Đề thi giữa kì 2 KHTN 6 CD: Đề tham khảo số 5
Đề tham khảo số 5 giữa kì 2 KHTN 6 Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
PHÒNG GD & ĐT …….. Chữ kí GT1: ...........................
TRƯỜNG THCS…….. Chữ kí GT2: ........................... ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 - 2022
Môn: Khoa học tự nhiên 6 – Cánh diều
Họ và tên: …………………………………………………. Lớp: ……………….. Số báo danh: ……………………………………………….Phòng KT:………….. | Mã phách |
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. . Loài thực vật nào dưới đây thuộc ngành Dương xỉ?
A. Bèo tấm
B. Kim giao
C. Bèo vảy ốc
D. Bao báp
Câu 2. Đặc điểm khí hậu ở nơi có nhiều thực vật (trong rừng) là
A. Ánh sáng yếu, gió yếu, độ ẩm cao.
B. Khô, ánh sáng yếu.
C. Gió mạnh, nhiệt độ cao.
D. Nắng nhiều, gay gắt, độ ẩm cao.
Câu 3. Các đại diện của ngành Hạt kín và ngành Hạt trần có chung đặc điểm nào khiến chúng có mối quan hệ gần gũi?
A. Đều có rễ, thân, lá thật sự
B. Đều sống chủ yếu trên cạn
C. Đều sinh sản bằng hạt
D. Tất cả các phương án đều đúng
Câu 4. Những phát biểu nào dưới đây không đúng về nitơ?
A. Ở điều kiện nhiệt độ phòng, nitơ tồn tại ở thể khí.
B. Trong không khí, nitơ chiếm khoảng 4/5 về thể tích.
C. Nitơ là khí không màu, không mùi.
D. Nitơ là khí duy trì sự cháy.
Câu 5. Loại lương thực - thực phẩm nào sau đây giàu vitamin và chất khoáng?
A. Thịt.
B. Trứng.
C. Gạo.
D. Rau củ.
Câu 6. Động năng của vật là
A. Năng lượng do vật có độ cao
B. Năng lượng do vật bị biến dạng
C. Năng lượng do vật có nhiệt độ
D. Năng lượng do vật chuyển động
Câu 7. Trong những dạng năng lượng sau đây, dạng nào không phải là dạng năng lượng tái tạo?
A. Năng lượng địa nhiệt
B. Năng lượng từ than đá
C. Năng lượng sinh khối
D. Năng lượng từ gió
Câu 8. Vì sao nói Hạt kín là ngành có ưu thế lớn nhất trong các ngành thực vật?
A. Vì chúng có hệ mạch
B. Vì chúng sống trên cạn
C. Vì chúng có hạt nằm trong quả
D. Vì chúng có rễ thật
Câu 9. Fomaldehyde là một được sử dụng nhiều trong các vật liệu như gỗ dán, thảm, và xốp cách điện… và là một trong các chất gây ô nhiễm không khí trong nhà. Khi hít phải sẽ đau đầu, cảm giác nóng trong cổ họng và khó thở. Có thể sử dụng thực vật để hấp thụ lượng fomaldehyde trong nhà. Hãy xác định tên loài thực vật có thể hấp thụ fomaldehyde.
A. Cây lan ý
B. Cây xương rồng
C. Cây dương xỉ
D. Cây hồng môn
Câu 10. Cây có rễ chùm là :
A. Cây đu đủ
B. Ngô
C. Cây cam
D. Xoài
Câu 11. Úp một cốc thủy tinh lên cây nến đang cháy. Vì sao cây nến cháy yếu dần rồi tắt hẳn?
A. Khi úp cốc lên, vì không có gió nên cây nến tắt
B. Khi úp cốc lên, không khí trong cốc bị cháy hết nên nến tắt
C. Khi úp cốc lên, oxygen trong cốc bị mất dần nên nến cháy yếu dần rồi tắt hẳn
D. Khi úp cốc lên, khí oxygen và khí carbon dioxide bị cháy hết nên nến tắt
Câu 12. Phát biểu nào dưới đây không đúng:
A. Bảo quản thực phẩm không đúng cách làm giảm chất lượng thực phẩm.
B. Thực phẩm đóng hộp phải chú ý hạn sử dụng.
C. Thực phẩm bị biến đổi tính chất thì không dùng được.
D. Trong thành phần của ngô, khoai, sắn không chứa tinh bột.
Câu 13. Vật nào sau đây không có thế năng hấp dẫn, nếu chọn mốc thế năng tại mặt đất?
A. Người ở trên câu trượt
B. Quả táo ở trên cây
C. Chim bay trên trời
D. Con ốc sên bò trên đường
Câu 14. Vườn Quốc gia nào dưới đây nằm ở miền Nam của nước ta
A. Tam Đảo
B. Ba Vì
C. Cát Tiên
D. Cúc Phương
Câu 15. Ở lứa tuổi học sinh, việc làm nào sau đây là phù hợp nhất để bảo vệ sự đa dạng của thực vật?
A. Kiểm soát chặt chẽ những cây con biến đổi gen.
B. Tăng cường trồng rừng.
C. Lập danh sách và phân nhóm để quản lí theo mức độ quý hiểm, bị đe dọa tuyệt chủng
D. Tuyên truyền tới mọi người, sống thân thiện với môi trường, không hái hoa bẻ cành
Câu 16. Cho các cây: (1) lúa, (2) lạc, (3) ngô, (4) đậu tương, (5) khoai lang, (6) ca cao. Những cây thuộc nhóm cây lương thực là:
A. (1), (3), (5).
B. (2), (3), (4).
C. (3), (5), (6).
D. (1), (4), (6).
Câu 17. Cây rau mồng tơi sau khi chết đi được dùng làm :
A. Phân bón.
B. Thức ăn cho con người.
C. Hồ dán.
D. Thuốc.
Câu 18. Bệnh thiếu máu có thể là do thiếu chất khoáng nào?
A. zinc (kẽm)
B. iodine (iot)
C. calcium (canxi)
D. sắt
Câu 19. Quan sát thí nghiệm trong vẽ, sau khi buông vật 1, nó chuyển động xuống phía dưới và va chạm với vật 2, đẩy vật 2 chuyển động, chọn đáp án sai?
A. Năng lượng ban đầu của vật 1 trong trường hợp a lớn hơn trong trường hợp b
B. Lực do vật tác dụng lên vật 2 khi va chạm trong trường hợp a lớn hơn trong trường hợp b
C. Năng lượng ban đầu của vật 1 trong hai trường hợp bằng nhau
D. Cả A và B đều đúng
Câu 20. Em hãy cho biết xe máy của gia đình em hoạt động nhờ loại nhiên liệu nào?
A. Dầu hỏa
B. Xăng
C. Dầu diezen
D. Cả A, B, C đều sai
B. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 1. (1.0 điểm)
Hãy nêu vai trò của thực vật với đời sống con người.
Câu 2. (2.0 điểm)
a) Em hãy nêu vai trò và tác hại của nấm đối với con người?
b) Tại sao khi muốn gây mốc trắng người ta chỉ cần để cơm hoặc bánh mì ở nhiệt độ trong phòng có thể vẩy thêm ít nước?
Câu 3. (1.5 điểm)
a) Tại sao chúng ta cần sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả, đảm bảo sự phát triển bền vững?
b) Khi con người sử dụng nhiên liệu hoá thạch, môi trường sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? Cho ví dụ?
Câu 4. (1.5 điểm)
a) Em hãy nêu thực trạng sử dụng các nguồn năng lượng hiện nay.
b) Việc sử dụng năng lượng mặt trời thay thế cho năng lượng hóa thạch có những ưu và nhược điểm gì?
BÀI LÀM
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
TRƯỜNG THCS ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (2021 – 2022)
MÔN ...............LỚP ........
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4.0 điểm)
- Mỗi câu trả lời đúng được 0.2 điểm.
1C | 2A | 3C | 4D | 5D | 6D | 7B | 8D | 9C | 10B |
11C | 12D | 13D | 14C | 15D | 16A | 17A | 18D | 19C | 20B |
B. PHẦN TỰ LUẬN: (6.0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (1.0 điểm) | Vai trò của thực vật với đời sống con người: + Làm lương thực, thực phẩm: lúa, ngô, bắp cải,... + Làm thuốc, gia vị: quế, hồi, ngải cứu,... + Làm đồ dùng, giấy: bạch đàn, tre,... + Làm cây cảnh và trang trí: vạn tuế, các loại cây hoa,... + Cho bóng mát và điều hoà không khí: các cây gỗ lớn,... + Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, thủ công mỹ nghệ : gỗ, tre… + Cung cấp oxygen cho con người. |
1 điểm |
Câu 2 (2.0 điểm) | a.Vai trò của nấm với con người: + Làm sạch môi trường, làm giàu chất dinh dưỡng cho đất + Phân loại chất thải + Dùng làm thức ăn + Dùng trong chế biến thực phẩm + Dùng làm dược liệu - Tác hại của nấm đối với con người: + Gây bệnh cho người, động vật và thực vật + Làm hư hỏng thực ăn, đồ uống, quần áo, sách vở, đồ gỗ,.... b. Khi muốn gây mốc trắng người ta chỉ cần để cơm hoặc bánh mì ở nhiệt độ trong phòng có thể vẩy thêm ít nước vì nấm phát triển ở - Giàu chất hữu cơ (cơm hoặc bánh mì là thức ăn có chất hữu cơ) - Ấm (trong phòng có nhiệt độ ấm) - Ẩm (vẩy thêm ít nước để ẩm) | 0.25 điểm
0.25 điểm
0.5 điểm 0.5 điểm 0.5 điểm |
Câu 3 (1.5 điểm) | a. Chúng ta cần sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả, đảm bảo sự phát triển bền vững vì sử dụng nhiên liệu không hợp lí sẽ gây mất an toàn, lãng phí và ô nhiễm môi trường. b. - Gây ô nhiễm đất, nước, không khí. Ví dụ: Sản xuất điện thải ra lượng lớn nitrogen oxide và dioxide lưu huỳnh tạo ra mưa axit, sương mù, bụi mịn,… - Biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng cao đe doạ con người và các loài sinh vật. Ví dụ: Các nhà máy phát điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch phát thải vào môi trường khí carbon dioxide - một trong những chất tham gia vào quá trình biến đổi khí hậu. - Phá huỷ hệ sinh thái và đa dạng sinh học và làm nguồn tài nguyên cạn kiệt do sự khai thác liên tục, không có kế hoạch của con người. Ví dụ: Các hoạt động khai thác dầu khí ngoài khơi là hiểm họa đối với sinh vật thủy sinh. | 0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
|
Câu 4 (1.5 điểm) | a. Thực trạng: + Càng ngày chúng ta càng sử dụng nhiều năng lượng hơn. Tuy nhiên, những nhiên liệu chủ yếu như dầu hỏa, khí đốt, than đá đang hết dần. + Trong khi đó, việc khai thác các năng lượng khác chưa thể bù đắp được phần năng lượng thiếu hụt. Chính vì thế, việc sử dụng tiết kiệm năng lượng là rất cần thiết. b. - Ưu điểm: + Là nguồn năng lượng tái tạo, cung cấp nguồn năng lượng lớn + Tính ứng dụng và phổ biến cao + Tiết kiệm điện và tiết kiệm chi phí + Không gây ô nhiễm môi trường. + Bảo trì thấp và tuổi thọ lâu dài - Nhược điểm: + Chi phí đầu tư khá cao. + Không gian lắp đặt bị hạn chế + Phụ thuộc vào thời tiết. |
0.25 điểm
0.25 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm |
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II – MÔN KHTN
NĂM HỌC: 2021-2022
CẤP ĐỘ
Chủ đề
|
TÊN BÀI HỌC | NHẬN BIẾT | THÔNG HIỂU |
VẬN DỤNG
|
VẬN DỤNG CAO | TỔNG CỘNG | |||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL | ||||
Phần sinh học | |||||||||||
Đa dạng thế giới sống
| Đa dạng nấm |
| 0.5 câu (0.5đ) |
| 0.5 câu (1.5đ) |
|
|
|
| 1 2.0 điểm 20% | |
Đa dạng thực vật | 1 câu |
1 câu (1đ) | 1 câu |
| 1 câu |
|
|
|
4 câu 1.6 điểm 16% | ||
Vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên | 1 câu |
| 1 câu |
| 1 câu |
|
|
|
3 câu 0.6 điểm 6% | ||
Thực hành phân chia các nhóm thực vật | 1 câu |
| 1 câu |
| 2 câu |
|
|
| 4 câu 0.8 điểm 8% | ||
Phần hóa học | |||||||||||
Oxygen và không khí & Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực, thực phẩm | Oxygen và không khí | 1 câu |
| 1 câu |
|
|
|
|
| 2 câu 0.4 điểm 4% | |
Một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu thông dụng |
|
|
| 0.5 câu (0.5 đ) |
| 0.5 câu (1.0đ) |
|
| 1 câu 1.5 điểm 15% | ||
Một số lương thực, thực phẩm thông dụng | 1 câu |
| 1 câu |
| 1 câu |
|
|
| 3 câu 0.6 điểm 6% | ||
Phần vật lý | |||||||||||
Năng lượng | Các dạng năng lượng | 1 câu |
| 1 câu |
| 1 câu |
|
|
| 3 câu 0.6 điểm 6% | |
Sự chuyển hóa năng lượng |
|
|
|
|
| 0.5 câu (0.5 đ) |
| 0.5 câu (1đ) | 1 câu 1.5 điểm 15% | ||
Nhiên liệu và năng lượng tái tạo | 1 câu |
|
|
| 1 câu |
|
|
| 2 câu 0.4 điểm 4% | ||
Tổng số câu: 24 Tổng số điểm: 10 Tỉ lệ: 100% | 8.5 câu 2.9 điểm 29% | 7 câu 3.2 điểm 32% | 8 câu 2.9 điểm 29% | 0.5 câu 1.0 điểm 10% |
| ||||||
Đề thi giữa kì 2 KHTN 6 Cánh diều Đề tham khảo số 5, đề thi giữa kì 2 KHTN 6 CD, đề thi KHTN 6 giữa kì 2 Cánh diều Đề tham khảo số 5
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận