo tồn, tôn tạo và xây dựng Khu di tích lịch sử

 - văn hóa Đường Lâm, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2005)

  • A. Lý Bí
  • B. Phùng Hưng
  • C. Mai Thúc Loan
  • D. Lê Hoàn

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm)

  • a. Trình bày diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.
  • b. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã để lại những bài học quý nào về tư tưởng và nghệ thuật chống ngoại xâm?

Câu 2 (1,0 điểm). Viết đoạn văn ngắn giới thiệu hiểu biết của em về Thành nhà Hồ.

Hướng dẫn trả lời:

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 6,0 điểm

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.  

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6Câu 7Câu 8
ADDAABAD
Câu 9Câu 10Câu 11Câu 12Câu 13Câu 14Câu 15Câu 16
BADDAACC
Câu 17Câu 18Câu 19Câu 20Câu 21Câu 22Câu 23Câu 24
ACCDBCAB

B. PHẦN TỰ LUẬN: 4,0 điểm

Câu 1:

a. Nội dung cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ:

- Chính trị - Hành chính:

+ Thống nhất bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương, chia nước thành các lộ và trấn. Dời đô về Tây Đô (Thanh Hóa).

- Kinh tế:

+ Ban hành tiền giấy, thay thế tiền đồng – “Thông bảo hội sao”.

+ Đặt phép hạn điền, hạn chế ruộng tư. Thống nhất đơn vị đo lường, cải cách thuế đinh và tô ruộng.

- Quân đội:

+ Các tướng lĩnh trẻ tuổi có năng lực nắm binh quyền, tăng cường quân số.

+ Kỹ thuật quân sự được cải tiến vượt bậc: súng thần cơ, cổ lâu thuyền,…

- Xã hội: ban hành phép hạn nô, chuyển một bộ phận lớn gia nô thành quan nô.

- Văn hóa, giáo dục:

+ Hạn chế Phật giáo, Đạo giáo; đề cao Nho giáo thực dụng kết hợp tinh thần Pháp gia.

+ Dùng chữ Nôm để chấn hưng văn hóa dân tộc. Sửa đổi chế độ thi cử, mở trường học ở các lộ, phủ, châu, cấp học điền cho các địa phương.

b. Hồ Quý Ly xây dựng kinh đô mới ở Thanh Hoá vì:

- Tăng cường sức mạnh quân sự, chuẩn bị đối phó với cuộc xâm lược của nhà Minh.

- Rời Thăng Long vì đó là nơi gắn với vương hầu quý tộc nhà Trần gần hai thế kỷ. Tầng lớp vương hầu quý tộc này đang là đối thủ một mất một còn của Hồ Quý 

Câu 2:

Thành nhà Hồ hay còn có các tên gọi khác là thành Tây Đô, thành Tây Kinh, thành Tây Giai, thành An Tôn, vốn là kinh đô của nước Đại Ngu (quốc hiệu nước ta dưới thời Hồ Quý Ly), trong một khoảng thời gian gần 7 năm. Tuy nhiên sau đó, nhà Hồ sụp đổ, tòa thành không còn được sử dụng với mục đích này nữa. Hiện tại di tích này đang nằm trên địa phận 2 xã Vĩnh Tiến, Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam, cách trung tâm thành phố khoảng 45 km. Tuy chỉ được xây dựng trong một khoảng thời gian ngắn ngủi 3 tháng dưới sự chỉ đạo của Hồ Quý Ly vào khoảng đầu năm 1397, dưới thời vua Thuận Tông, để phục vụ mục đích chính trị của họ Hồ, thế nhưng công trình này đã tồn tại hơn 6 thế kỷ, mà cho đến nay một số đoạn thành vẫn còn giữ nguyên kiến trúc cũ. Nhờ sở hữu kiến trúc bằng đá độc đáo cũng như quy mô lớn, sự vững chãi kiên cố theo thời gian, thành nhà Hồ đã trở thành di tích thành cổ bằng đá hiếm hoi còn sót lại ở Việt Nam, cũng như ở Đông Nam Á và trên toàn thế giới, có giá trị lịch sử và văn hóa vô cùng sâu sắc. Năm 2011 thành nhà Hồ đã vinh dự được UNESCO công nhận là di tích văn hóa thế giới, đồng thời được thủ tướng chính phủ xem xét là 1 trong 62 di tích đặc biệt cấp quốc gia, cần phải bảo tồn chặt chẽ. Về đặc điểm, thành nhà Hồ có kiến trúc bằng đá tảng độc đáo, theo như tiêu chí của UNESCO thì thành nhà Hồ đã "Trở thành ví dụ nổi bật về một loại hình công trình, một quần thể kiến trúc, kỹ thuật hoặc cảnh quan minh họa được giá trị của một (hoặc nhiều) giai đoạn trong lịch sử nhân loại". Được đánh giá cao về mặt thiết kế, cũng như các kỹ thuật xây dựng tinh tế, khéo léo, gắn liền với sự nghiệp cải cách táo bạo, toàn diện của Hồ Quý Ly và vương triều nhà Hồ. Có thể nhận thấy rằng, thành Tây Đô được dựng ở Thanh Hóa, không phải là một vị trí có địa thế thuận lợi "rồng cuộn hổ ngồi" như kinh thành Thăng Long, thế nhưng về chính trị, quân sự lại là nơi phòng ngự, tấn công tốt, thích hợp cho việc chuẩn bị các thay đổi giữa hai triều đại. Với địa thế sông nước bao quanh, núi non hiểm trở, duy ác, cũng như các công trình thành khác, thành nhà Hồ gồm hai phần chính, thành ngoại còn gọi là La thành, đóng vai trò bảo vệ được đắp bằng 10.000 khối đất, lại trồng thêm tre gai dày đặc, bên trong gồm những hào rộng gần 50m, giúp ngăn chặn sự tấn công bất ngờ của kẻ địch. Phần nội thành về quy mô, toàn bộ khu vực thành có hình dáng gần như vuông, mỗi cạnh dài xấp xỉ 860m, tọa lạc trên một khoảng đất có chu vi 3,5km. Phần chân thành dày tầm 20m, với bốn cửa theo 4 hướng đông, tây, nam, bắc, mỗi cổng cao tầm 10m. Nói rằng thành nhà Hồ có kết cấu đặc biệt bởi lẽ mặt bên ngoài thành được ghép bằng những khối đá tảng lớn kích thước 2x1x0,7m, bên trong tiến hành đắp bằng đất. Các cổng được xây dựng theo hình cuốn vòm, các khối đá tảng vuông vức được xếp sít nhau theo hình múi bưởi, vô cùng chắc chắn, mà theo các nghiên cứu hiện nay cách xây dựng này rất khoa học, giúp thành chống đỡ được những cơn rung chấn mạnh ví như động đất. Chính vì thế cho đến ngày hôm nay sau hơn 600 năm, trải qua nhiều cuộc bể dâu bom đạn, dù phần ngoại thành, các công điện kiến trúc bên trong đã bị phá hủy gần hết, thì riêng phần tường thành bằng đá, với lối kiến trúc "múi bưởi" này vẫn trường tồn cùng năm tháng. Thêm một chi tiết quan trọng nữa ấy là dù không hề sử dụng bất kỳ chất kết dính nào thế nhưng các phiến đá vôi màu xanh này vẫn liên kết với nhau một cách chặt chẽ, không hề suy chuyển trong ngần ấy thời gian. Đặc biệt với sức người và các kỹ thuật xây dựng thô sơ thời trung đại, việc đẽo gọt chạm khắc tỉ mỉ từng phiến đá nặng tới hàng chục tấn, cộng với việc đưa nó lên những độ cao vài mét rồi xếp thành hình "múi bưởi" quả là một thách thức cơ học lớn. Cũng đem đến cho các nhà nghiên cứu lịch sử, nhà khảo cổ học cũng như các nhà kiến trúc nhiều suy đoán và câu hỏi xung quanh vấn đề này. Đồng thời bản thân tôi cũng có chút liên tưởng, so sánh về cách xây dựng thành nhà Hồ với việc xây dựng các Kim tự tháp của người Ai Cập cổ đại. Thật rất đáng ngưỡng mộ và thán phục kỹ thuật xây dựng của con người trong lịch sử. Cuối cùng ngoài những phần tường đá còn sót lại nguyên vẹn cho đến ngày hôm nay thì hầu như các kiến trúc khác như Điện Hoàng Nguyên, Cung Diên Thọ (chỗ ở của Hồ Quý Ly), Đông cung, Tây Thái Miếu, Đông Thái Miếu,... đều đã bị phá hủy chỉ còn sót lại đền Nam Giao được xây bằng đá nằm ở phía trong nội thành.

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo, trọn bộ đề thi Lịch sử 11 chân trời, đề thi cuối kì 1 Lịch sử 11 CTST: Đề

Bình luận

Giải bài tập những môn khác