Đề thi cuối kì 1 Lịch sử 11 CTST: Đề tham khảo số 3

Trọn bộ đề thi cuối kì 1 Lịch sử 11 CTST: Đề tham khảo số 3 bộ sách mới Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 LỊCH SỬ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO ĐỀ 3

    A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

    Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Thực dân Anh đẩy mạnh xâm chiếm và thiết lập ách thống trị thực dân trên các quốc gia nào ở Đông Nam Á?

  • A. Mã Lai (Ma-lai-xi-a ngày nay), Miến Điện (Mi-an-ma ngày nay).
  • B. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
  • C. In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin.
  • D. Xiêm (Thái Lan ngày nay), Cam-pu-chia.

Câu 2. Trận quyết chiến chiến lược của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống năm 1075 – 1077 diễn ra ở đâu?

  • A. Thăng Long (Hà Nội).
  • B. Rạch Gầm – Xoài Mút (Tiền Giang).
  • C. Phòng tuyến trên sông Như Nguyệt (Bắc Ninh).
  • D. Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc).

Câu 3. Ý nào không phản ánh đúng điểm nổi bật của các cuộc khởi nghĩa chống Bắc thuộc?

  • A. Bùng nổ do các triều đại phong kiến phương Bắc đã chà đạp nghiêm trọng lên nền độc lập, đẩy người Việt vào tình cảnh nghèo đói, khốn cùng.
  • B. Được đông đảo nhân dân tham gia, hưởng ứng.
  • C. Nhiều cuộc khởi nghĩa đã giành được thắng lợi, lập được chính quyền tự chủ một thời gian.
  • D. Mở ra thời kì độc lập lâu dài của dân tộc.

Câu 4. Việc Lý Bí đặt tên nước Vạn Xuân thể hiện điều gì?

  • A. Mong muốn quốc gia ấm no, hạnh phúc.
  • B. Mong muốn đất nước liên tục ở trong mùa xuân.
  • C. Mong muốn đất nước giữ được nền độc lập tự chủ lâu dài.
  • D. Mong muốn quốc gia tồn tại lâu dài, yên vui.

Câu 5. Những năm 1859 – 1867, phong trào kháng Pháp lan rộng khắp các tỉnh Nam Kỳ với tinh thần “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người người Nam đánh Tây”. Đây là câu nói nổi tiếng của ai?

  • A. Nguyễn Trung Trực.
  • B. Trương Định.
  • C. Nguyễn Hữu Huân.
  • D. Dương Bình Tâm.

Câu 6. Hồ Quý Ly và nhà Hồ ban hành chính sách hạn điền và hạn nô nhằm mục đích gì?

  • A. Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp.
  • B. Chia ruộng đất công cho nông dân nghèo.
  • C. Người ít ruộng nộp thuế nhẹ đi.
  • D. Hạn chế thế lực của quý tộc nhà Trần.

Câu 7. Quyết định nào của Lê Lợi đã tạo ra bước ngoặt đầu tiên cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

  • A. Tạm hòa hoãn với quân Minh.
  • B. Tiến quân vào Nghệ An.
  • C. Tổng tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động.
  • D. Vây hãm thành Đông Quan, kết hợp ngoại giao “tâm công”.

Câu 8. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng cải cách về xã hội của Hồ Quý Ly và nhà Hồ?

  • A. Ban hành phép hạn nô, giới quý tộc bị hạn chế số nô tì.
  • B. Chuyển một bộ phận lớn gia nô thành quan nô (nô tì nhà nước
  • C. Cho đặt Quảng tế (cơ quan coi việc y tế) để chữa bệnh cho dân.
  • D. Thân phận nô tì dần được giải phóng trong giới quý tộc nhà Trần.

Câu 9. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp tiêu biểu ở Cam-pu-chia là:

  • A. Khởi nghĩa của A-cha-xoa.
  • B. Khởi nghĩa của Nô-rô-đôm.
  • C. Khởi nghĩa của Hô-xê Ri-đan.
  • D. Khởi nghĩa của Đi-pô-nê-gô-rô.

Câu 10. Biến đổi lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:

  • A. Từ thân phận là nước thuộc địa, các nước đã trở thành quốc gia độc lập tự chủ.
  • B. Nhiều nước đạt tốc độ tăng trưởng cao, trở thành nước công nghiệp.
  • C. Thành lập và mở rộng hiệp hội khu vực ASEAN.
  • D. Trở thành khu vực hòa bình, hợp tác và hữu nghị.

Câu 11. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa công cuộc cải cách ở Xiêm?

  • A. Góp phần bảo vệ được nền độc lập, chủ quyền trước sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân.
  • B. Trở thành nước duy nhất trong khu vực thoát khỏi thân phận là một nước thuộc địa.
  • C. Một số giá trị trong xây dựng kinh tế, văn hóa, giáo dục được thực dân Anh và Pháp áp dụng.
  • D. Đáp ứng được phần nào yêu cầu của lịch sử, đưa đất nước phát triển theo con đường chủ nghĩa tư bản.

Câu 12. Các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam có tác động lớn đến:

  • A. Quá trình hình thành quốc gia, dân tộc; tiến trình lịch sử dân tộc.
  • B. Lịch sử hình thành các tộc người; tiến trình lịch sử các vương triều.
  • C. Quá trình hình thành đơn vị hành chính; tiến trình lịch sử các tộc người.
  • D. Lịch sử hình thành các vương triều; tính chất xã hội và công cuộc xây dựng đất nước.

Câu 13. Đọc đoạn tư liệu sau và trả lời câu hỏi:

“Trong quân bày rượu tấu nhạc, đang đêm bỗng có tin báo Quân Nguyễn Huệ đã đến nơi, mới hốt hoảng chống cự. Quân địch dùng voi chở đại pháo xung phá quân ta, quân ít không địch nổi số đông, trong đêm đen tự dẫm đạp lên nhau mà chạy,… Tôn Sĩ Nghị đoạt đường vượt sông Phú Lương, rồi lập tức chặt cầu phao để đoạn hậu, vì vậy những quân còn lại trên bờ, Đề đốc Hứa Thế Hanh, Tống binh Trương Triều Long, cùng quan quân phu dịch hơn vạn người, đều chen nhau chết đuối cả”.

(Thanh sử cảo, Quyển 527, dẫn theo: Châu Hải Đường, An Nam truyện, ghi chép về Việt Nam trong chính sử Trung Quốc xưa, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2018, tr.141)

Đoạn tư liệu nói đến nội dung gì?

  • A. Sự bất ngờ, lo sợ và hỗn loạn của quân Thanh.
  • B. Nghệ thuật quân sự hành quân thần tốc, táo bạo và bất ngờ của vua Quang Trung.
  • C. Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, phát động cuộc phản công thần tốc đánh đuổi quân xâm lược.
  • D. Quân Tây Sơn giả thua, dụ địch vào trận địa mai phục.

Câu 14. Nội dung nào không phản ánh đúng quá trình tái thiết và phát triển của Việt Nam:

  • A. Từ năm 1986, Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới, hình thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
  • B. Bước sang thế kỷ XXI, Việt Nam chủ động hội nhập khu vực và quốc tế ngày càng sâu rộng.
  • C. Giai đoạn 1996 – 2000, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới và có nền kinh tế tăng trưởng đứng đầu khu vực Đông Nam Á.
  • D. Từ năm 2000 đến nay, Việt Nam thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác với Trung Quốc trong sáng kiến “Vành đai và Con đường”.

Câu 15. Hình ảnh dưới đây nói về công trình quân sự nào của Hồ Quý Ly và nhà Hồ?

A. Thành Tây Đô.

B. Thành Đa Bang.

C. Thành Diên Khánh.

D. Thành Cổ Loa.

 Đề thi cuối kì 1 Lịch sử 11 CTST: Đề tham khảo số 3

    Câu 16. Chỉ ra đặc điểm chung của hai tư liệu dưới đây:

Tư liệu 1: Trần Quốc Tuấn đã tổng kết nguyên nhân thắng lợi “vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước nhà góp sức, giặc phải bị bắt…”.

(Ngô Sỹ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, Tập II, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, tr.79)

Tư liệu 2: Khi họp bàn về kế sách chống giặc Minh, Hồ Nguyên Trừng nói: “Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo mà thôi”.

(Ngô Sỹ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, Tập II, Sđd, tr.211)

  • A. Nguyên nhân chính đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm là sự lãnh đạo, chỉ huy của các tướng lĩnh tài ba.
  • B. Sự khẳng định các cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam đều là các cuộc chiến tranh chính nghĩa nhằm bảo vệ độc lập dân tộc.
  • C. Tinh thần đoàn kết, trên dưới một lòng của vua tôi đã tạo nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.
  • D. Bài học kinh nghiệm trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay là tinh thần yêu nước.

Câu 17. Đến đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây, ngoại trừ:

  • A. Phi-líp-pin.
  • B. Xiêm (Thái Lan ngày nay).
  • C. Miến Điện (Mi-an-ma ngày nay).
  • D. In-đô-nê-xi-a.

Câu 18. Chọn một trong những câu lý giải dưới đây để chứng minh cho ý kiến: “Hồ Quý Ly chưa đáp ứng được yêu cầu xã hội lúc bấy giờ. Dẫu có nhiều mưu trí và táo bạo trong cải cách, kiên quyết chống giặc ngoại xâm, Hồ Quý Ly vẫn bị cô lập trước nhân dân, cuối cùng thất bại thảm hại trong cuộc kháng chiến chống quân Minh”.

  • A. Hồ Quý Ly là người của tầng lớp quý tộc, thực hiện những chính sách mà mục tiêu trước hết vì quyền lợi của tầng lớp này.
  • B. Thân phận nô tì của nhân dân vẫn chưa được giải phóng.
  • C. Liên tiếp cưỡng chế thanh niên chưa đủ độ tuổi để tăng cường cho lực lượng quân đội trung ương và địa phương.
  • D. Thực hiện các chính sách về kinh tế quyết định hoàn toàn quyền lợi kinh tế của tầng lớp quý tộc.

Câu 19. Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và nhà Hồ chưa triệt để và kết quả trong thực tế còn hạn chế vì:

  • A. Chế độ thuế khóa nặng nề tạo ra mâu thuẫn lớn giữa triều đình và nhân dân.
  • B. Tất cả những người có ruộng và không có ruộng đều phải nộp thuế.
  • C. Áp dụng pháp luật để cưỡng chế thực hiện các mục tiêu cải cách gây mất lòng dân.
  • D. Hạn chế thế lực của quý tộc Trần.

Câu 20. Việc đặt tên đường, phố, trường học,… gắn liền với tên nhân vật lịch sử trong các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam thể hiện điều gì?

  • A. Sự ghi nhận, biết ơn của hậu thế đối với công lao của các nhân vật lịch sử.
  • B. Là một hình thức học tập lịch sử của những người nghiên cứu Sử học.
  • C. Là bài học về tinh thần yêu nước của các anh hùng hào kiệt cần được truyền bá.
  • D. Sự truyền bá tri thức lịch sử đối với thế hệ học sinh hiện nay.

Câu 21. Chính sách nào của chủ nghĩa thực dân đã khoét sâu mâu thuẫn vùng miền, sắc tộc, tôn giáo khiến cho mâu thuẫn giữa các giai tầng trong xã hội ngày càng gay gắt?

  • A. Chính sách “ngu dân”.
  • B. Chính sách “chia để trị”.
  • C. Chính sách “đồng hóa văn hóa”.
  • D. Chính sách bóc lột, cai trị hà khắc.

Câu 22. Chiến thắng nào đã chấm dứt hoàn toàn tham vọng xâm chiếm Đại Việt của nhà Nguyên năm 1288?

  • A. Đông Bộ Đầu
  • B. Vạn Kiếp
  • C. Vân Đồn
  • D. Bạch Đằng

Câu 23. Ý nào dưới đây không đúng khi đến công cuộc cải cách về chính trị ở Xiêm?

  • A. Đứng đầu nhà nước là nhà vua, bên cạnh vua có Hội đồng Nhà nước giữ vai trò là cơ quan tư vấn.
  • B. Hội đồng chính phủ phụ trách hành pháp, gồm 12 bộ trưởng do các hoàng thân du học ở phương Tây về đảm nhiệm.
  • C. Quân đội được trang bị và huấn luyện theo kiểu phương Tây.
  • D. Ban hành quy chế về hệ thống quan lại địa phương.

Câu 24. Đọc đoạn tư liệu dưới đây và trả lời câu hỏi:

“Năm 1521, Ma-gien-lăng và thủy thủ đoàn của ông đã đến Phi-líp-pin sau nhiều tháng lênh đênh trên biển với quyết tâm đi tìm vùng đất mới. Ông nhanh chóng tuyên bố thay mặt Tây Ban Nha chiếm lấy Phi-líp-pin làm thuộc địa. Sự kiện Ma-gien-lăng đặt chân lên vùng đất của người Phi-líp-pin đã báo trước một thời đại mới của sự chinh phục, của Ki-tô giáo hóa và chủ nghĩa thực dân”.

Các nước thực dân phương Tây bắt đầu mở rộng quá trình nhập vào các nước Đông Nam Á bằng con đường nào?

  • A. Hoạt động truyền giáo.
  • B. Chiến tranh xâm lược.
  • C. Buôn bán, trao đổi sản vật.
  • D. Thiết lập quan hệ giao với các nước Đông Nam Á hải đảo.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm)

  • a. Trình bày nội dung cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ.
  • b. Tại sao Hồ Quý Ly xây dựng kinh đô mới ở Thanh Hoá?

Câu 2 (1,0 điểm). Nguyễn Trãi có câu: “Chở thuyền cũng là dân. Lật thuyền cũng là dân”.

Em hiểu câu nói này như thế nào? Hãy chứng minh bằng một cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam.

Hướng dẫn trả lời:

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 6,0 điểm

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.  

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6Câu 7Câu 8
ACDDADBD

 

Câu 9Câu 10Câu 11Câu 12Câu 13Câu 14Câu 15Câu 16
AACAADAC

 

Câu 17Câu 18Câu 19Câu 20Câu 21Câu 22Câu 23Câu 24
BACABDDA

B. PHẦN TỰ LUẬN: 4,0 điểm

Câu 1:

a. Nội dung cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ:

- Chính trị - Hành chính:

+ Thống nhất bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương, chia nước thành các lộ và trấn. Dời đô về Tây Đô (Thanh Hóa).

- Kinh tế:

+ Ban hành tiền giấy, thay thế tiền đồng – “Thông bảo hội sao”.

+ Đặt phép hạn điền, hạn chế ruộng tư. Thống nhất đơn vị đo lường, cải cách thuế đinh và tô ruộng.

- Quân đội:

+ Các tướng lĩnh trẻ tuổi có năng lực nắm binh quyền, tăng cường quân số.

+ Kỹ thuật quân sự được cải tiến vượt bậc: súng thần cơ, cổ lâu thuyền,…

- Xã hội: ban hành phép hạn nô, chuyển một bộ phận lớn gia nô thành quan nô.

- Văn hóa, giáo dục:

+ Hạn chế Phật giáo, Đạo giáo; đề cao Nho giáo thực dụng kết hợp tinh thần Pháp gia.

+ Dùng chữ Nôm để chấn hưng văn hóa dân tộc. Sửa đổi chế độ thi cử, mở trường học ở các lộ, phủ, châu, cấp học điền cho các địa phương.

b. Hồ Quý Ly xây dựng kinh đô mới ở Thanh Hoá vì:

- Tăng cường sức mạnh quân sự, chuẩn bị đối phó với cuộc xâm lược của nhà Minh.

- Rời Thăng Long vì đó là nơi gắn với vương hầu quý tộc nhà Trần gần hai thế kỷ. Tầng lớp vương hầu quý tộc này đang là đối thủ một mất một còn của Hồ Quý 

Câu 2:

 - Ý nghĩa câu nói “Chở thuyền cũng là dân. Lật thuyền cũng là dân”: vai trò của nhân dân đối với sự thịnh suy của vận nước. Thuyền bị lật mới biết sức dân mạnh như sức nước, nước có thể chở thuyền nhưng nước cũng có thể lật thuyền.

 - Chứng minh:

 Cuộc xâm lược của quân Minh và sự thất bại của nhà Hồ

- Tháng 11 - 1406, lấy cớ nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần, nhà Minh đã huy động một lực lượng lớn gồm 20 vạn quân cùng với hàng chục vạn dân phu, do tướng Trương Phụ cầm đầu, chia làm hai cánh tràn vào biên giới nước ta. 

- Quân Minh lần lượt đánh bại quân nhà Hồ ở một số địa điểm thuộc Lạng Sơn. Hồ Quý Ly phải lui về đóng ở bờ nam sông Nhị (sông Hồng), lấy thành Đa Bang (Ba Vì, Hà Nội) làm trung tâm phòng ngự. 

- Ngày 22 - 1 - 1407, sau khi đánh bại quân nhà Hồ ở Đa Bang, quân Minh đánh chiếm Đông Đô (Thăng Long). Quân nhà Hồ phải lui về cố thủ ở thành Tây Đô.

- Tháng 4 -1407, quân Minh tấn công vào Tây Đồ, Hồ Quý Ly chạy vào Hà Tĩnh và bị bắt vào cuối tháng 6 - 1407. 

* Kết quả: Cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại nhanh chóng vì:

- Nhà Hồ không được lòng dân: Do cướp ngôi của nhà Trần và những hạn chế trong các chính sách cải cách của Hồ Quý Ly làm cho đông đảo quần chúng nhân dân thiếu tin tưởng nên họ không ủng hộ nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh. 

- Do đường lối kháng chiến sai lầm của nhà Hồ:

+ Không đoàn kết được lực lượng toàn dân mà chỉ chiến đấu đơn độc. 

+ Trong khi quân Minh đang mạnh, nhà Hồ chỉ biết dựa vào các thành lũy để chống giặc. 

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo, trọn bộ đề thi Lịch sử 11 chân trời, đề thi cuối kì 1 Lịch sử 11 CTST: Đề

Bình luận

Giải bài tập những môn khác