Đề thi cuối kì 2 lịch sử và địa lí 7 KNTT: Đề tham khảo số 4

Đề tham khảo số 4 cuối kì 2 lịch sử và địa lí 7 Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7 – KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

 

 

 

 

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5 điểm)

I. Phần Trắc nghiệm (3 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Nhà Trần suy yếu vào thời gian nào?

A. Nửa đầu thế kỉ XIV.

B. Nửa sau thế kỉ XIV.

C. Nửa đầu thế kỉ XV.

D. Nửa sau thế kỉ XV.

Câu 2. Quốc hiệu nước ta dưới thời nhà Hồ là:

A. Đại Cồ Việt.

B. Đại Việt.

C. Thăng Long.

D. Đại Ngu.

Câu 3. Đâu không phải là tác động của cải cách Hồ Quý Ly đối với xã hội?

A. Củng cố quyền lực của chính quyền trung ương.

B. Giảm bớt thế lực của tầng lớp quý tộc.

C. Bành trướng lãnh thổ khiến các nước ở phương Bắc không dám có ý định xâm lược nước ta.

D. Tăng cường tiềm lực kinh tế đất nước và phát triển văn hóa dân tộc.

Câu 4. Hội thề Lũng Nhai được tổ chức vào thời gian nào?

A. Năm 1407.

B. Năm 1416.

C. Năm 1418.

D. Năm 1423.

Câu 5. Ai là người phụ trách việc ngoại giao với quân Minh để xin tạm hòa?

A. Lê Lợi.

B. Lê Lai.

C. Nguyễn Trãi.

D. Nguyễn Chích.

Câu 6. Đâu là nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

A. Do sự đoàn kết và tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

B. Do lực lượng quân ta mạnh hơn quân Minh.

C. Do quân Minh không thể chịu được thời tiết của nước ta.

D. Do quân ta có sự giúp đỡ từ các nước khác.

Câu 7. Niên hiệu của nước ta dưới thời vua Lê Thái Tổ là:

A. Thái Bình.

B. Thiên Đức.

C. Thuận Thiên.

D. Đại Bảo.

Câu 8. Tác phẩm văn học chữ Hán tiêu biểu vào thời Lê sơ là:

A. Quân trung từ mệnh tập.

B. Quốc âm thi tập.

C. Dư địa chí.

D. Đại thành toán pháp.

Câu 9. Nguyên nhân Phật giáo thời Lê sơ không phát triển như thời Lý – Trần là:

A. Nho giáo được du nhập từ lâu, ăn sâu trong tâm thức người Việt.

B. Yêu cầu hoàn thiện bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế.

C. Nhân dân nhận thấy tư tưởng Phật giáo có nhiều điểm hạn chế.

D. Chính sách cấm đoán, giết hại những người theo Phật giáo của nhà nước.

Câu 10. Vì sao dưới thời Lê sơ số lượng nô tì giảm dân?

A. Do không chịu được khổ cực nên đã di cư sang quốc gia khác.

B. Bỏ làng xã đi tha phương cầu thực.

C. Quan lại thời Lê sơ không cần nô tì nữa.

D. Pháp luật hạn chế nghiêm ngặt việc buôn bán nô tì hoặc bức dân làm nô tì.

Câu 11. Kinh đô của Vương triều Vi-giay-a hiện nay nằm ở:

A. Hoàn Kiếm, Hà Nội.

B. Phan Rang, Ninh Thuận.

C. Chà Bàn, Bình Định

D. Nha Trang, Khánh Hòa.

Câu 12. Đâu không phải là tên lò gốm nổi tiếng của vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI?

A. Chu Đậu.

B. Gò Sành.

C. Trường Cửu.

D. Gò Cây Me.

II. Phần tự luận (2 điểm)

Câu 1(1,5 điểm) Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế, văn hóa của vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.

Câu 2. (0,5 điểm) Tại sao cuộc cải cách của Hồ Quý Ly có nhiều điểm tiến bộ nhưng vẫn thất bại? 

B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5 điểm)

I. Phần Trắc nghiệm (3 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Đâu không phải đới khí hậu của thiên nhiên Trung và Nam Mỹ?

A. Đới khí hậu nhiệt đới gió mùa.

B. Đới khí hậu xích đạo.

C. Đới khí hậu cận nhiệt.

D. Đới khí hậu ôn đới.

Câu 2. Hoang mạc nào là hoang mạc khô cằn nhất thế giới ở Trung và Nam Mỹ?

A. Gô-bi.

B. Xa-ha-ra.

C. A-ta-ca-ma.

D. Ca-la-ha-ri.

Câu 3. Đặc điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng A-ma-dôn?

A. Vùng nông nghiệp có diện tích hẹp ngang, kéo dài.

B. Thảm thực vật rừng mưa nhiệt đới bao phủ.

C. Đất đai rộng, bằng phẳng.

D. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.

Câu 4. Rừng A-ma-dôn thuộc loại rừng nào?

A. rừng nhiệt đới.

B. rừng lá rộng.

C. rừng lá kim.

D. rừng cận nhiệt.

Câu 5. Người Anh-điêng ở Trung và Nam Mỹ thuộc chủng tộc nào?

A. Nê-grô-it.

B. Môn-gô -lô- it.

C. Ơ-rô-pê-ô-it.

D. Người lai.

Câu 6. Sự độc đáo của nền văn hoá Mỹ La-tinh là do

A. Trung và Nam Mỹ Có nhiều nền văn hoá cổ.

B. du nhập văn hoá châu Âu.

C. du nhập văn hoá châu Phi.

D. sự pha trộn nhiều nền văn hoá ở Trung và Nam Mỹ.

Câu 7. Loài động vật nào là biểu tượng cho đất nước Ô-xtrây-li-a?

A. Gấu.

B. Chim bồ câu.

C. Khủng long.

D. Can-gu-ru.

Câu 8. Phần lớn diện tích lục địa Ô-xtrây-li-a là gì?

A. Hoang mạc.

B. Đại dương.

C. Biển.

D. Thảm thực vật.

Câu 9. Phía đông dãy Trường Sơn lại mưa nhiều hơn phía tây dãy Trường Sơn do đâu?

A. Khí hậu nhiệt đới ẩm, giáp biển, ảnh hưởng gió Mậu dịch.

B. Khí hậu nhiệt đới ẩm, giáp biển, ảnh hưởng gió Tây ôn đới.

C. Khí hậu nhiệt đới ẩm, giáp biển, ảnh hưởng gió Đông cực.

D. Khí hậu nhiệt đới ẩm, giáp biển, ảnh hưởng gió Tín phong.

Câu 10. Châu Nam Cực nằm trong khoảng vị trí nào?

A. Phía bắc vòng cực Nam. 

B. Phía bắc vòng cực Bắc.

C. Phía nam vòng cực Nam. 

D. Phía nam vòng cực Bắc.

Câu 11. Vùng thềm lục địa châu Nam Cực có tiềm năng về nguồn khoáng sản nào?

A. sắt, thép.

B. dầu mỏ, khí tự nhiên.

C. than đá.

D. sắt, đồng.

Câu 12. Châu Nam Cực là nơi có nhiều gió bão nhất thế giới, do

A. Đây là vùng khí hậu áp thấp, hút gió từ trung tâm lục địa thổi ra với vận tốc cao.

B. Đây là vùng khí áp thấp, hút gió từ các nơi thổi tới.

C. Ở đại dương bao quanh hình thành các khu khí áp thấp, hình thành bão.

D. Bề mặt lục địa bằng phẳng, gió mạnh không bị cản trở.

II. Phần tự luận (2 điểm)

Câu 1(1,5 điểm) Trình bày đặc điểm dân cư, xã hội của khu vực Trung và Nam Mỹ.

Câu 2. (0,5 điểm) Tại sao châu Đại Dương được gọi là “thiên đàng xanh” giữa Thái Bình Dương?

BÀI LÀM

 ………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

Tech12h

BÀI LÀM:

……………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

TRƯỜNG THCS ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7 – KẾT NỐI TRI THỨC

A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5 điểm)

I. Phần trắc nghiệm: (3,0 điểm) 

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.   

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

B

D

C

B

C

A

C

A

B

D

C

A

II. Phần tự luận: (2,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(1,5 điểm)

* Tình hình kinh tế:

- Nông nghiệp: 

+ Giữ vai trò chủ yếu.

+ Tiếp tục phát triển các kĩ thuật đào kênh, đắp đập thủy lợi,…

- Lâm nghiệp và thủy sản:

+ Khai thác, trao đổi, buôn bán nhiều loại lâm sản quý: trầm hương, long não, sừng tê giác, ngà voi,…

+ Đánh bắt hải sản: là một nghề quan trọng của cư dân Chăm-pa.

- Thương mại đường biển:

+ Phát triển mạnh mẽ

+ Các hải cảng được mở rộng hoặc xây dựng mới: Đại Chiêm, Tân Châu,…

- Thủ công nghiệp:

+ Các nghề thủ công tiếp tục phát triển: sản xuất gốm, dệt vải, đóng thuyền,…

+ Nhiều lò gốm nổi tiếng: Gò Sành, Trường Cửu, Gò Cây Me,…

* Tình hình văn hóa:

- Tôn giáo – tín ngưỡng: 

+ Hin-đu giáo có vị trí quan trọng.

+ Phật giáo phát triển.

+ Tín ngưỡng phồn thực được phổ biến rộng rãi.

- Chữ viết: chữ Chăm cải tiến và hoàn thiện.

- Kiến trúc và điêu khắc: Đền tháp được xây bằng gạch nung và trang trí phù điêu.

- Ca múa nhạc:

+ Các bộ nhạc cụ: trống, kèn Sa-ra-na,…

+ Các điệu múa nổi tiếng: múa lụa, múa quạt, vũ điệu Áp-sa-ra,…

 

0.25

 

 

 

0.25

 

 

 

 

0.25

 

 

 

0.25

 

 

 

 

 

0.25

 

 

 

0,05

0,1

 

0,1

Câu 2 (0,5 điểm)

Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly có nhiều điểm tiến bộ nhưng vẫn thất bại vì:

- Nhiều chính sách không phù hợp với điều kiện lịch sử lúc bấy giờ.

- Nhiều chính sách không triệt để như hạn điền, hạn nô nên không đem lại hiệu quả.

- Nhà Hồ không được lòng dân.

- Diễn ra trong hoàn cảnh khó khăn và phức tạp: khủng hoảng kinh tế - xã hội trên nhiều mặt.

- Thiếu nguồn lực do cuộc cải cách không tập trung vào một mặt.

 

 

0.1

 

0,1

 

0,1

0,1

 

0,1

 

B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5 điểm)

I. Phần trắc nghiệm: (3,0 điểm) 

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.   

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

A

C

A

A

B

D

D

A

A

C

B

A

II. Phần tự luận: (2,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(1.5 điểm)

* Nguồn gốc dân cư Trung và Nam Mỹ:

- Có nhiều nguồn gốc khác nhau: người Anh-điêng thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it, người Âu thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it,…

- Phần lớn dân cư Trung và Nam Mỹ là người lai.

→ Ý nghĩa: tạo nên nền văn hóa Mỹ La-tinh độc đáo và là sự tương đồng về dân cư và xã hội giữa các nước Trung và Nam Mỹ.

* Vấn đề đô thị hóa:

- Tốc độ đô thị hóa nhanh nhất thế giới.

- Tỉ lệ dân độ thị khoảng 80% số dân.

- Ở một số nơi, quá trình đô thị hóa mang tính tự phát đã làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội như thất nghiệp, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội,…

* Văn hóa Mỹ La-tinh:

- Là chủ nhân của nhiều nền văn hóa cổ: văn hóa May-a, văn hóa In-ca, văn hóa A-dơ-tếch.

- Sau khi bị xâm chiếm, hình thành nền văn hóa Mỹ La-tinh độc đáo.

- Có rất nhiều lễ hội đặc sắc: Ca-na-van, Ô-ru-rô,…

- Ngôn ngữ chính: tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

0.5

 

 

 

 

 

 

 

 

0.5

 

 

 

 

0.5

Câu 2 (0.5 điểm)

Châu Đại Dương được gọi là “thiên đàng xanh” giữa Thái Bình Dương vì: 

- Phần lớn các đảo và quần đảo của châu Đại Dương có khí hậu nóng ẩm và điều hòa, mưa nhiều.

- Rừng xích đạo xanh quanh năm hoặc rừng mưa nhiệt đới phát triển xanh tốt cùng với rừng dừa đã biến các đảo thành những “thiên đàng xanh” giữa Thái Bình Dương.

 

 

0,25

 

0,25

 

TRƯỜNG THCS .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Phân môn Lịch sử

Bài 15. Nước Đại Ngu thời Hồ (1400 – 1407)

2

 

1

 

 

 

 

1

3

1

1.25

Bài 16. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427)

2

 

1

 

 

 

 

 

3

 

0.75

Bài 17. Đại Việt thời Lê sơ (1428 – 1527)

2

 

 

 

2

 

 

 

4

 

1.0

Bài 18. Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu TK X đến đầu TK XVI

2

 

 

1

 

 

 

 

2

1

1.0

Tổng số câu TN/TL

8

 

2

1

2

 

 

1

12

2

5.0

Điểm số

2.0

 

0.5

1.5

0.5

 

 

0.5

3

2

5.0

Tổng số điểm

2.0 điểm

20 %

2.0 điểm

20 %

0.5 điểm

5 %

0.5 điểm

0.5 %

5.0 điểm

50 %

5 điểm

Phân môn địa lí

Bài 16. Đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mỹ

2

 

1

 

 

 

 

 

3

 

0.75

Bài 17. Đặc điểm dân cư, xã hội Trung và Nam Mỹ, khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn.

2

 

1

1

 

 

 

 

3

1

2.25

Bài 18. Châu Đại Dương

2

 

 

 

1

 

 

1

3

1

1.25

Bài 19. Châu Nam Cực

2

 

 

 

1

 

 

 

3

 

0.75

Tổng số câu TN/TL

8

 

2

1

2

 

 

1

12

2

5.0

Điểm số

2.0

 

0.5

1.5

0.5

 

 

0.5

3

2

5.0

Tổng số điểm

2.0 điểm

20 %

2.0 điểm

20 %

0.5 điểm

5 %

0.5 điểm

5 %

5.0 điểm

50 %

5 điểm

                

TRƯỜNG THCS .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7 – KẾT NỐI TRI THỨC

A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số câu)

TN

(số câu)

TL

(số câu)

TN

(số câu)

2

12

 

 

Bài 15. Nước Đại Ngu thời Hồ (1400 – 1407)

Nhận biết

- Thời gian nhà Trần suy yếu.

- Quốc hiệu nước ta thời nhà Hồ

 

2

 

C1, 2

Thông hiểu

- Tác động của cuộc cải cách Hồ Quý Ly đối với xã hội

 

1

 

C3

VD cao

- Giải thích tại sao cuộc cải cách Hồ Quý Ly có nhiều điểm tiến bộ nhưng vẫn thất bại.

1

 

C2

 

Bài 16. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427)

Nhận biết

- Nêu được thời gian tổ chức Hội thề Lũng Nhai.

- Chỉ ra người phụ trách việc ngoại giao với quân Minh.

 

2

 

C4, 5

Thông hiểu

- Nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

 

1

 

C6

Bài 17. Đại Việt thời Lê sơ (1428 – 1527)

Nhận biết

- Nêu được niên hiệu nước ta dưới thời vua Lê Thái Tổ.

- Chỉ ra tác phẩm văn học chữ Hán tiêu biểu thời Lê sơ.

 

2

 

C7, 8

Vận dụng

- Nêu nguyên nhân Phật giáo thời Lê sơ không phát triển như thời Lý-Trần.

- Giải thích vì sao dưới thời Lê sơ, số lượng nô tì giảm dần.

 

2

 

C9, 10

Bài 18. Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu TK X đến đầu TK XVI

Nhận biết

- Chỉ ra vị trí của kinh đô Vương triều Vi-giay-a.

- Chỉ ra tên lò gốm nổi tiếng của vương quốc Chăm-pa.

 

2

 

C11, 12

Thông hiểu

- Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế, văn hóa của vương quốc Chăm-pa

1

 

C1

 

 

B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số câu)

TN

(số câu)

TL

(số câu)

TN

(số câu)

2

12

 

 

Bài 16. Đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mỹ

Nhận biết

- Xác định đới khí hậu của Trung và Nam Mỹ.

- Chỉ ra tên hoang mạc khô cằn ở Trung và Nam Mỹ.

 

2

 

C1, 2

Thông hiểu

- Đặc điểm của đồng bằng A-ma-dôn.

 

1

 

C3

Bài 17. Đặc điểm dân cư, xã hội Trung và Nam Mỹ, khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn.

Nhận biết

- Chỉ ra kiểu rừng A-ma-dôn.

- Chỉ ra chủng tộc của người Anh-điêng.

 

2

 

C4, 5

Thông hiểu

- Nguyên nhân hình thành sự độc đáo của nền văn hóa Mỹ La-tinh.

- Trình bày đặc điểm dân cư, xã hội của khu vực Trung và Nam Mỹ

1

1

C1

C6

Bài 18. Châu Đại Dương

Nhận biết

- Chỉ ra loài động vật biểu tượng của Ô-xtrây-li-a.

- Xác định địa hình của phần lớn lục địa Ô-xtrây-li-a.

 

2

 

C7, 8

Vận dụng

- Giải thích tại sao phía đông dãy Trường Sơn lại mưa nhiều hơn phía tây.

 

1

 

C9

VD cao

- Giải thích tên gọi “thiên đàng xanh” giữa Thái Bình Dương của châu Đại Dương.

1

 

C2

 

Bài 19. Châu Nam Cực

Nhận biết

- Xác định vị trí của châu Nam Cực.

- Xác định nguồn khoáng sản ở vùng thềm lục địa của châu Nam Cực.

 

2

 

C10, 11

Vận dụng

- Giải thích tại sao châu Nam Cực là nơi nhiều gió bão nhất thế giới.

 

1

 

C12

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi cuối kì 2 lịch sử và địa lí 7 Kết nối Đề tham khảo số 4, đề thi cuối kì 2 lịch sử và địa lí 7 KNTT, đề thi lịch sử và địa lí 7 cuối kì 2 Kết nối tri thức Đề tham khảo số 4

Bình luận

Giải bài tập những môn khác