Đề thi cuối kì 2 Lịch sử 11 CTST: Đề tham khảo số 5

Trọn bộ đề thi cuối kì 2 Lịch sử 11 CTST: Đề tham khảo số 5 bộ sách mới Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ THI CUỐI KÌ 2 LỊCH SỬ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO ĐỀ 5

    A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

    Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Các cảng biển nào dưới đây nằm ở Biển Đông?

  • A. Xin-ga-po, Đà Nẵng, Van-cô-vơ.
  • B. Hồng Kông, Hăm-buốc, La Spe-di-a.
  • C. Xin-ga-po, Đà Nẵng, Ma-ni-la.
  • D. Xin-ga-po, Ma-ni-la, Giê-noa.

Câu 2. Chính quyền thực dân Pháp đã tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam, quản lí quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa bằng các biện pháp nào?

  • A. Xây dựng cột mốc chủ quyền, hải đăng, trạm khí tượng.
  • B. Xây dựng nhà thờ, cột mốc chủ quyền và trường học.
  • C. Cử quân đội đồn trú, xây dựng trường học, khai thác mỏ.
  • D. Khai thác mỏ, xây dựng cột mốc chủ quyền và trường học.

Câu 3. Đâu không phải là nhiệm vụ của các đội Hoàng Sa, Bắc Hải vào thời chúa Nguyễn, Vương triều Tây Sơn?

  • A. Tuần tiễu giữ gìn vùng biển.
  • B. Ứng chiến với nạn cướp biển.
  • C. Ứng chiến với những xâm phạm tại quần đảo Hoàng Sa.
  • D. Xây dựng cột mốc chủ quyền.

Câu 4. Điền vào dấu ba chấm “…” trong đoạn tư liệu dưới đây:

“Năm 2021, Việt Nam có 28 trên 63 tỉnh, thành phố……….(1) ………., với 125……….(2) ………., trong đó có 12……….(3) ………., gồm: Cô Tô, Vân Đồn (Quảng Ninh), Cát Hải (Hải Phòng), Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), Cồn Cỏ (Quảng Trị), Hoàng Sa (Đà Nẵng), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Trường Sa (Khánh Hòa), Phú Quý (Bình Thuận), Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu), Kiên Hải, Phú Quốc (Kiến Giang)”.

  • A. (1). có các hoạt động thương mại hàng hải; (2). huyện đảo; (3). huyện ven biển.
  • B. (1). có biển và giáp biển; (2). huyện ven biển; (3). huyện đảo.
  • C. (1). giáp biển; (2). huyện ven biển; (3). huyện đảo.
  • D. (1). phát triển kinh tế biển; (2). huyện đảo; (3). huyện ven biển.

Câu 5. Đâu không phải là eo biển nằm trong khu vực Biển Đông?

  • A. Eo biển Ga-xpa.
  • B. Eo biển Ca-li-man-ta.
  • C. Eo biển Đài Loan.
  • D. Eo biển Hô-mớt.

Câu 6. Tháng 3/1988 diễn ra sự kiện gì trong cuộc đấu tranh nhằm bảo vệ, thực thi chủ quyền biển đảo, đặc biệt là đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?

  • A. Nhiều chiến sĩ hải quân nhân dân Việt Nam đã hi sinh anh dũng khi chiến đấu bảo vệ chủ quyền tại các đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao trước cuộc tấn công của quân đội Trung Quốc.
  • B. Quân đội Việt Nam Cộng hòa thất bại trong cuộc chiến đấu ở quần đảo Hoàng Sa trước sự tấn công của quân đội Trung Quốc.
  • C. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra tuyên bố khẳng định chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ là những vấn đề thiêng liêng và bất khả xâm phạm.
  • D. Đấu tranh ngoại giao và pháp lý để khẳng định, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

Câu 7. Huyện đảo có vị trí địa lí thuận lợi trong giao lưu kinh tế với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và có tiềm năng du lịch phong phú là:

  • A. Cát Bà.
  • B. Bạch Long Vĩ.
  • C. Lý Sơn.
  • D. Phú Quý.

Câu 8. Vị trí địa lí và tài nguyên của Biển Đông tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam Phát triển nhiều ngành kinh tế, ngoại trừ ngành?

  • A. Công nghiệp khai khoáng.
  • B. Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
  • C. Giao thông hàng hải.
  • D. Giao thông đường hàng không.

Câu 9. Ý nghĩa của việc Việt Nam thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa dưới thời các chúa Nguyễn là:

  • A. Tạo cơ sở lịch sử cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay.
  • B. Khẳng định và bảo vệ chủ quyền của các đảo, quần đảo thuộc Vịnh Bắc Bộ.
  • C. Đảm bảo cho hoạt động khai thác lâu dài của người Việt ở Vịnh Bắc Bộ.
  • D. Khẳng định chủ quyền và hoạt động khai thác lâu dài tại vùng vịnh Thái Lan.

Câu 10. Đoạn tư liệu dưới đây đề cập đến nội dung gì?

“Các khu vực thềm lục địa có tiềm năng dầu khí là các bồn trũng Bru-nây Sa-ba, Xa-ra-oắc, Ma-lai, Pa-ta-ni Thái, Nam Côn Sơn,… Theo đánh giá của Bộ Năng lượng Mỹ, lượng dự trữ dầu đã được kiểm chứng ở Biển Đông là 7 tỉ thùng, với khả năng sản xuất 2,5 triệu thùng/ngày”.

  • A. Biển Đông có nhiều loại tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ và khí tự nhiên.
  • B. Biển Đông có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, đặc biệt là tài nguyên sinh vật và khoáng sản.
  • C. Lượng dự trữ và khả năng khai thác dầu khí ở Biển Đông là vô tận.
  • D. Biển Đông được coi là một trong những bồn trũng chứa nhiều dầu khí trên thế giới.

Câu 11. Việt Nam có bao nhiêu tỉnh, thành phố giáp biển?

  • A. 27.
  • B. 28.
  • C. 29.
  • D. 30.

Câu 12. Các nước giáp Biển Đông có sản lượng đánh bắt và nuôi trồng hải sản đứng hàng đầu thế giới là:

  • A. Ấn Độ, Thái Lan, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a.
  • B. Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin.
  • C. Hàn Quốc, Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam.
  • D. Nhật Bản, Thái Lan, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a

Câu 13. Đoạn tư liệu dưới đây cung cấp thông tin gì về hoạt động xác lập, thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?

Trong bản ghi chú gửi Vụ Châu Á đại dương, Cố vấn pháp luật Bộ Ngoại giao Pháp đã viết: “Việc chiếm hữu quần đảo Spratly (Trường Sa) do Pháp tiến hành năm 1930 – 1932 là nhân danh Hoàng đế An Nam. Trong trường hợp này, danh nghĩa mà Pháp đòi hỏi ở đây là việc thực thi chủ quyền có từ trước […], và với tư cách là nước bảo hộ, chịu trách nhiệm về các quan hệ đối ngoại của An Nam, Pháp có thể sử dụng các quyền đó để chặn nước thứ ba, và có thể nhận được xét xử quốc tế về việc thừa nhận các quyền nói trên”.

(Theo Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, Những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam

đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr.124)

  • A. Khẳng định quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, người Pháp tiếp tục thực thi chủ quyền ở đây với tư cách nước bảo hộ.
  • B. Người Pháp nêu rõ các cuộc khảo sát của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam là trái phép.
  • C. Chính quyền Pháp chú trọng việc nghiên cứu quá trình xác lập chủ quyền Việt Nam tại quần đảo Trường Sa.
  • D. Quần đảo Trường Sa đặt dưới sự quản lí hành chính của các chính quyền ở miền Nam Việt Nam.

Câu 14. Nội dung nào dưới đây không đúng về quần đảo Hoàng Sa?

  • A. Là quần đảo san hô ở phía bắc Biển Đông.
  • B. Thuộc chủ quyền của Việt Nam, nằm ở trung tâm của Biển Đông, có vị trí chiến lược quan trọng.
  • C. Gồm các đảo lớn như đảo Phú lâm, đảo Lin Côn.
  • D. Một số đảo rất gần lục địa Việt Nam như đảo Song Tử Tây, đảo Ba Bình.

Câu 15. Các quốc gia ven Biển Đông hiện đang có những hoạt động kinh tế nào trong khu vực biển này?

  • A. Du lịch, khai thác thủy sản và dầu khí.
  • B. Du lịch, khai khoáng, trồng cây công nghiệp.
  • C. Khai khoáng, bảo tồn động – thực vật, thương mại.
  • D. Tuần tra, khai thác dầu khí, lắp ráp tàu quân sự.

Câu 16. Vì sao các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đặc biệt quan tâm tới Biển Đông và các đảo, quần đảo trên Biển Đông?

  • A. Có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  • B. Là điểm điều tiết giao thông đường biển quan trọng nhất châu Âu.
  • C. Có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú với trữ lượng lớn sinh vật biển.
  • D. Là tuyến đường di chuyển ngắn nhất nối Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

Câu 17. Nguồn tài nguyên quý giá ở các vùng ven biển của đất nước là:

  • A. Ti-tan.
  • B. Vàng.
  • C. Man-gan.
  • D. Cát đen.

Câu 18. Hiện nay Trường Sa trực thuộc quyền quản lí hành chính của tỉnh nào ở Việt Nam?

  • A. Đà Nẵng.
  • B. Kiên Giang.
  • C. Khánh Hòa.
  • D. Cà Mau.

Câu 19. Ý nào dưới đây không phải là chủtrương của Việt Nam trong giải quyết tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông?

  • A. Ban hành các văn bản pháp lí khẳng định chủ quyền của Việt Nam.
  • B. Tham gia Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc (UNCLOS).
  • C. Thúc đẩy và thực hiện đầy đủ Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông.
  • D. Ban hành lệnh cấm đánh bắt hải sản trên Biển Đông.

Câu 20. Eo Ma-lắc-ca tạo nên “hành lang” hàng hải chính nối ba nước đông dân của thế giới, gồm:

  • A. Hàn Quốc, Trung Quốc và Ấn Độ.
  • B. Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ.
  • C. Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a và Trung Quốc.
  • D. Thái Lan, Ấn Độ và Trung Quốc.

Câu 21. Hiện nay, Việt Nam vận dụng nguyên tắc cơ bản nào của Liên Hợp Quốc để đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo?

  • A. Bình đẳng chủ quyền và quyền tự quyết của các dân tộc.
  • B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào.
  • C. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
  • D. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước.

Câu 22. Biển Đông là khu vực tập trung các tuyến đườngbiển chiến lược kết nối:

  • A. Châu Á – châu Phi, Địa Trung Hải – Thái Bình Dương.
  • B. Châu Âu – châu Úc, Đại Tây Dương - Ấn Độ Dương.
  • C. Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương, châu Âu – châu Á, Trung Đông – Đông Á.
  • D. Thái Bình Dương – Đại Tây Dương, châu Phi – châu Âu.

Câu 23. Theo quy định của văn bản quốc tế nào dưới đây, Việt Nam là quốc gia ven biển có các vùng biển và thềm lục địađể thăm dò và khai thác với diện tích khoảng 1 triệu ki-lô-mét vuông, rộng gấp ba lần diện tích lãnh thổ đất liền?

  • A. Văn bản kí kết tại Hội nghị Hòa bình Xan Phran-xi- xcô.
  • B. Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
  • C. Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm (UNCLOS).
  • D. Hiến chương ASEAN.

Câu 24. Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa có lịch sử 400 năm và được ghi danh là:

  • A. Di sản văn hóa vật thể thế giới.
  • B. Di sản phi vật thể văn hóa quốc gia.
  • C. Di sản văn hóa lịch sử quốc gia.
  • D. Di sản thiên nhiên và di sản văn hóa quốc gia.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm)

  • a. Trình bày tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông.
  • b. Những nguồn tài nguyên nào ở Biển Đông được xem là lợi thế rất quan trọng để các nước trong khu vực hợp tác phát triển?

Câu 2 (1,0 điểm). Công cuộc thực thi và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông có ý nghĩa như thế nào đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam hiện nay?

Hướng dẫn trả lời:

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 6,0 điểm

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.  

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6Câu 7Câu 8
CADCDAAD

 

Câu 9Câu 10Câu 11Câu 12Câu 13Câu 14Câu 15Câu 16
ADBBADAA

 

Câu 17Câu 18Câu 19Câu 20Câu 21Câu 22Câu 23Câu 24
DCDCCCCB

B. PHẦN TỰ LUẬN: 4,0 điểm

Câu 1:

a. Tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông:

* Tuyến đường giao thông biển huyết mạch:

- Biển Đông có vị trí quan trọng trong giao thông hàng hải quốc tế, tập trung các tuyến đường biển chiến lược kết nối Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, châu Âu – châu Á, Trung Đông – Đông Á.

- Biển Đông có nhiều eo biển quan trọng như: eo Đài Loan, Ba-si, Ga-xpa, Ca-li-man-tan, đặc biệt là Ma-lắc-ca.

* Địa bàn chiến lược quan trọng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương:

- Về quốc phòng – an ninh, giao thông vận tải:

+ Là tuyến đường ngắn nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho các tàu biển di chuyển giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

+ Các đảo và quần đảo trên Biển Đông tạo thành tuyến phòng thủ tự nhiên đối với nhiều nước ven biển.

- Về các hoạt động kinh tế: Nhiều nước có các hoạt động thương mại hàng hải, khai thác hải sản, dầu khí rất sôi động, kinh tế phụ thuộc sống còn vào con đường biển này.

- Có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống người dân ở một số nước thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Các nước Đông Nam Á ven biển đang được hưởng lợi ích trực tiếp từ Biển Đông trong phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội.

* Nguồn tài nguyên thiên nhiên biển:

- Biển Đông là khu vực có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú với trữ lượng lớn.

+ Sinh vật biển: 12.000 loài sinh vật.

+ Khoáng sản: ti-tan, thiếc, chì, kẽm,…

+ Là một trong những bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới.

- Nguồn tài nguyên ở Biển Đông có giá trị cao: đối với hoạt động nghiên cứu khoa học, phục vụ đời sống hằng ngày của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của các nước trong khu vực.

b. Những nguồn tài nguyên ở Biển Đông được xem là lợi thế rất quan trọng để các nước trong khu vực hợp tác phát triển:

- Dầu khí: Biển Đông được coi là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới.

 

- Khí đốt đóng băng (băng cháy): Biển Đông chứa đựng lượng lớn tài nguyên khí đốt đóng băng (băng cháy). Trữ lượng tài nguyên này ngang bằng với trữ lượng dầu khí và đang được coi là nguồn năng lượng thay thế dầu khí trong tương lai.

Câu 2:

Ý nghĩa của công cuộc thực thi và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam hiện nay: là nhiệm vụ trọng yếu, có ý nghĩa quan trọng đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước; là yếu tố quan trọng để Việt Nam phát triển bền vững.

- Phát triển kinh tế biển đảo là cơ sở để xây dựng nền quốc phòng hùng mạnh: khai thác xa bờ; phát triển nuôi trồng, khai thác hải sản bền vững; dầu khí; vận tải biển,… 

 - Mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ  động hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo, trọn bộ đề thi Lịch sử 11 chân trời, đề thi cuối kì 2 Lịch sử 11 CTST: Đề

Bình luận

Giải bài tập những môn khác