Đề thi cuối kì 2 lịch sử và địa lí 7 KNTT: Đề tham khảo số 9
Đề tham khảo số 9 cuối kì 2 lịch sử và địa lí 7 Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5 điểm)
I. Phần Trắc nghiệm (3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Nhà Minh xâm lược Đại Ngu vào thời gian nào?
A. Năm 1400.
B. Năm 1406.
C. Năm 1407.
D. Năm 1416.
Câu 2. Chu Văn An quê ở đâu?
A. Lam Sơn (Thanh Hóa).
B. Thanh Trì (Hà Nội).
C. Chí Linh (Hải Dương).
D. Thường Tín (Hà Nội).
Câu 3. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến cuộc cải cách của Hồ Quý Ly thất bại là gì?
A. Sự uy hiếp của nhà Minh.
B. Sự chống đối của quý tộc Trần.
C. Tài chính đất nước trống rỗng.
D. Không được sự ủng hộ của nhân dân.
Câu 4. Tháng 10/1946, ai đã dẫn viện binh của nhà Minh đến thành Đông Quan nước ta?
A. Liễu Thăng.
B. Thoát Hoan.
C. Vương Thông.
D. Mộc Thạch.
Câu 5. Năm 1424, Nguyễn Chích đề nghị nghĩa quân Lam Sơn tạm rời núi rừng Thanh Hóa, chuyển quân:
A. ra Bắc.
B. vào Nghệ An.
C. vào miền Nam
D. lên núi Chí Linh.
Câu 6. Theo em, việc dụ hàng quân Minh và tổ chức Hội thề Đông Quan thể hiện điều gì trong kế sách đánh giặc của Lê Lợi và Nguyễn Trãi?
A. Thể hiện ý chí, sức mạnh và truyền thống nhân đạo của đất nước ta.
B. Ra oai phủ đầu với nước địch.
C. Thể hiện ý chí chiến đấu của quân dân, sẵn sàng ứng chiến quân đội mới nhà Minh cử sang.
D. Thể hiện thái độ ngạo nghẽ, của người chiến thắng, mỉa mai, coi thường kẻ thua cuộc.
Câu 7. Đâu là làng nghề gốm truyền thống nổi tiếng dưới thời Lê sơ?
A. Làng gốm sứ Phước Tích (Thừa Thiên Huế).
B. Làng gốm sứ Chu Đậu (Hải Dương).
C. Làng gốm sứ Thổ Hà (Bắc Ninh).
D. Làng gốm sứ Thanh Hà (Quảng Nam).
Câu 8. Tác phẩm văn học chữ Nôm nổi tiếng của Nguyễn Trãi dưới thời Lê sơ là:
A. Bình Ngô đại cáo.
B. Dư địa chí.
C. Quốc âm thi tập.
D. Lam Sơn thực lục.
Câu 9. Nội dung nào không phản ánh đúng tình hình văn hóa, giáo dục của Đại Việt thời Lê sơ?
A. Văn học chữ Hán phát triển và chiếm ưu thế.
B. Nho giáo được đề cao, chiếm địa vị độc tôn.
C. Nhà nước tuyển chọn nhân tài qua các khoa thi.
D. Phật giáo được đề cao, trở thành quốc giáo.
Câu 10. Vương triều Vi-giay-a được thành lập vào năm nào?
A. Năm 988.
B. Năm 999.
C. Năm 1000.
D. Năm 1010.
Câu 11. Điệu múa nổi tiếng của các vũ nữ Chăm-pa là:
A. Vũ điệu Zum-ba.
B. Vũ điệu Fla-men-co.
C. Vũ điệu Áp-sa-ra.
D. Vũ điệu Sam-ba.
Câu 12. Trong quá trình cai quản vùng đất Phù Nam cũ, triều đình Ăng-co đã:
A. đồng hoá người Phù Nam thành người Chân Lạp.
B. tổ chức chính quyền đô hộ một cách chặt chẽ.
C. gặp nhiều khó khăn, hầu như không quản lí được.
D. vơ vét bóc lột nhân dân và thu được nhiều của cải.
II. Phần tự luận (2 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm) Trình bày những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa của vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.
Câu 2. (0,5 điểm) Tại sao cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại nhanh chóng?
B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5 điểm)
I. Phần Trắc nghiệm (3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Thiên nhiên Trung và Nam Mỹ thể hiện rõ nét sự khác biệt về?
A. Nhiệt độ.
B. Khí hậu và cảnh quan.
C. Lượng mưa.
D. Thảm thực vật.
Câu 2. Kênh đào Pa-na-ma nằm ở đâu?
A. Khu vực Nam Mỹ.
B. Quần đảo Ăng-ti.
C. Khu vực Bắc Mỹ.
D. Eo đất Trung Mỹ.
Câu 3. Hệ thực - động vật vô cùng phong phú ở đồng bằng A-ma-dôn do:
A. Nằm sâu trong lục địa.
B. Sông A-ma-dôn.
C. Địa hình bằng phẳng.
D. Khí hậu xích đạo và cận xích đạo.
Câu 4. Dân cư chủ yếu ở Trung và Nam Mỹ hiện nay là người gì?
A. Người Anh điêng.
B. Người Eskimo.
C. Người gốc Âu.
D. Người lai.
Câu 5. Đâu là một trong những nền văn hóa cổ nổi tiếng của cư dân bản địa Trung và Nam Mỹ?
A. Văn hóa Ai Cập cổ đại.
B. Văn hóa In-ca.
C. Văn hóa Lưỡng Hà.
D. Văn hóa Trung Hoa.
Câu 6. Tại sao diện tích rừng A-ma-dôn đang bị suy giảm?
A. Thiếu nước để tưới tiêu.
B. Khí hậu nóng lên.
C. Tình trạng hoang mạc hóa lan rộng.
D. Khai phá rừng lấy gỗ, đất canh tác, làm giao thông, cháy rừng.
Câu 7. Lãnh thổ châu Đại Dương gồm mấy bộ phận?
A. Hai bộ phận.
B. Ba bộ phận.
C. Bốn bộ phận.
D. Năm bộ phận.
Câu 8. Độ cao trung bình của sơn nguyên phía tây Ô-xtrây-li-a là bao nhiêu?
A. Dưới 500 m.
B. Từ 500 – 1 000m.
C. Từ 1 000 – 2 000m
D. Trên 2 000 m.
Câu 9. Trên lục địa Ô-xtrây-li-a, khu vực có khí hậu cận xích đạo, nóng, ẩm và mưa nhiều là:
A. Vùng đất nằm từ sườn tây dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a đến bờ tây lục địa.
B. Sườn đông dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a.
C. Dải bờ biển hẹp ở phía bắc lục địa.
D. Dải đất hẹp ở phía nam lục địa.
Câu 10. Lục địa Nam Cực được phát hiện ra khi nào?
A. Năm 1492.
B. Năm 1820.
C. Năm 1911.
D. Năm 1957.
Câu 11. Nam Đại Dương được công nhận là đại dương thứ năm trên thế giới khi nào?
A. Tháng 6 năm 2018.
B. Tháng 6 năm 2019.
C. Tháng 6 năm 2020.
D. Tháng 6 năm 2021.
Câu 12. Đặc điểm tự nhiên nổi bật của châu Nam Cực là:
A. Bão tuyết bao phủ quanh năm.
B. Thực vật phát triển mạnh mẽ.
C. Mưa quanh năm.
D. Nhiều động vật sinh sống.
II. Phần tự luận (2 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm) Trình bày sự phân hóa tự nhiên theo chiều đông – tây ở Trung và Nam Mỹ.
Câu 2. (0,5 điểm) Tại sao khu vực Trung và Nam Mỹ có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất thế giới. Quá trình đó đã gây ra hậu quả gì?
BÀI LÀM
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
BÀI LÀM:
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)
MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7 – KẾT NỐI TRI THỨC
A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5 điểm)
I. Phần trắc nghiệm: (3,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
A | C | D | C | B | A | B | C | D | A | C | C |
II. Phần tự luận: (2,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (1,5 điểm) | * Tình hình chính trị: - Đầu TK VII: những người thuộc dòng dõi vua Phù Nam cai trị vùng đất Nam Bộ do triều đình Chân Lạp không thể quản lí được. - Cuối TK XIV, Chân Lạp đối phó với các cuộc tấn công của quân Xiêm nên càng không thể kiểm soát. - Từ sau TK X: khu vực Nam Bộ chịu ảnh hưởng nặng nề bởi điều kiện tự nhiên khó khăn nên cư dân rất thưa vắng. - Vài thế kỉ sau có nhóm lưu dân người Việt đến khẩn hoang và lập ra làng người Việt đầu tiên ở Mô Xoài, Đồng Nai,… * Tình hình kinh tế: - Cư dân tụ cư thành những xóm làng. - Nông nghiệp: chủ yếu canh tác lúa nước, chăn nuôi, đánh bắt thuỷ hải sản. - Làm các nghề thủ công và buôn bán nhỏ. - Thương nghiệp không còn phát triển. * Tình hình văn hóa: - Người dân vẫn giữ nhiều truyền thống văn hoá từ thời Phù Nam đồng thời tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc. - Tôn giáo: Hin-đu giáo, Phật giáo, các tín ngưỡng dân gian,... tiếp tục được duy trì. → Đời sống vật chất và tinh thần phản ánh một nền văn hoá bình dân. |
0.15
0.15
0.15
0.15
0.15 0,15
0,15 0,15
0,15
0,15 |
Câu 2 (0,5 điểm) | Cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại nhanh chóng vì: - Nhà Hồ không được lòng dân do cướp ngôi của nhà Hồ - Do đường lối kháng chiến sai lầm của nhà Hồ + Không đoàn kết được lực lượng toàn dân mà chỉ chiến đấu đơn độc. + Trong khi quân Minh đang mạnh, nhà Hồ chỉ biết dựa vào các thành lũy để chống giặc. | 0,5 |
B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5 điểm)
I. Phần trắc nghiệm: (3,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
B | D | D | D | B | D | A | A | C | B | D | A |
II. Phần tự luận: (2,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (1.5 điểm) | * Ở Trung Mỹ: - Phía đông và các đảo: có lượng mưa nhiều, thảm rừng mưa nhiệt đới phát triển. - Phía tây: khô hạn, chủ yếu là xa van, rừng thưa. * Ở Nam Mỹ: - Phía đông: + Các sơn nguyên bị bào mòn mạnh, chủ yếu là đồi núi thấp. + Sơn nguyên Guy-a-na: khí hậu nóng ẩm, rừng rậm rạp. + Sơn nguyên Bra-xin: khí hậu khô hạn, cảnh quan rừng thưa và xa van. - Ở giữa: + Các đồng bằng rộng và bằng phẳng. + Đồng bằng A-ma-dôn: khí hậu xích đạo và cận xích đạo nóng ẩm, mưa nhiều, thảm thực vật rừng mưa nhiệt đới, hệ thực – động vật phong phú. + Các đồng bằng còn lại: mưa ít, chủ yếu là xa van, cây bụi. - Phía tây: + Miền núi An-đét cao trung bình 3 000 – 5 000m, gồm nhiều dãy núi, xen giữa là các thung lũng và cao nguyên. + Thiên nhiên có sự khác biệt giữa sườn đông và sườn tây. |
0.15
0,15
0,15
0,15
0,15
0,15 0,15
0,15
0,15
0,15 |
Câu 2 (0.5 điểm) | * Khu vực Trung và Nam Mỹ có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất thế giới là do hệ quả của đô thị hóa tự phát (nông dân mất đất, thất nghiệp, nghèo đói,…nên bỏ ra thành thị để tìm việc làm) với nền kinh tế còn chậm phát triển. * Hậu quả: thiếu việc làm, nhà ở, gây ô nhiễm môi trường, nảy sinh tệ nạn xã hội,… | 0,25
0,25
|
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)
MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7 – KẾT NỐI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||||
Phân môn Lịch sử | |||||||||||||||
Bài 15. Nước Đại Ngu thời Hồ (1400 – 1407) | 2 |
|
|
| 1 |
|
| 1 | 3 | 1 | 1.25 | ||||
Bài 16. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427) | 2 |
|
|
| 1 |
|
|
| 3 |
| 0.75 | ||||
Bài 17. Đại Việt thời Lê sơ (1428 – 1527) | 2 |
| 1 |
|
|
|
|
| 3 |
| 0.75 | ||||
Bài 18. Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu TK X đến đầu TK XVI | 2 |
| 1 | 1 |
|
|
|
| 3 | 1 | 2.25 | ||||
Tổng số câu TN/TL | 8 |
| 2 | 1 | 2 |
|
| 1 | 12 | 2 | 5.0 | ||||
Điểm số | 2.0 |
| 0.5 | 1.5 | 0.5 |
|
| 0.5 | 3 | 2 | 5.0 | ||||
Tổng số điểm | 2.0 điểm 20 % | 2.0 điểm 20 % | 0.5 điểm 5 % | 0.5 điểm 0.5 % | 5.0 điểm 50 % | 5 điểm | |||||||||
Phân môn địa lí | |||||||||||||||
Bài 16. Đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mỹ | 2 |
|
| 1 | 1 |
|
|
| 3 | 1 | 2.25 | ||||
Bài 17. Đặc điểm dân cư, xã hội Trung và Nam Mỹ, khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn. | 2 |
|
|
| 1 |
|
| 1 | 3 | 1 | 1.25 | ||||
Bài 18. Châu Đại Dương | 2 |
| 1 |
|
|
|
|
| 3 |
| 0.75 | ||||
Bài 19. Châu Nam Cực | 2 |
| 1 |
|
|
|
|
| 3 |
| 0.75 | ||||
Tổng số câu TN/TL | 8 |
| 2 | 1 | 2 |
|
| 1 | 12 | 2 | 5.0 | ||||
Điểm số | 2.0 |
| 0.5 | 1.5 | 0.5 |
|
| 0.5 | 3 | 2 | 5.0 | ||||
Tổng số điểm | 2.0 điểm 20 % | 2.0 điểm 20 % | 0.5 điểm 5 % | 0.5 điểm 5 % | 5.0 điểm 50 % | 5 điểm | |||||||||
TRƯỜNG THCS .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)
MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7 – KẾT NỐI TRI THỨC
A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số câu) | TN (số câu) | TL (số câu) | TN (số câu) | |||
2 | 12 |
|
| |||
Bài 15. Nước Đại Ngu thời Hồ (1400 – 1407) | Nhận biết | - Thời gian nhà Minh xâm lược Đại Ngu. - Quê quán của Chu Văn An. |
| 2 |
| C1, 2 |
Vận dụng | - Nêu nguyên nhân quan trọng dẫn đến cuộc cải cách của Hồ Quý Ly thất bại. |
| 1 |
| C3 | |
VD cao | - Giải thích tại sao cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại nhanh chóng. | 1 |
| C2 |
| |
Bài 16. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427) | Nhận biết | - Xác định tướng đã dẫn viện binh của nhà Minh đến thành Đông Quan. - Xác định địa điểm Nguyễn Chích đề nghị nghĩa quân Lam Sơn tạm rời núi rừng Thanh Hóa, chuyển quân. |
| 2 |
| C4, 5 |
Vận dụng | - Ý nghĩa của việc dụ hàng quân Minh và tổ chức Hội thề Đông Quan. |
| 1 |
| C6 | |
Bài 17. Đại Việt thời Lê sơ (1428 – 1527) | Nhận biết | - Tên làng gốm nổi tiếng dưới thời Lê sơ. - Tác phẩm văn học của Nguyễn Trãi dưới thời Lê sơ. |
| 2 |
| C7, 8 |
Thông hiểu | - Nêu tình hình văn hóa, giáo dục của Đại Việt thời Lê sơ. |
| 1 |
| C9 | |
Bài 18. Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu TK X đến đầu TK XVI | Nhận biết | - Thời gian thành lập vương triều Vi-giay-a. - Điệu múa nổi tiếng của vũ nữ Chăm-pa. |
| 2 |
| C10, 11 |
Thông hiểu | - Tình hình của triều đình Ăng-co trong quá trình cai quản vùng đất Phù Nam cũ. - Trình bày những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa của vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI. | 1 | 1 | C1 | C12 |
B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số câu) | TN (số câu) | TL (số câu) | TN (số câu) | |||
2 | 12 |
|
| |||
Bài 16. Đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mỹ | Nhận biết | - Sự khác biệt của thiên nhiên Trung và Nam Mỹ. - Vị trí của kênh đào Pa-na-ma. |
| 2 |
| C1, 2 |
Thông hiểu | - Trình bày sự phân hóa tự nhiên theo chiều đông – tây ở Trung và Nam Mỹ. | 1 |
| C1 |
| |
Vận dụng | - Nguyên nhân hệ động – thực vật của đồng bằng A-ma-dôn vô cùng phong phú. |
| 1 |
| C3 | |
Bài 17. Đặc điểm dân cư, xã hội Trung và Nam Mỹ, khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn. | Nhận biết | - Dân cư chủ yếu ở Trung và Nam Mỹ. - Tên nền văn hóa cổ nổi tiếng của cư dân bản địa Trung và Nam Mỹ. |
| 2 |
| C4, 5 |
Vận dụng | - Giải thích nguyên nhân diện tích rừng A-ma-dôn bị suy giảm. |
| 1 |
| C6 | |
VD cao | - Giải thích tại sao Tại sao khu vực Trung và Nam Mỹ có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất thế giới. Nêu hậu quả của quá trình đó. | 1 |
| C2 |
| |
Bài 18. Châu Đại Dương | Nhận biết | - Lãnh thổ châu Đại Dương gồm 2 bộ phận. - Xác định độ cao trung bình của sơn nguyên phía tây Ô-xtrây-li-a. |
| 2 |
| C7, 8 |
Thông hiểu | - Xác định khu vực có khí hậu cận xích đạo, nóng, ẩm và mưa nhiều. |
| 1 |
| C9 | |
Bài 19. Châu Nam Cực | Nhận biết | - Chỉ ra thời gian phát hiện lục địa Nam Cực. - Thời gian Nam Đại Dương được công nhận là đại dương thứ năm trên thế giới. |
| 2 |
| C10, 11 |
Thông hiểu | - Nêu đặc điểm tự nhiên nổi bật của châu Nam Cực. |
| 1 |
| C12 |
Thêm kiến thức môn học
Đề thi cuối kì 2 lịch sử và địa lí 7 Kết nối Đề tham khảo số 9, đề thi cuối kì 2 lịch sử và địa lí 7 KNTT, đề thi lịch sử và địa lí 7 cuối kì 2 Kết nối tri thức Đề tham khảo số 9
Bình luận