Đề thi cuối kì 2 tiếng Việt 5 CD: Đề tham khảo số 2

Trọn bộ Đề thi cuối kì 2 tiếng Việt 5 CD: Đề tham khảo số 2 bộ sách mới Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

TIẾNG VIỆT 5 – CÁNH DIỀU

A. PHẦN TIẾNG VIỆT (10,0 điểm)

1. Đọc thành tiếng (3,0 điểm) 

Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS. 

Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ chủ điểm 5 đến chủ điểm 6, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung của đoạn đọc do giáo viên nêu.

2. Đọc hiểu văn bản kết hợp tiếng Việt (7,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi (3,0 điểm)

Cây chuối mẹ

      Mới ngày nào nó chỉ là cây chuối con mang tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác, đâm thẳng lên trời. Hôm nay, nó đã là cây chuối to, đĩnh đạc, thân bằng cột hiên. Các tàu lá ngả ra mọi phía như những cái quạt lớn, quạt mát cả góc vườn xanh thẫm. Chưa được bao lâu, nó đã nhanh chóng thành mẹ. Sát chung quanh nó, dăm cây chuối bé xíu mọc lên từ bao giờ. Cổ cây chuối mẹ mập tròn, rụt lại. Vài chiếc lá ngắn cũn cỡn, lấp ló hiện ra đánh động cho mọi người biết rằng hoa chuối ngoi lên đến ngọn rồi đấy.

      Cái hoa thập thò, hoe hoe đỏ như một mầm lửa non. Nó càng ngày càng to thêm, nặng thêm, khiến cây chuối nghiêng hẳn về một phía.

      Khi cây mẹ bận đơm hoa, kết quả thì các cây con cứ lớn nhanh hơn hớn.

      Để làm ra buồng, ra nải, cây mẹ phải đưa hoa chúc xuôi sang một phía. Lẽ nào nó đành để mặc cái hoa to bằng cái chày giã cua hoặc buồng quả to bằng cái rọ lợn đè dập một hay hai đứa con đứng sát nách nó?

      Không, cây chuối mẹ khẽ khàng ngả hoa sang cái khoảng trống không có đứa con nào.

(Theo Phạm Đình Ân)

Câu 1 (0,5 điểm). Hình ảnh nào được dùng để miêu tả cây chuối con lúc ban đầu?

A. Thân bằng cột hiên

B. Tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác

C. Các tàu lá ngả ra như những cái quạt lớn

D. Cổ cây mập tròn

 

Câu 2 (0,5 điểm). Điều gì cho thấy cây chuối đã "thành mẹ"?

A. Thân cây to bằng cột hiên

B. Các tàu lá ngả ra mọi phía

C. Có dăm cây chuối bé xíu mọc xung quanh

D. Hoa chuối ngoi lên đến ngọn

Câu 3 (0,5 điểm). Hoa chuối được ví von như thế nào trong bài đọc trên?

A. Như ngọn lửa nhỏ.

B. Như một mầm lửa non.

C. Như ngọn đuốc.

D. Như ánh nắng.

Câu 4 (0,5 điểm). Cây chuối mẹ đã làm gì để bảo vệ con của mình?

A. Đuổi những con vật khác ra xa.

B. Che chắn cho con khỏi nắng mưa.

C. Ngả hoa sang một bên để tránh đè lên con.

D. Dành hết thức ăn cho con.

Câu 5 (0,5 điểm). Từ nào được sử dụng để miêu tả sự trưởng thành của cây chuối mẹ?

A. Nhỏ bé.

B. Xanh lơ.

C. Đĩnh đạc.

D. Lấp ló.

Câu 6 (0,5 điểm). Bài văn muốn gửi gắm thông điệp gì đến người đọc?

A. Cây chuối rất quan trọng đối với cuộc sống con người.

B. Cần chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên.

C. Cây cối có khả năng sinh sôi, nảy nở.

D. Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng, cao quý.

Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 7 (2,0 điểm). Đọc bài ca dao dưới đây và trả lời câu hỏi.

Người ta đi cấy lấy công

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề

Trông trời, trông đất, trông mây

Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trắng đêm

Trông cho chân cứng đá mềm

Trời yên, biển lặng mới yên tấm lòng.

a. Từ trông được lặp lại mấy lần?

b. Theo em, việc lặp lại đó có tác dụng gì?

Câu 8 (2,0 điểm). Các từ ngữ in đậm trong đoạn văn dưới đây nói về ai? Việc dùng những từ ngữ đó có tác dụng gì?

      Xúc động trước tình cảm của người cha dành cho con gái và tiếng dương cầm da diết của người thiếu nữ mù, Bét-tô-ven đến bên cây đàn, ngồi xuống và bắt đầu chơi. Những nốt nhạc ngẫu hứng vang lên, tràn đầy cảm xúc yêu thương của nhà soạn nhạc thiên tài, lúc êm ái, nhẹ nhàng như ánh trăng, lúc lại mạnh mẽ như sóng sông Đa-nuýp.

(Theo Tiếng Việt 1, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2022

B. PHẦN VIẾT - TẬP LÀM VĂN (10,0 điểm)

Câu 9 (2,0 điểm). Chính tả nghe – viết: GV cho HS viết một đoạn trong bài “Trăng ơi … từ đâu đến” (SGK TV5, Cánh diều – Trang 86) Từ đầu cho đến… Bạn nào đá lên trời.

Câu 10 (8,0 điểm). Em hãy viết bài văn tả một cảnh đẹp trên quê hương em hoặc nơi em ở.

TRƯỜNG TH ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HK2  (2024 - 2025)

MÔN: TIẾNG VIỆT 5 – CÁNH DIỀU

A. PHẦN TIẾNG VIỆT: (10,0 điểm) 

1. Đọc thành tiếng (3,0 điểm)

- Đánh giá, cho điểm. Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:

+ Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá 1 phút): 0,5 điểm

(Đọc từ trên 1 phút – 2 phút: 0,25 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm)

+ Đọc đúng tiếng, đúng từ, trôi chảy, lưu loát: 1 điểm

(Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai 5 tiếng trở lên: 0 điểm)

+ Ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm

(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 – 3 chỗ: 0,25 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm)

+ Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm

(Trả lời chưa đầy đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm)

* Lưu ý: Đối với những bài tập đọc thuộc thể thơ có yêu cầu học thuộc lòng, giáo viên cho học sinh đọc thuộc lòng theo yêu cầu.

2. Đọc hiểu văn bản kết hợp tiếng Việt (7,0 điểm)

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi (3,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.   

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

B

C

B

C

C

D

Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 7 (2,0 điểm) Mỗi ý đúng được 1,0 điểm:

a. Từ trông được lặp lại 8 lần trong bài ca dao trên.

b. Theo em, việc lặp lại đó có tác dụng: nhấn mạnh sự vất cả của người nông dân trong công việc đồng áng (phải phụ thuộc vào thiên nhiên, những yếu tố khách quan làm cho người nông dân phải lo lắng).

Câu 8 (2,0 điểm) Mỗi ý đúng được 1,0 điểm:

- Các từ ngữ in đậm trong đoạn văn nói về nhà soạn nhạc cổ điển người Đức Bét-tô-ven (Beethoven, 1770 – 1827). Ông là một hình tượng âm nhạc quan trọng trong giai đoạn giao thời từ thời kì âm nhạc cổ điển sang thời kì âm nhạc lãng mạn.

- Việc dùng những từ ngữ đó có tác dụng ca ngợi, làm nổi bật lên tài năng, tên tuổi của người được nhắc đến. Giúp đoạn văn gợi hình, gợi cảm và lôi cuốn hơn.

B. PHẦN VIẾT - TẬP LÀM VĂN (10,0 điểm)

Câu 9: Phần chính tả nghe – viết:

- GV đọc cho HS viết, thời gian HS viết bài khoảng 15 phút.

- Đánh giá, cho điểm: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ và đúng theo đoạn văn (thơ) 2 điểm.

- Học sinh viết mắc từ 2 lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần,

Câu

Nội dung đáp án

Câu 10
(8,0 điểm)

1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng.

A. Mở bài (1,0 điểm)

- Giới thiệu cảnh đẹp thiên nhiên trên quê hương em/ nơi em ở theo cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp.

B. Thân bài (3,0 điểm)

- Nêu nội dung miêu tả dựa trên kết quả quan sát, cảm nhận cảnh vật bằng nhiều giác quan:

+ Tả bao quát toàn cảnh: từ cao xuống, từ xa đến gần,…

+ Tả chi tiết cảnh đẹp thiên nhiên (theo trình tự đã lựa chọn).

+ Miêu tả chi tiết bằng nhiều giác quan: Thị giác, thính giác, khứu giác,…

- Sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh kết hợp với biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa để bài văn trở nên sinh động.

C. Kết bài (1,0 điểm)

- Nêu cảm nghĩ về cảnh đẹp thiên nhiên hoặc những mong ước của em theo cách kết bài mở rộng hoặc không mở rộng.

2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. 

3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. 

4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc…

* Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp.

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi tiếng Việt 5 Cánh diều, trọn bộ đề thi tiếng Việt 5 Cánh diều, Đề thi cuối kì 2 tiếng Việt 5

Bình luận

Giải bài tập những môn khác