Đề thi cuối kì 2 tiếng Việt 5 CD: Đề tham khảo số 3

Trọn bộ Đề thi cuối kì 2 tiếng Việt 5 CD: Đề tham khảo số 3 bộ sách mới Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

TIẾNG VIỆT 5 – CÁNH DIỀU

A. PHẦN TIẾNG VIỆT (10,0 điểm)

1. Đọc thành tiếng (3,0 điểm) 

Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS. 

Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ chủ điểm 5 đến chủ điểm 6, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung của đoạn đọc do giáo viên nêu.

2. Đọc hiểu văn bản kết hợp tiếng Việt (7,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi (3,0 điểm)

Vịnh Hạ Long

      Thiên nhiên Hạ Long chẳng những kì vĩ mà còn duyên dáng. Nét duyên dáng của Hạ Long chính là cái tươi mát của sóng nước, cái rạng rỡ của đất trời. Sóng nước Hạ Long quanh năm trong xanh. Đất trời Hạ Long bốn mùa sáng nắng. Bốn mùa Hạ Long mang trên mình một màu xanh đằm thắm: xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời. Màu xanh ấy như trường cửu, lúc nào cũng bát ngát, cũng trẻ trung, cũng phơi phới.

      Tuy bốn mùa là vậy, nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người. Mùa xuân của Hạ Long là mùa sương và cá mực. Mùa hè của Hạ Long là mùa gió nồm nam và cá ngừ, cá vược. Mùa thu của Hạ Long là mùa trăng biển và tôm he… Song quyến rũ hơn cả vẫn là mùa hè của Hạ Long. Những ngày hè đi bên bờ biển Hạ Long ta có cảm giác như đi trước cửa gió. Ngọn gió lúc êm ả như ru, lúc phần phật như quạt, mang cái trong lành, cái tươi mát của đại dương vào đất liền, làm sảng khoái tâm hồn ta. Trong tiếng gió thổi, ta nghe tiếng thông reo, tiếng sóng vỗ, tiếng ve ran và cả tiếng máy, tiếng xe, tiếng cần trục từ trên các tầng than, bến cảng vòng lại. Những âm thanh của sự sống trăm ngả tụ về, theo gió ngân lên vang vọng.

(Theo Thi Sảnh)

Câu 1 (0,5 điểm). Theo tác giả, màu sắc chủ đạo của Vịnh Hạ Long là gì?

A. Màu vàng của cát.

B. Màu trắng của mây.

C. Màu xanh của thiên nhiên.

D. Màu đen của đá.

Câu 2 (0,5 điểm). Màu xanh của Hạ Long được tác giả miêu tả như thế nào?

A. Chỉ có một màu xanh duy nhất.

B. Xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời.

C. Thay đổi theo từng mùa rõ rệt.

D. Chỉ có vào mùa hè.

Câu 3 (0,5 điểm). Gió ở Hạ Long vào mùa hè được miêu tả như thế nào?

A. Lúc nào cũng mạnh mẽ.

B. Lúc êm ả như ru, lúc phần phật như quạt.

C. Chỉ mang hơi nóng của đất liền.

D. Hoàn toàn tĩnh lặng.

Câu 4 (0,5 điểm). Mùa nào được tác giả cho là quyến rũ nhất ở Hạ Long?

A. Mùa xuân.

B. Mùa thu.

C. Tất cả các mùa.

D. Mùa hè.

Câu 5 (0,5 điểm). Tác giả miêu tả ngọn gió mùa hè ở Hạ Long như thế nào?

A. Luôn mạnh mẽ.

B. Rất yên tĩnh.

C. Lúc êm ả như ru, lúc phần phật như quạt.

D. Lúc nào cũng nhẹ nhàng.

Câu 6 (0,5 điểm). Cảm giác của tác giả khi đi bên bờ biển Hạ Long vào mùa hè là gì?

A. Sảng khoái, thư thái.

B. Mệt mỏi, chán nản.

C. Buồn tẻ, cô đơn.

D. Sợ hãi, lo lắng.

Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 7 (2,0 điểm). Đọc đoạn văn dưới đây và thực hiện yêu cầu.

      Trên con đường từ nhà đến trường, tôi phải đi qua Hồ Gươm. Lúc có bạn thì chuyện trò tíu tít, có khi đuổi nhau suốt dọc đường. Nhưng khi đi một mình, tôi thích ôm cặp vào ngực, nhìn lên các vòm cây, vừa đi vừa lẩm nhẩm ôn bài. Vì thế, tôi thường là đứa phát hiện ra bông hoa đầu tiên nở trên cây gạo trước đền Ngọc Sơn. Rồi bông nọ gọi bông kia, bông nọ ganh bông kia, chỉ vài hôm sau, cây gạo đã như một cây đuốc lớn cháy rừng rực giữa trời.

(Theo Vân Long)

a. Nhận xét về vị trí của các từ ngữ in đậm trong câu.

b. Nêu tác dụng của những từ ngữ đó trong đoạn văn.

Câu 8 (2,0 điểm). Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi.

Tôi đạp vỡ màu nâu

Bầu trời trong quả trứng

Bỗng thấy nhiều gió lộng

Bỗng thấy nhiều nắng reo

Bỗng tôi thấy thương yêu

Tôi biết là có mẹ.

                       (Xuân Quỳnh)

a. Từ bỗng xuất hiện mấy lần trong đoạn thơ?

b. Việc lặp lại nhiều lần từ bỗng có tác dụng gì? 

B. PHẦN VIẾT - TẬP LÀM VĂN (10,0 điểm)

Câu 9 (2,0 điểm). Chính tả nghe – viết: GV cho HS viết một đoạn trong bài “Vinh danh nước Việt” (SGK TV5, Cánh diều – Trang 89) Từ đầu cho đến… khi sang Pháp học.

Câu 10 (8,0 điểm). Em hãy viết bài văn kể lại câu chuyện “Tấm cám” hoặc “Sơn Tinh Thủy Tinh” với những chi tiết sáng tạo.

TRƯỜNG TH ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HK2  (2024 - 2025)

MÔN: TIẾNG VIỆT 5 – CÁNH DIỀU

A. PHẦN TIẾNG VIỆT: (10,0 điểm) 

1. Đọc thành tiếng (3,0 điểm)

- Đánh giá, cho điểm. Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:

+ Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá 1 phút): 0,5 điểm

(Đọc từ trên 1 phút – 2 phút: 0,25 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm)

+ Đọc đúng tiếng, đúng từ, trôi chảy, lưu loát: 1 điểm

(Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai 5 tiếng trở lên: 0 điểm)

+ Ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm

(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 – 3 chỗ: 0,25 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm)

+ Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm

(Trả lời chưa đầy đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm)

* Lưu ý: Đối với những bài tập đọc thuộc thể thơ có yêu cầu học thuộc lòng, giáo viên cho học sinh đọc thuộc lòng theo yêu cầu.

2. Đọc hiểu văn bản kết hợp tiếng Việt (7,0 điểm)

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi (3,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 2

Câu 3

Câu 4

C

B

B

D

C

A

 

Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 7 (2,0 điểm) Mỗi ý đúng được 1,0 điểm:

a. Những từ ngữ in đậm được đặt ở đầu mỗi câu trong đoạn văn.

b. Tác dụng của những từ ngữ đó trong đoạn văn: giúp liên kết các câu trong đoạn văn, khiến nội dung của đoạn văn được liền mạch và dễ hiểu hơn.

Câu 8 (2,0 điểm) Mỗi ý đúng được 1,0 điểm:

a. Từ bỗng xuất hiện trong đoạn thơ 2 lần.

b. Việc lặp lại nhiều lần từ bỗng có tác dụng: Nhấn mạnh sự ngỡ ngàng của chú gà con trước những điều mới mẻ.

B. PHẦN VIẾT - TẬP LÀM VĂN (10,0 điểm)

Câu 9: Phần chính tả nghe – viết:

- GV đọc cho HS viết, thời gian HS viết bài khoảng 15 phút.

- Đánh giá, cho điểm: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ và đúng theo đoạn văn (thơ) 2 điểm.

- Học sinh viết mắc từ 2 lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần,

Câu

Nội dung đáp án

Câu 10
(8,0 điểm)

1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng.

A. Mở bài (1,0 điểm)

- Giới thiệu câu chuyện: tên truyện, nhân vật,…

B. Thân bài (3,0 điểm)

- Kể lại các sự kiện chính ở phần diễn biến của câu chuyện, ghi chép cụ thể những chi tiết thể hiện sự sáng tạo.

+ Tả ngoại hình nhân vật.

+ Kể hành động, lời nói, ý nghĩa của nhân vật gắn với tình huống cụ thể.

+…

C. Kết bài (1,0 điểm)

- Nêu kết thúc câu chuyện. 

- Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc về nội dung câu chuyện.

 2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. 

3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. 

4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc…

* Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp.

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi tiếng Việt 5 Cánh diều, trọn bộ đề thi tiếng Việt 5 Cánh diều, Đề thi cuối kì 2 tiếng Việt 5

Bình luận

Giải bài tập những môn khác