Đề thi cuối kì 2 lịch sử và địa lí 7 KNTT: Đề tham khảo số 2

Đề tham khảo số 2 cuối kì 2 lịch sử và địa lí 7 Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

BẢNG MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ LỚP 7 KẾT NỐI TRI THỨC - NĂM HỌC 2022 - 2023

MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ - BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC

TT

Chương / chủ đề

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Phân môn Địa lí

1

Chương 5. Châu Đại Dương và Châu Nam Cực

Bài 18. Châu Đại Dương

2

(0,5)

 

1

(0,25)

 

1

(0,25)

1

(2,0)

 

 

Bài 19. Châu Nam Cực

2

(0,5)

 

2

(0,5)

 

 

 

 

 

2

Chủ đề chung

Chủ đề 2. Đô thị: Lịch sử và hiện đại

2

(0,5)

 

1

(0,25)

 

1

(0,25)

 

 

 

Tổng số câu hỏi

6

(1,5)

 

4

(1,0)

 

2

(0,5)

1

(2,0)

0

0

Tỉ lệ

15%

10%

25%

0%

Phân môn Lịch sử

1

Chương 6. Khởi nghĩa Lam Sơn và Đại Việt thời Lê sơ (1418 – 1527)

Bài 16. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427)

2

(0,5)

 

 

 

 

1/2

(1,5)

 

1/2

(0,5)

Bài 17. Đại Việt thời Lê sơ (1428 – 1527)

2

(0,5)

 

3

(0,75)

 

 

 

 

 

 

Chương 7. Vùng đất phía Nam Đại Việt từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

Bài 18. Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến thế kỉ XVI

2

(0,5)

 

3

(0,75)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số câu hỏi

6

(1,5)

0

6

(1,5)

0

0

1/2

(1,5)

0

1/2

(0,5)

Tỉ lệ

15%

15%

10%

10%

Tổng hợp chung

30%

25%

35%

10%

Phòng Giáo dục và Đào tạo ....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2 - Năm học 2022 – 2023

Môn: Lịch sử và Địa lí 7 Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Học kì 2 Lịch sử và Địa lí lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án - (Đề số 2)

A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Bộ phận nào sau đây của châu Đại Dương nằm ở phía đông kinh tuyến 180°?

A. Lục địa Ô-xtrây-li-a.

B. Quần đảo Niu Di-len.

C. Chuỗi đảo Mê-la-nê-di.

D. Chuỗi đảo Pô-li-nê-di.

Câu 2. Phía đông của Ô-xtrây-li-a chủ yếu là

A. Sa mạc Lớn và các hoang mạc.

B. Đồng bằng rộng lớn, vịnh biển.

C. Dãy núi dài chạy dọc ven biển.

D. Bồn địa rộng lớn bằng phẳng.

Câu 3. Lục địa nào sau đây có mật độ dân số thấp nhất thế giới?

A. Á - Âu.

B. Nam Mĩ.

C. Ô-xtrây-li-a.

D. Bắc Mĩ.

Câu 4. Năm 2020, tỉ lệ dân thành thị ở Ô-xtrây-li-a khoảng 

A. 86%.

B. 87%.

C. 85%.

D. 82%.

Câu 5. Châu Nam Cực không giáp với đại dương nào sau đây?

A. Thái Bình Dương.

B. Bắc Băng Dương.

C. Đại Tây Dương.

D. Ấn Độ Dương.

Câu 6. Phần phía đông châu Nam Cực có

A. Diện tích hẹp hơn phần phía tây.

B. Nhiều quần đảo và bán đảo lớn.

C. Diện tích rộng hơn phần phía tây.

D. Chủ yếu là biển nhỏ và vịnh sâu.

Câu 7. Lục địa Nam Cực có tài nguyên khoáng sản nào dưới đây?

A. Kim cương.

B. Phốt phát.

C. Vàng.

D. Than đá.

Câu 8. So với toàn cầu, châu Nam Cực là lục địa

A. Lạnh nhất, khô nhất, nhiều gió nhất.

B. Lạnh nhất, mưa lớn nhất, rộng nhất.

C. Nhiều bằng nhất, hẹp nhất, ẩm nhất.

D. Khô hạn nhất, ít gió nhất, rộng nhất.

Câu 9. Những ngành kinh tế chủ đạo trong các đô thị ở Hy Lạp và La Mã cổ đại là

A. Nông nghiệp và thủ công nghiệp.

B. Thủ công nghiệp và thương nghiệp.

C. Lâm nghiệp và đánh bắt hải sản.

D. Chăn nuôi gia súc và nông nghiệp.

Câu 10. Đô thị tiêu biểu nhất của La Mã cổ đại là

A. Rô-ma.

B. Mi-lan.

C. Vơ-ni-dơ.

D. Pa-ri.

Câu 11. Một trong những hoạt động kinh tế của tầng lớp thương nhân trong các đô thị châu Âu thời trung đại là

A. Đấu tranh chống tư tưởng của Giáo hội.

B. Bảo trợ cho phong trào Cải cách tôn giáo.

C. Tổ chức các hội chợ để trao đổi hàng hóa.

D. Thúc đẩy sự trao đổi giữa các lãnh địa.

Câu 12. Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của thương nhân đối với đô thị châu Âu thời trung đại?

A. Củng cố chế độ quân chủ chuyên chế phân quyền.

B. Thúc đẩy kinh tế hàng hóa ở các đô thị phát triển.

C. Lực lượng tiên phong trong đấu tranh chống tư sản.

D. Tạo cơ sở hình thành nền kinh tế khép kín ở đô thị.

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Trình bày vị trí và nêu đặc điểm của các khu vực địa hình trên lục địa Ô-xtrây-li-a.

B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố sau:

“Từng phen khóc lóc theo cha, 

Rồi đem nợ nước, thù nhà ra cân, 

Núi Lam Sơn tìm giúp minh quân, 

Bình Ngô đại cáo bút thần ra tay?”

A. Lê Lợi.

B. Nguyễn Trãi.

C. Lê Sát.

D. Nguyễn Xí.

Câu 2. Năm 1424, để gỡ thị bị quân Minh bao vây, Nguyễn Chích đề nghị nghĩa quân Lam Sơn tạm rời núi rừng Thanh Hóa, chuyển quân

A. Ra Đông Đô.

B. Vào Nghệ An.

C. Lên núi Tam Điệp.

D. Lên núi Chí Linh.

Câu 3. Bộ “Quốc triều hình luật” thời Lê sơ còn có tên gọi khác là

A. Luật Gia Long.

B. Hoàng triều luật lệ.

C. Luật Hồng Đức.

D. Hoàng Việt luật lệ.

Câu 4. Đại thành toán pháp, Thiền môn giáo khoa,… là những tác phẩm nổi tiếng của

A. Lê Quý Đôn.

B. Lương Thế Vinh.

C. Ngô Sỹ Liên.

D. Nguyễn Trãi.

Câu 5. Biện pháp phát triển nông nghiệp nào đã được nhà nước phong kiến Đại Việt thời Lý - Trần - Lê sơ đưa vào trong các bộ luật?

A. Bảo vệ sức kéo cho sản xuất nông nghiệp.

B. Chia ruộng cho nông dân theo phép quân điền.

C. Khuyến khích nhân dân lai tạo giống lúa mới.

D. Cho phép vương hầu, quý tộc lập điền trang.

Câu 6. Nhận xét nào dưới đây không đúng về tình hình văn hóa - giáo dục thời Lê sơ?

A. Phật giáo chiếm vị trí độc tôn trong xã hội.

B. Văn học chữ Hán phát triển và giữ ưu thế.

C. Nhiều công trình kiến trúc được xây dựng.

D. Nhà nước quan tâm phát triển giáo dục.

Câu 7. Lời căn dặn của vua Lê Thánh Tông: “Một thước núi, một tấc sống của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần... Nếu ngươi dám đem một thước, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tôi phải tru di” đã cho thấy điều gì?

A. Sự phát triển cường thịnh của nền kinh tế Đại Việt dưới thời Lê sơ.

B. Quyết tâm bảo vệ chủ quyền biên giới, lãnh thổ quốc gia của nhà Lê sơ.

C. Đại Việt thời Lê sơ đã trở thành cường quốc hùng mạnh nhất Đông Nam Á.

D. Nhà Lê quyết tâm kháng chiến chống quân Minh, bảo vệ nền độc lập dân tộc.

Câu 8. Trong những năm từ 1220 - 1353, Vương quốc Chăm-pa

A. Bị Chân Lạp xâm lược và cai trị.

B. Ngày càng suy thoái và khủng hoảng.

C. Được hình thành và bước đầu phát triển.

D. Bước vào thời kì phát triển thịnh đạt nhất.

Câu 9. Trong các thế kỉ X – XVI, tôn giáo có địa vị quan trọng nhất ở Chăm-pa là

A. Phật giáo.

B. Hồi giáo.

C. Công giáo.

D. Hin-đu giáo.

Câu 10. Ngành kinh tế chủ yếu của cư dân vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI là gì?

A. Thương mại đường biển và trồng lúa.

B. Khai thác lâm sản (trầm hương, ngà voi,…).

C. Sản xuất thủ công nghiệp và buôn bán đường biển.

D. Trồng lúa kết hợp chăn nuôi, đánh bắt thuỷ hải sản.

Câu 11. Vùng đất Thủy Chân Lạp chủ yếu thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay?

A. Tây Nguyên.

B. Nam Bộ.

C. Bắc Bộ.

D. Trung Bộ.

Câu 12. Nguyên nhân nào khiến triều đình Chân Lạp không có khả năng kiểm soát trực tiếp vùng đất Nam Bộ?

A. Nhà nước Đại Việt tăng cường ảnh hưởng ở vùng đất Nam Bộ.

B. Cư dân Nam Bộ liên tục nổi dậy chống lại sự cai trị của triều đình Chân Lạp.

C. Chân Lạp phải đối mặt với nhiều khó khăn (chiến tranh, mâu thuẫn nội bộ,…).

D. Trình đình Xiêm dùng áp lực buộc Chân Lạp phải “nhượng” lại vùng đất Nam Bộ.

II. Tự luận (2,0 điểm) 

Câu 1 (2,0 điểm):

a. Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Lam Sơn.

b. Từ sự thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn, em rút ra được bài học kinh nghiệm gì đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI HỌC KÌ 2 

ĐỊA LÍ & LỊCH SỬ 7 – KẾT NỐI TRI THỨC

A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1. D

2. C

3. C

4. A

5. B

6. C

7. D

8. A

9. B

10. A

11. C

12. B

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

Vị trí, đặc điểm và khoáng sản của các khu vực địa hình trên lục địa Ô-xtrây-li-a:

* Phía tây

- Lục địa Ô-xtrây-li-a có vùng sơn nguyên tây với độ cao trung bình dưới 500 m.

- Các hoang mạc cát, hoang mạc đá, cao nguyên và núi thấp là dạng địa hình bao phủ trên bề mặt lục địa.

- Lục địa Ô-xtrây-li-a là nơi tập trung nhiều mỏ kim loại như sắt, đồng, vàng, ni-ken, bô-xít, ...

* Ở giữa

- Bồn địa Ác-tê-di-an lớn là đồng bằng lớn nhất vùng đồng bằng Trung tâm.

- Bề mặt lục địa Ô-xtrây-li-a có nhiều bãi đá, đồng bằng cát, đụn cát với độ cao trung bình dưới 200 m, rất khô hạn.

- Ở giữa lục địa Ô-xtrây-li-a có nhiều nơi hoang vắng, không có người sinh sống.

* Phía đông

- Phía đông lục địa là dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a với độ cao trung bình 800 - 1000m.

- Càng về phía vùng đồng bằng Trung tâm thì sườn đông dốc, sườn tây càng thoải dần.

- Đây là nơi tập trung nhiều khoáng sản nhiên liệu như than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên.

B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1. B

2. B

3. C

4. B

5. A

6. A

7. B

8. D

9. D

10. D

11. B

12. C

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

a. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử:

* Nguyên nhân thắng lợi:

- Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi vẻ vang là do dân ta có lòng yêu nước ,ý chí bất khuất giành lại độc lập tự do, toàn dân đoàn kết chiến đấu.

- Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt nam nữ, già trẻ, các thành phần dân tộc đều đoàn kết hăng hái tham gia kháng chiến.

- Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn gắn liền với đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là các anh hùng dân tộc Lê Lợi, Nguyễn Trãi.

- Những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đã biết dựa vào dân khởi nghĩa phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc quy mô cả nước, hoàn thành giải phóng đất nước.

* Ý nghĩa lịch sử:

- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh.

- Mở ra một thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam - thời Lê sơ.

b. Bài học kinh nghiệm:

+ Dựa vào sức dân.

+ Phát huy sức mạnh đoàn kết của toàn dân.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi cuối kì 2 lịch sử và địa lí 7 Kết nối Đề tham khảo số 2, đề thi cuối kì 2 lịch sử và địa lí 7 KNTT, đề thi lịch sử và địa lí 7 cuối kì 2 Kết nối tri thức Đề tham khảo số 2

Bình luận

Giải bài tập những môn khác