Đề thi cuối kì 2 lịch sử và địa lí 7 KNTT: Đề tham khảo số 6

Đề tham khảo số 6 cuối kì 2 lịch sử và địa lí 7 Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7 – KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

 

 

 

 

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5 điểm)

I. Phần Trắc nghiệm (3 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Người sáng lập ra nhà Hồ là ai?

A. Hồ Hán Thương.

B. Hồ Quý Ly.

C. Hồ Nguyên Trừng.

D. Hồ Chí Minh.

Câu 2. Ai đã dâng sớ yêu cầu vua Trần Dụ Tông chém đầu 7 tên nịnh thần?

A. Nguyễn Phi Khanh

B. Trần Quốc Tuấn.

C. Trần Thủ Độ.

D. Chu Văn An.

Câu 3. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự thất bại của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược?

A. Do không đoàn kết được lực lượng toàn dân.

B. Quá chú trọng vào việc xây dựng phòng tuyến quân sự và lực lượng quân đội chính quy.

C. Do cướp ngôi của nhà Trần.

D. Do các chính sách cải cách không hợp lí.

Câu 4. Giữa năm 1418, ai là người đóng giả Lê Lợi nhử địch, giải cứu cho chủ tướng và đã hi sinh?

A. Nguyễn Trãi.

B. Lê Lai.

C. Nguyễn Chích.

D. Lê Ngân.

Câu 5. Tháng 10/1427, khi Liễu Thăng dẫn quân ào ạt tiến vào Việt Nam, chúng đã bị nghĩa quân Lam Sơn phục kích và giết ở đâu?

A. Nam Quan.

B. Đông Quan.

C. Chi Lăng.

D. Vân Nam.

Câu 6. Trong giai đoạn đầu của khởi nghĩa (1418 -1423), nghĩa quân Lam Sơn ở trong tình trạng thế nào?

A. Lực lượng nghĩa quân rất hùng mạnh.

B. Lực lượng nghĩa quân còn yếu, gặp nhiều khó khăn.

C. Nghĩa quân liên tiếp giành thắng lợi, buộc địch phải rút quân.

D. Nghĩa quân đánh đâu thắng đó, địa bàn hoạt động được mở rộng.

Câu 7. “Luật Hồng Đức” được ban hành dưới thời vua nào?

A.  Lê Thánh Tông

B. Lê Đại Hành

C. Lê Thái Tổ

D. Lê Nhân Tông.

Câu 8. Thời vua Lê Thánh Tông, ở cấp địa phương, cả nước được chia thành:

A. 12 lộ, phủ.

B. 5 đạo.

C. 24 lộ, châu.

D. 13 đạo thừa tuyên.

Câu 9. Nội dung nào không phản ánh đúng mục đích của nhà nước phong kiến Đại Việt khi dựng bia Tiến sĩ trong Văn Miếu?

A. Vinh danh những ngườiđỗ đạt cao trong các kì thi do nhà nước tổ chức.

B. Khuyến khích, cổ vũ tinh thần học tập, thi cử của quần chúng nhân dân.

C. Răn đe quan lại phải có trách nhiệm với với dân cho xứng với bảng vàng.

D. Để lại cho hậu thế những tác phẩm điêu khắc độc đáo, sinh động.

Câu 10. Suốt từ thế kỉ X - XIV, dân cư ở vùng đất Nam Bộ:

A. rất đông đúc.

B. rất thưa thớt.

C. buôn bán nhộn nhịp.

D. rất giàu có.

Câu 11. Trong các thế kỉ X – XVI, tôn giáo nào có vai trò quan trọng nhất trong đời sống tinh thần của người Cham-pa?

A. Nho giáo.

B. Hồi giáo.

C. Thiên Chúa giáo.

D. Hin-đu giáo.

Câu 12. Ý nào không phải những nét chính về văn hoá ở Chăm-pa từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI?

A. Chữ viết: chữ Chăm được cải tiến và hoàn thiện.

B. Biểu diễn ca múa nhạc: sử dụng các bộ nhạc cụ và có nhiều điệu múa nổi tiếng.

C. Kiến trúc, điêu khắc: nổi tiếng nhất là các đền tháp được xây bằng gạch nung.

D. Khai thác và trao đổi, buôn bán nhiều loại lâm thổ sản quý, đánh bắt hải sản.

II. Phần tự luận (2 điểm)

Câu 1(1,5 điểm) Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế dưới thời Lê sơ.

Câu 2. (0,5 điểm) Tại sao nói “khởi nghĩa Lam Sơn không chỉ là dấu son rực rỡ trong lịch sử dựng nước và giữ nước mà còn đặt nền móng vững chắc mở ra thời kì hưng thịnh của nước ta”?

B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5 điểm)

I. Phần Trắc nghiệm (3 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Cảnh quan tiêu biểu nào ở đới khí hậu cận xích đạo?

A. Rừng mưa nhiệt đới. 

B. Xa van và rừng thưa.

C. Rừng hỗn hợp và bán hoang mạc. 

D. Rừng thưa nhiệt đới.

Câu 2. Phía tây Trung Mỹ có những cảnh quan nào?

A. Xa van và rừng thưa. 

B. Rừng hỗn hợp và bán hoang mạc.

C. Rừng mưa nhiệt đới. 

D. Rừng thưa nhiệt đới. 

Câu 3. Thiên nhiên dãy núi An-đét thay đổi từ thấp lên cao lần lượt là?

A. Rừng nhiệt đới, rừng lá rộng, rừng lá kim, đồng cỏ, đồng cỏ núi cao, băng tuyết.

B. Rừng lá rộng, rừng lá kim, đồng cỏ, đồng cỏ núi cao, băng tuyết, rừng nhiệt đới.

C. Băng tuyết, đồng cỏ núi cao, đồng cỏ, rừng lá kim, rừng lá rộng, rừng nhiệt đới.

D. Băng tuyết, đồng cỏ núi cao, đồng cỏ, rừng lá rộng, rừng nhiệt đới, rừng lá kim. 

Câu 4. Người châu Âu chủ yếu đến từ những nước nào?

A. Thụy Điển và Bỉ.

B. Đức và I-ta-li-a.

C. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

D. Anh và Pháp.

Câu 5. Diện tích rừng A-ma-dôn phần lớn tập trung ở quốc gia nào?

A. Bô-li-vi-a.

B. Cô-lôm-bi-a.

C. Bra-xin.

D. Guy-a-na.

Câu 6. Vì sao phải bảo vệ rừng A-ma-dôn?

A. Vì đây là điều hòa tự nhiên.

B. Vì đây là lá phổi xanh của Trái Đất, cung cấp oxy cho sự sống, điều hòa khí hậu.

C. Vì đây là khu bảo tồn thiên nhiên.

D. Lá phổi xanh của thế giới.

Câu 7. Vùng đảo châu Đại Dương nằm ở đâu?

A. Trung tâm Thái Bình Dương.

B. Trung tâm Đại Tây Dương.

C. Trung tâm Ấn Độ Dương.

D. Trung tâm Bắc Băng Dương.

Câu 8. Đâu là ngôn ngữ chính thức được sử dụng ở Ô-xtrây-li-a?

A. Tiếng Anh.

B. Tiếng A-rập.

C. Tiếng Hoa.

D. Tiếng Hi Lạp.

Câu 9. Tại sao đồng bằng Trung tâm Ô-xtrây-li-a không có người sinh sống?

A. Địa hình thấp, trũng.

B. Khí hậu khô hạn.

C. Khoáng sản nghèo nàn.

D. Nhiều núi lửa đang hoạt động.

Câu 10. Loài thực vật nào tiêu biểu ở châu Nam Cực?

A. Đồng cỏ.

B. Rừng thưa nhiệt đới.

C. Rêu, địa y, tảo, nấm.

D. Xa van và rừng thưa.

Câu 11. Lục địa Nam Cực được phát hiện ra khi nào?

A. Năm 1820.

B. Năm 1911.

C. Năm 1957.

D. Năm 1492.

Câu 12. Biểu hiện của biến đổi khí hậu như thế nào ở châu Nam Cực?

A. Nhiệt độ tăng, nước biển dâng.

B. Gia tăng hiện tượng thời tiết cực đoan.

C. Mất đa dạng sinh học.

D. Thùng tầng ô zôn.

II. Phần tự luận (2 điểm)

Câu 1(1,5 điểm) Nêu khái quát đặc điểm của rừng A-ma-dôn. Trình bày nguyên nhân của việc suy giảm rừng A-ma-dôn và đề xuất biện pháp bảo vệ rừng.

Câu 2. (0,5 điểm) Tại sao châu Nam Cực là hoang mạc lạnh mà vùng ven bờ và trên các đảo vẫn có những loài động vật sinh sống?

BÀI LÀM

 ………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

Tech12h

BÀI LÀM:

……………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

TRƯỜNG THCS ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7 – KẾT NỐI TRI THỨC

A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5 điểm)

I. Phần trắc nghiệm: (3,0 điểm) 

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.   

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

B

D

A

B

C

B

A

D

D

B

D

D

II. Phần tự luận: (2,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(1,5 điểm)

* Nông nghiệp:

- Coi trọng và khuyến khích phát triển nông nghiệp:

+ Đặt ra các quan chuyên trách.

+ Cấm để ruộng hoang, đẩy mạnh khẩn hoang, lập đồn điền.

+ Đặt phép quân điền, định kì chia đều ruộng công làng xã.

+ Khơi kênh, đào sông, đắp đê ngăn mặn, bảo vệ các công trình thủy lợi.

- Sản xuất nông nghiệp được phục hồi và phát triển, đời sống nhân dân ổn định.

* Thủ công nghiệp:

- Nhiều nghề thủ công truyền thống phát triển.

- Hình thành những làng nghề chuyên nghiệp.

- Nghề sản xuất gốm sứ phát triển mạnh.

* Thương nghiệp:

- Khuyến khích lập chợ, thúc đẩy buôn bán giữa các địa phương, các làng nghề với các đô thị.

- Việc buôn bán với nước ngoài được duy trì.

- Các sản phẩm: tơ lụa, gốm sứ,… được ưa chuộng.

0.5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0.5

 

 

 

0.5

Câu 2 

(0,5 điểm)

Nói “khởi nghĩa Lam Sơn không chỉ là dấu son rực rỡ trong lịch sử dựng nước và giữ nước mà còn đặt nền móng vững chắc mở ra thời kì hưng thịnh của nước ta” vì:

- Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh, hoàn toàn đập tan mọi âm mưu xâm lược nước ta.

- Thể hiện tinh thần yêu nước, chiến đấu bất khuất, đoàn kết, dũng cảm của dân tộc ta.

- Mở ra thời kì phát triển mới, cực kì hưng thịnh của đất nước với rất nhiều giá trị văn hóa, nghệ thuật. 

0,5

B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5 điểm)

I. Phần trắc nghiệm: (3,0 điểm) 

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.   

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

D

A

A

C

C

B

A

A

B

C

A

A

II. Phần tự luận: (2,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(1.5 điểm)

* Đặc điểm:

- Diện tích: hơn 5 triệu km

- Tập trung chủ yếu ở Bra-xin và Cô-lôm-bi-a.

- Khí hậu nóng ẩm quanh năm.

- Rừng phát triển nhiều tầng:

+ Tầng trên: loài cây thân gỗ cao 50 – 60m.

+ Tầng tán: loài cây gỗ cao 30 – 45m.

+ Tầng dưới tán: cây bụi, thảo mộc, cây gỗ nhỏ, các loại dây leo.

+ Tầng thảm tươi: các loài ưa bóng tối.

- Động vật rất phong phú: các loài sống trên cây, leo trèo giỏi, nhiều loại chim, côn trùng, các loài sống dưới nước.

- Vai trò:

+ Là lá phổi xanh của Trái Đất.

+ Là nguồn dự trữ sinh học quý giá.

+ Giúp điều hòa khí hậu, cân bằng sinh thái toàn câu.

* Nguyên nhân của việc suy giảm rừng A-ma-dôn: 

- Con người khai phá để lấy gỗ, lấy đất canh tác, khai thác khoáng sản, làm đường giao thông.

- Các vụ cháy rừng.

* Biện pháp bảo vệ rừng: 

- Tăng cường giám sát hoạt động khai thác rừng.

- Trồng phục hồi rừng.

- Tuyên truyền và đẩy mạnh vai trò của người dân bản địa trong việc bảo vệ rừng.

0.5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

 

0,5

Câu 2 

(0.5 điểm)

Châu Nam Cực là hoang mạc lạnh mà vùng ven bờ và trên các đảo vẫn có những loài động vật sinh sống vì: những động vật này đều có những đặc điểm thích nghi với môi trường lạnh giá và đồng thời chúng còn dựa vào nguồn thức ăn dồi dào: cá, tôm và phù du sinh vật trong các biển bao quanh.

0,5

TRƯỜNG THCS .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7 – KẾT NỐI TRI THỨC

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Phân môn Lịch sử

Bài 15. Nước Đại Ngu thời Hồ (1400 – 1407)

2

 

 

 

1

 

 

 

3

 

0.75

Bài 16. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427)

2

 

1

 

 

 

 

1

3

1

1.25

Bài 17. Đại Việt thời Lê sơ (1428 – 1527)

2

 

 

1

1

 

 

 

3

1

2.25

Bài 18. Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu TK X đến đầu TK XVI

2

 

1

 

 

 

 

 

3

 

0.75

Tổng số câu TN/TL

8

 

2

1

2

 

 

1

12

2

5.0

Điểm số

2.0

 

0.5

1.5

0.5

 

 

0.5

3

2

5.0

Tổng số điểm

2.0 điểm

20 %

2.0 điểm

20 %

0.5 điểm

5 %

0.5 điểm

0.5 %

5.0 điểm

50 %

5 điểm

Phân môn địa lí

Bài 16. Đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mỹ

2

 

1

 

 

 

 

 

3

 

0.75

Bài 17. Đặc điểm dân cư, xã hội Trung và Nam Mỹ, khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn.

2

 

 

1

1

 

 

 

3

1

2.25

Bài 18. Châu Đại Dương

2

 

 

 

1

 

 

 

3

 

0.75

Bài 19. Châu Nam Cực

2

 

1

 

 

 

 

1

3

1

1.25

Tổng số câu TN/TL

8

 

2

1

2

 

 

1

12

2

5.0

Điểm số

2.0

 

0.5

1.5

0.5

 

 

0.5

3

2

5.0

Tổng số điểm

2.0 điểm

20 %

2.0 điểm

20 %

0.5 điểm

5 %

0.5 điểm

5 %

5.0 điểm

50 %

5 điểm

                

TRƯỜNG THCS .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7 – KẾT NỐI TRI THỨC

A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số câu)

TN

(số câu)

TL

(số câu)

TN

(số câu)

2

12

 

 

Bài 15. Nước Đại Ngu thời Hồ (1400 – 1407)

Nhận biết

- Nêu tên người sáng lập ra nhà Hồ.

- Nêu tên nhân vật đã dâng “Thất trảm sớ”.

 

2

 

C1, 2

Vận dụng

- Nêu nguyên nhân dẫn tới sự thất bại của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược.

 

1

 

C3

Bài 16. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427)

Nhận biết

- Chỉ ra người đã đóng giả Lê Lợi để nhử địch, giải cứu cho chủ tướng.

- Xác định địa điểm quân Minh bị nghĩa quân Lam Sơn phục kích.

 

2

 

C4, 5

Thông hiểu

- Nêu tình trạng mà nghĩa quân Lam Sơn gặp phải trong giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa.

 

1

 

C6

VD cao

- Giải thích tại sao nói “khởi nghĩa Lam Sơn không chỉ là dấu son rực rỡ trong lịch sử dựng nước và giữ nước mà còn đặt nền móng vững chắc mở ra thời kì hưng thịnh của nước ta”

1

 

C2

 

Bài 17. Đại Việt thời Lê sơ (1428 – 1527)

Nhận biết

- Xác định giai đoạn ban hành Luật Hồng Đức.

- Nêu bộ máy chính trị ở địa phương dưới thời vua Lê Thánh Tông.

 

2

 

C7, 8

Thông hiểu

- Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế thời Lê sơ?

1

 

C1

 

Vận dụng

- Nêu mục đích khi dựng bia Tiến sĩ trong Văn Miếu.

 

1

 

C9

Bài 18. Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu TK X đến đầu TK XVI

Nhận biết

- Đặc điểm của dân cư vùng đất Nam Bộ từ TK X – XIV.

- Chỉ ra tôn giáo có vai trò quan trọng nhất trong đời sống của người Chăm-pa.

 

2

 

C10, 11

Thông hiểu

Nêu những nét chính về văn hóa Chăm-pa từ TK X đến đầu TK XVI.

 

1

 

C12

B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số câu)

TN

(số câu)

TL

(số câu)

TN

(số câu)

2

12

 

 

Bài 16. Đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mỹ

Nhận biết

- Nêu cảnh quan tiêu biểu của đới khí hậu xích đạo.

- Nêu cảnh quan phía tây Trung Mỹ.

 

2

 

C1, 2

Thông hiểu

- Nêu cảnh quan thiên nhiên dãy núi An-đét thay đổi từ thấp lên cao.

 

1

 

C3

Bài 17. Đặc điểm dân cư, xã hội Trung và Nam Mỹ, khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn.

Nhận biết

- Xác định nguồn gốc của người châu Âu.

- Chỉ ra quốc gia tập trung phần lớn diện tích rừng A-ma-dôn.

 

2

 

C4, 5

Thông hiểu

- Nêu khái quát đặc điểm của rừng A-ma-dôn. 

- Trình bày nguyên nhân của việc suy giảm rừng A-ma-dôn và đề xuất biện pháp bảo vệ rừng.

1

 

C1

 

Vận dụng

- Giải thích tại sao phải bảo vệ rừng A-ma-dôn

 

1

 

C6

Bài 18. Châu Đại Dương

Nhận biết

- Xác định vị trí của vùng đảo châu Đại Dương.

- Chỉ ra ngôn ngữ chính thức được sử dụng ở Ô-xtrây-li-a.

 

2

 

C7, 8

Vận dụng

- Giải thích tại sao đồng bằng Trung tâm Ô-xtrây-li-a không có người sinh sống.

 

1

 

C9

Bài 19. Châu Nam Cực

Nhận biết

- Chỉ ra loài thực vật tiêu biểu ở châu Nam Cực.

- Xác định thời gian phát hiện ra lục địa Nam Cực.

 

2

 

C10, 11

Thông hiểu

- Nêu biểu hiện của biến đổi khí hậu ở châu Nam Cực.

 

1

 

C12

VD cao

- Giải thích tại sao châu Nam Cực là hoang mạc lạnh mà vùng ven bờ và trên các đảo vẫn có những loài động vật sinh sống

1

 

C2

 

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi cuối kì 2 lịch sử và địa lí 7 Kết nối Đề tham khảo số 6, đề thi cuối kì 2 lịch sử và địa lí 7 KNTT, đề thi lịch sử và địa lí 7 cuối kì 2 Kết nối tri thức Đề tham khảo số 6

Bình luận

Giải bài tập những môn khác