Đề thi cuối kì 2 lịch sử và địa lí 7 KNTT: Đề tham khảo số 5
Đề tham khảo số 5 cuối kì 2 lịch sử và địa lí 7 Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5 điểm)
I. Phần Trắc nghiệm (3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Hồ Quý Ly buộc vua Trần nhường ngôi vào năm nào?
A. Năm 1400
B. Năm 1407.
C. Năm 1414.
D. Năm 1421.
Câu 2. Tiền Thông bảo hội sao của nhà Hồ được làm từ chất liệu gì?
A. Đồng.
B. Vàng.
C. Bạc.
D. Giấy.
Câu 3. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những cải cách của Hồ Quý Ly về văn hóa, giáo dục?
A. Tổ chức thi cử để tuyển chọn nhân tài.
B. Khuyến khích sử dụng chữ Nôm để dịch chữ Hán.
C. Ban hành tiền giấy thay cho tiền đồng.
D. Sửa đổi chế độ thi cử, học tập.
Câu 4. Ai là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
A. Lê Lợi.
B. Lê Hoàn.
C. Nguyễn Huệ.
D. Nguyễn Nhạc.
Câu 5. Lê Lợi đã tích cực xây dựng lực lượng, dựng cờ khởi nghĩa chống quân nào?
A. Quân Minh
B. Quân Tống
C. Quân Hán
D. Quân Nguyên – Mông.
Câu 6. Vào mùa hè năm 1423, Lê Lợi đã đề nghị tạm hoà với quân Minh vì:
A. đang ở trên núi cao xa xôi, hẻo lánh, rất khó phát triển lực lượng.
B. quân khởi nghĩa bị thiếu lương thực trầm trọng.
C. quân khởi nghĩa đánh mãi không thắng nên cầu hoà.
D. muốn tranh thủ thời gian hòa hoãn để xây dựng lực lượng.
Câu 7. Tác phẩm sử học nào do Ngô Sĩ Liên biên soạn dưới thời Lê sơ?
A. Lam Sơn thực lục.
B. Phủ biên tạp lục.
C. Đại Việt sử kí toàn thư.
D. Đại Việt sử kí.
Câu 8. Thời Lê sơ, hệ tư tưởng nào chiếm địa vị độc tôn trong xã hội?
A. Phật giáo.
B. Nho giáo.
C. Đạo giáo.
D.Thiên chúa giáo.
Câu 9. Nhận định nào sau đây là không đúng?
A. Nông dân cày cấy, nộp thuế và làm các nghĩa vụ với nhà nước.
B. Nông dân hoặc lĩnh canh ruộng đất của địa chủ, quan lại để cày cấy, nộp tô.
C. Nông nghiệp là cốt lõi để phát triển đất nước.
D. Nông nghiệp không được chú trọng, quan tâm.
Câu 10. Sau khi Vương quốc Phù Nam sụp đổ, vùng đất Nam Bộ về danh nghĩa bị nước nào cai trị?
A. Thái Lan.
B. Chăm-pa.
C. Mã Lai.
D. Chân Lạp.
Câu 11. Vương triều Vi-giay-a lâm vào khủng, suy yếu từ khoảng thời gian nào?
A. cuối thế kỉ XII.
B. cuối thế ki XIII.
C. cuối thế kỉ XIV.
D. cuối thế kỉ XV.
Câu 12. Nền kinh tế của các vương quốc Chăm-pa và Đại Việt có điểm gì giống nhau?
A. Công – thương nghiệp là nền tảng chính.
B. Nông nghiệp trồng lúa nước là ngành chính.
C. Buôn bán qua đường biển là ngành chính.
D. Thủ công nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo.
II. Phần tự luận (2 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm) Trình bày những nội dung trong cải cách của Hồ Quý Ly.
Câu 2. (0,5 điểm) Vì sao Đại Việt thời Lê sơ lại đạt được những thành tựu to lớn trong nhiều lĩnh vực?
B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5 điểm)
I. Phần Trắc nghiệm (3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Khí hậu ôn đới có đặc điểm gì?
A. Nóng ẩm quanh năm.
B. Một năm có hai mùa.
C. Mát mẻ quanh năm.
D. Nóng, lượng mưa giảm dần.
Câu 2. Sự phân hóa theo chiều cao thể hiện rõ rệt nhất ở đâu?
A. Các sơn nguyên phía Đông.
B. Đồng bằng ở giữa.
C. Dãy núi An-đét.
D. Phía Nam Nam Mĩ.
Câu 3. Điểm giống nhau của địa hình của Nam Mỹ và Bắc Mỹ là:
A. Cấu trúc địa hình phức tạp: phía tây là núi trẻ, đồng bằng ở giữa và phía đông là cao nguyên hoặc núi thấp.
B. Cấu trúc địa hình đơn giản: phía đông là núi trẻ, đồng bằng ở giữa và phía tây là cao nguyên hoặc núi thấp.
C. Cấu trúc địa hình đơn giản: phía tây là núi thấp, đồng bằng ở giữa và phía đông là cao nguyên hoặc núi trẻ.
D. Cấu trúc địa hình đơn giản: phía tây là núi trẻ, đồng bằng ở giữa và phía đông là cao nguyên hoặc núi thấp.
Câu 4. Quốc gia nào có tỉ lệ dân thành thị cao nhất ở Trung và Nam Mỹ?
A. Bra-xin.
B. Mê-hi-cô.
C. Ac-hen-ti-na.
D. Vê-nê-du-ê-la.
Câu 5. Những ngôn ngữ nào được sử dụng nhiều ở Trung và Nam Mỹ?
A. Tiếng Nga và Anh.
B. Tiếng Anh và Pháp.
C. Tiếng Tây Ban Nha và Tây Ban Nha.
D. Tiếng Anh và Bồ Đào Nha.
Câu 6. Tại sao đô thị hóa ở Trung và Nam Mỹ mang tính tự phát?
A. Không xuất phát từ phát triển công nghiệp, chủ yếu là di dân.
B. Công nghiệp phát triển mạnh, gia tăng dân số nhanh.
C. Thành phần chủng tộc đa dạng, ngôn ngữ phong phú.
D. Tình trạng di dân đông nhất trên thế giới.
Câu 7. Đới khí hậu chiếm phần lớn diện tích lục địa Ô-xtrây-li-a là:
A. khí hậu cận xích đạo.
B. khí hậu nhiệt đới.
C. khí hậu cận nhiệt đới.
D. khí hậu ôn đới.
Câu 8. Chiều dài từ Bắc xuống Nam của lục địa Ô-xtrây-li-a là bao nhiêu km?
A. 3000km.
B. 4000km.
C. 5000km.
D. 6000km.
Câu 9. Lục địa Ô-xtrây-li-a có vị trí địa lí:
A. nằm ở phía đông nam Đại Tây Dương, thuộc bán cầu Nam.
B. nằm ở phía tây nam Ấn Độ Dương, thuộc bán cầu Nam.
C. nằm ở phía tây nam Thái Bình Dương, thuộc bán cầu Nam.
D. nằm ở trung tâm Thái Bình Dương, thuộc bán cầu Nam.
Câu 10. Châu Nam Cực không tiếp giáp đại dương nào?
A. Thái Bình Dương.
B. Bắc Băng Dương.
C. Nam Đại Dương.
D. Đại Tây Dương.
Câu 11. Trong các loài vật dưới đây, loài nào không sống ở Nam Cực?
A. Chim cánh cụt.
B. Hải cẩu.
C. Gấu trắng.
D. Chim biển.
Câu 12. Đặc điểm về vị trí địa lí nào dưới đây không thuộc châu Nam Cực?
A. Đại bộ phận diện tích nằm trong phạm vi phía nam của vòng cực Nam.
B. Xích đạo chạy ngang qua châu lục.
C. Được bao bọc bởi đại dương.
D. Nằm cách xa các châu lục khác.
II. Phần tự luận (2 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm) Trình bày đặc điểm địa hình và khoáng sản của châu Đại Dương.
Câu 2. (0,5 điểm) Tại sao châu Nam Cực được mệnh danh là “hoang mạc lạnh nhất thế giới”?
BÀI LÀM
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
BÀI LÀM:
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)
MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7 – KẾT NỐI TRI THỨC
A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5 điểm)
I. Phần trắc nghiệm: (3,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
A | D | C | A | A | D | C | B | D | D | C | B |
II. Phần tự luận: (2,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (1,5 điểm) | * Về chính trị, quân sự: - Tiến hành các biện pháp để củng cố chế độ quân chủ chuyên chế: cải tố quy chế quan lại, lập lại kỉ cương,… - Tăng cường lực lượng quân đội chính quy, xây dựng nhiều thành lũy, chế tạo súng thần cơ, đóng thuyền chiến,… * Về kinh tế, xã hội: - Thực hiện các chính sách hạn điền, hạn nô. - Phát hành tiền giấy Thông bảo hội sao, cải cách chế độ thuế khóa, thống nhất đơn vị đo lường trong cả nước,… * Về văn hóa, giáo dục: - Cải cách chế độ học tập và thi cử để tuyển chọn nhân tài. - Khuyến khích sử dụng chữ Nôm để dịch sách chữ Hán, dạy học và sáng tác văn chương,… |
0.25
0.25
0.25 0.25
0.25
0,25 |
Câu 2 (0,5 điểm) | Đại Việt thời Lê sơ lại đạt được những thành tựu to lớn trong nhiều lĩnh vực là do: - Đất nước thái bình, yên ổn, không còn chiến tranh. - Những chính sách, biện pháp tích cực của nhà nước đã khuyến khích, tạo điều kiện cho kinh tế, văn hóa, giáo dục phát triển. - Giáo dục, khoa cử phát triển nên đào tạo được nhiều nhân tài giúp nước. - Nhân dân ta có truyền thống hiếu học. | 0,5 |
B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5 điểm)
I. Phần trắc nghiệm: (3,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
C | C | D | C | C | A | B | A | C | B | C | B |
II. Phần tự luận: (2,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (1.5 điểm) | * Lục địa Ô-xtrây-li-a gồm ba khu vực địa hình và khoáng sản có đặc điểm rất khác nhau: - Phía tây: vùng sơn nguyên tây Ô-xtrây-li-a: + Độ cao trung bình: dưới 500m. + Chủ yếu là hoang mạc cát, hoang mạc đá, cao nguyên, núi thấp/ + Tập trung nhiều mỏ kim loại: sắt, đồng, vàng,… - Vùng đồng bằng Trung tâm: + Độ cao trung bình: dưới 200m. + Chủ yếu là bãi đá, đồng bằng cát, đụn cát. + Nhiều nơi hoang vắng, không có người sinh sống. - Phía đông: dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a. + Độ cao trung bình: 800 – 1000m. + Sườn đông dốc, sườn tây thoải dần về phía đồng bằng Trung tâm. + Tập trung nhiều khoáng sản nhiên liệu: than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên. * Các đảo, quần đảo nằm gần lục địa Ô-xtrây-li-a. - Chủ yếu là đảo núi cao. - Có nhiều loại khoáng sản: vàng, sắt, than đá, dầu mỏ,… * Các đảo, quần đảo xa bờ: - Chủ yếu là đảo nhỏ, thấp. - Nghèo khoáng sản. | 0.25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25 |
Câu 2 (0.5 điểm) | Châu Nam Cực được mệnh danh là hoang mạc lạnh vì: - Hầu hết lục địa cao hơn 3000m so với mực nước biển và nhiệt độ giảm dần theo độ cao ở tầng đối lưu. - Lượng mưa ít, rất khô hạn, khắc nghiệt, biên độ nhiệt ngày và năm lớn. |
0,25
0,25
|
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)
MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7 – KẾT NỐI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||||
Phân môn Lịch sử | |||||||||||||||
Bài 15. Nước Đại Ngu thời Hồ (1400 – 1407) | 2 |
| 1 | 1 |
|
|
|
| 3 | 1 | 2.25 | ||||
Bài 16. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427) | 2 |
|
|
| 1 |
|
|
| 3 |
| 0.75 | ||||
Bài 17. Đại Việt thời Lê sơ (1428 – 1527) | 2 |
| 1 |
|
|
|
| 1 | 3 | 1 | 1.25 | ||||
Bài 18. Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu TK X đến đầu TK XVI | 2 |
|
|
| 1 |
|
|
| 3 |
| 0.75 | ||||
Tổng số câu TN/TL | 8 |
| 2 | 1 | 2 |
|
| 1 | 12 | 2 | 5.0 | ||||
Điểm số | 2.0 |
| 0.5 | 1.5 | 0.5 |
|
| 0.5 | 3 | 2 | 5.0 | ||||
Tổng số điểm | 2.0 điểm 20 % | 2.0 điểm 20 % | 0.5 điểm 5 % | 0.5 điểm 0.5 % | 5.0 điểm 50 % | 5 điểm | |||||||||
Phân môn địa lí | |||||||||||||||
Bài 16. Đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mỹ | 2 |
|
|
| 1 |
|
|
| 3 |
| 0.75 | ||||
Bài 17. Đặc điểm dân cư, xã hội Trung và Nam Mỹ, khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn. | 2 |
|
|
| 1 |
|
|
| 3 |
| 0.75 | ||||
Bài 18. Châu Đại Dương | 2 |
| 1 | 1 |
|
|
|
| 3 | 1 | 2.25 | ||||
Bài 19. Châu Nam Cực | 2 |
| 1 |
|
|
|
| 1 | 3 | 1 | 1.25 | ||||
Tổng số câu TN/TL | 8 |
| 2 | 1 | 2 |
|
| 1 | 12 | 2 | 5.0 | ||||
Điểm số | 2.0 |
| 0.5 | 1.5 | 0.5 |
|
| 0.5 | 3 | 2 | 5.0 | ||||
Tổng số điểm | 2.0 điểm 20 % | 2.0 điểm 20 % | 0.5 điểm 5 % | 0.5 điểm 5 % | 5.0 điểm 50 % | 5 điểm | |||||||||
TRƯỜNG THCS .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)
MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7 – KẾT NỐI TRI THỨC
A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số câu) | TN (số câu) | TL (số câu) | TN (số câu) | |||
2 | 12 |
|
| |||
Bài 15. Nước Đại Ngu thời Hồ (1400 – 1407) | Nhận biết | - Thời gian vua Trần nhường ngôi cho Hồ Quý Ly. - Chất liệu của tiền giấy Thông bảo hội sao. |
| 2 |
| C1, 2 |
| Thông hiểu | - Nội dung cải cách của Hồ Quý Ly về văn hóa, giáo dục. - Trình bày nội dung trong cải cách của Hồ Quý Ly. | 1 | 1 | C1 | C3 |
Bài 16. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427) | Nhận biết | - Chỉ ra người lãnh đạo khởi nghĩa Lam Sơn. - Xác định khởi nghĩa Lam Sơn chống quân xâm lược Minh. |
| 2 |
| C4, 5 |
| Vận dụng | - Giải thích lí do Lê Lợi đề nghị tạm hòa với quân Minh |
| 1 |
| C6 |
Bài 17. Đại Việt thời Lê sơ (1428 – 1527) | Nhận biết | - Xác định tác phẩm của nhà sử học Ngô Sĩ Liên. - Chỉ ra tôn giáo chiếm vị trí độc tôn trong xã hội. |
| 2 |
| C7, 8 |
| Thông hiểu | - Chỉ ra nhận định không đúng về nông nghiệp thời Lê sơ. |
| 1 |
| C9 |
| VD cao | - Giải thích vì sao Đại Việt thời Lê sơ đạt được thành tựu to lớn trong nhiều lĩnh vực. | 1 |
| C2 |
|
Bài 18. Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu TK X đến đầu TK XVI | Nhận biết | - Chỉ ra quốc gia cai trị vùng đất Nam Bộ sau khi vương quốc Phù Nam sụp đổ. - Chỉ ra giai đoạn suy yếu của vương triều Vi-giay-a |
| 2 |
| C10, 11 |
| Vận dụng | - Nêu điểm giống nhau của nền kinh tế Chăm-pa và Đại Việt |
| 1 |
| C12 |
B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số câu) | TN (số câu) | TL (số câu) | TN (số câu) | |||
2 | 12 |
|
| |||
Bài 16. Đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mỹ | Nhận biết | - Nêu đặc điểm của khí hậu ôn đới. - Chỉ ra vị trí thể hiện sự phân hóa theo chiều cao rõ rệt nhất. |
| 2 |
| C1, 2 |
| Vận dụng | - Nêu điểm giống nhau của địa hình Nam Mỹ và Bắc Mỹ. |
| 1 |
| C3 |
Bài 17. Đặc điểm dân cư, xã hội Trung và Nam Mỹ, khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn. | Nhận biết | - Xác định quốc gia có tỉ lệ dân thành thị cao nhất ở Trung và Nam Mỹ. - Chỉ ra ngôn ngữ được sử dụng nhiều ở Trung và Nam Mỹ. |
| 2 |
| C4, 5 |
| Vận dụng | - Giải thích tại sao nói đô thị hóa ở Trung và Nam Mỹ mang tính tự phát. |
| 1 |
| C6 |
Bài 18. Châu Đại Dương | Nhận biết | - Xác định đới khí hậu ở phần lớn lục địa Ô-xtrây-li-a. - Chiều dài từ Bắc xuống Nam của lục địa Ô-xtrây-li-a. |
| 2 |
| C7, 8 |
| Thông hiểu | - Nêu vị trí địa lí của lục địa Ô-xtrây-li-a. - Trình bày đặc điểm địa hình và khoáng sản của châu Đại Dương. | 1 | 1 | C1 | C9 |
Bài 19. Châu Nam Cực | Nhận biết | - Chỉ ra đại dương không tiếp giáp với châu Nam Cực. - Chỉ ra loài vật không sống ở Nam Cực. |
| 2 |
| C10, 11 |
| Thông hiểu | - Nêu đặc điểm địa lí của châu Nam Cực. |
| 1 |
| C12 |
| VD cao | - Giải thích tại sao châu Nam Cực được mệnh danh là “hoang mạc lạnh nhất thế giới”. | 1 |
| C2 |
|
Thêm kiến thức môn học
Đề thi cuối kì 2 lịch sử và địa lí 7 Kết nối Đề tham khảo số 5, đề thi cuối kì 2 lịch sử và địa lí 7 KNTT, đề thi lịch sử và địa lí 7 cuối kì 2 Kết nối tri thức Đề tham khảo số 5
Bình luận