Đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 8 KNTT: Đề tham khảo số 5

Trọn bộ đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 8 KNTT: Đề tham khảo số 5 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ THI CUỐI KÌ 5 NGỮ VĂN 8 KẾT NỐI TRI THỨC ĐỀ 5

PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)

Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

“Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc. Có thể nào quan niệm được sức mãnh liệt của tình yêu mà không đem nó vào lửa đạn gay go thử thách. Người ta giờ đây đã hiểu lòng yêu của mình lớn đến nhường nào”

                                                                 (Lòng yêu nước – I.Ê-ren- bua)                              

Câu 1 (1điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản trên?

Câu 2 (1 điểm). Trong đoạn văn bản trên, câu nào là câu nêu luận điểm? Các câu còn lại trong đoạn văn có quan hệ như thế nào với câu nêu luận điểm?

Câu 3 (2 điểm). Từ văn bản đoạn văn trên, em hãy trình bày ngắn gọn (khoảng 7 đến 10 câu) suy nghĩ của em về lòng yêu nước?

PHẦN VIẾT (6.0 điểm)

Câu 1.(6.0 điểm) Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về việc nhiều người trẻ thể hiện cái tôi quá cao trong cuộc sống .

Hướng dẫn trả lời:

A. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)

Câu 1: Phương thức: Nghị luận

Câu 2:

- Câu nêu luận điểm: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc”

- Các câu còn lại dẫn dắt và đưa dẫn chứng làm sáng rõ nội dung luận điểm.

Câu 3:

+ Đoạn văn trên gợi nhớ đến văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”

+ HS có thể trình bày suy nghĩ về lòng yêu nước từ 7-10 câu chân thành, tự nhiên khuyến khích có phần liên hệ thực tế

B. PHẦN VIẾT (6.0 điểm)

     Thể hiện cái tôi của bản thân là một khao khát tự nhiên của mọi người, đặc biệt là đối với giới trẻ hiện nay. Việc này có thể thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng mục tiêu cuối cùng luôn là khẳng định và thể hiện bản thân. Tuy nhiên, việc thể hiện mình cần phải được thực hiện một cách tích cực và đúng đắn để không gây ảnh hưởng xấu đến cá nhân và xã hội.

    Cái tôi là gì? Cái tôi là cái tồn tại trong mỗi con người từ khi được sinh ra. Hiểu một cách khái quát, cái tôi chính là sự tự nhận thức, đánh giá của một người về tư cách, nhân phẩm và giá trị của chính bản thân mình thông qua đó định vị bản thân so với những cá nhân khác ngoài xã hội. 

Mỗi học sinh có cách thể hiện cái tôi của bản thân riêng, và đó là điều tốt. Điều quan trọng là có sự nhận thức về cách mình thể hiện bản thân và cố gắng thể hiện một cách đúng đắn và lịch lãm. Cách thể hiện bản thân phải phù hợp với lứa tuổi và môi trường học đường. Nếu có bất kỳ sự vi phạm nào về quy tắc và đạo đức trong thể hiện bản thân, thì cần có sự hướng dẫn và sự hỗ trợ từ thầy cô giáo và gia đình để điều chỉnh hành vi. Như một học sinh có thể thể hiện bản thân một cách tích cực bằng cách hăng hái tham gia vào các hoạt động học đường, chăm chỉ học tập, và thể hiện sự tôn trọng đối với thầy cô giáo và bạn bè. Việc này giúp tạo dựng một hình ảnh tích cực về bản thân và được đánh giá cao bởi những người xung quanh.

Tuy nhiên, có một số giới trẻ thể hiện mình theo cách không tích cực. Một số họ sử dụng ngôn ngữ không phù hợp hoặc thực hiện những hành động tiêu cực để thu hút sự chú ý và thể hiện bản thân. Điều này có thể bao gồm sử dụng ngôn ngữ tục tĩu, thể hiện sự bất kính đối với người khác, hoặc thậm chí vi phạm luật lệ. Hành vi tiêu cực có thể phần nào được giải thích bằng việc thay đổi tâm sinh lý trong giai đoạn dậy thì. Giới trẻ có thể trở nên nhạy cảm hơn đối với sự nhận xét và đánh giá từ người khác, và họ muốn thể hiện bản thân mình là độc đáo và nổi bật. Họ có thể cảm thấy áp lực để chứng minh mình và đôi khi chọn cách thể hiện mình qua những hành vi tiêu cực. Hành vi tiêu cực có thể có hậu quả xấu cho cá nhân và xã hội. Nó có thể tạo ra mô hình tiêu biểu không lành mạnh cho những người khác, khuyến khích hành vi tiêu cực và làm mất đi giá trị và đạo đức trong xã hội. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của cá nhân. Khi bị cái tôi cản trở, chúng ta không thể nhìn nhận sự vật, sự việc và hiện tượng đúng theo bản chất vốn có của nó. Cái tôi bị đè nén sẽ trở nên biến dạng, móp méo khiến cho người sở hữu nó không thể tự chủ trái lại trở nên giả tạo và có các hành vi không đúng như lừa dối, chèn ép hay tâng bốc nhau một cách thái quá.

Việc thể hiện cái tôi, một phần là do sự thay đổi tâm sinh lý ở độ tuổi mới lớn. Các bạn trẻ nhạy cảm với mọi thứ xung quanh, luôn muốn chứng minh rằng mình đã trưởng thành. Mặt khác, nó xuất phát từ nhu cầu mong muốn được chú ý, được khẳng định cái tôi. Sự giáo dục chưa đúng đắn từ gia đình, nhà trường hoặc sự lôi kéo của bạn bè cũng có thể dẫn đến việc thể hiện mình sai lệch.

Để việc thể hiện cái tôi có hiệu quả thì bản thân người trẻ cần có nhận thức đúng đắn về việc thể hiện mình. Cái tôi, cá tính, tài năng của bản thân phải được đo bằng học vấn, nghị lực sống, sự trung thực và tình yêu thương, sự cống hiến dành cho mọi người xung quanh. Là học sinh, em đã và đang có những cách thể hiện phù hợp, đúng đắn trước lớp và trường học. Tiêu biểu như trong giờ học, em hăng hái phát biểu bày tỏ quan điểm của mình cũng như thể hiện sự khôn khéo trong cách giải quyết những vấn đề mà cô giáo đưa ra.

      Có thể thấy rằng việc thể hiện cái tôi là không hề xấu nhưng cần được điều chỉnh ở mức độ thích hợp. Cái tôi quá lớn hay quá bé đều không tốt, cái tôi được điều chỉnh kịp thời giúp bản thân mỗi người trở nên hạnh phúc, vui vẻ, không có sự đố kỵ, ích kỷ với người khác và biết hài lòng hơn về những gì đã có được.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Ngữ văn 8 kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Ngữ văn 8 kết nối, đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 8 KNTT: Đề

Bình luận

Giải bài tập những môn khác