Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 8 KNTT: Đề tham khảo số 1

Trọn bộ đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 8 KNTT: Đề tham khảo số 1 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ THI CUỐI KÌ 1 NGỮ VĂN 8 KẾT NỐI TRI THỨC ĐỀ 1

A. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)

Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

Nếu là chim tôi sẽ làm loài bồ câu trắng

Nếu là hoa tôi sẽ làm một đóa hướng dương

Nếu là mây tôi sẽ làm một vầng mây ấm

Là người tôi sẽ chết cho quê hương.

 

Là chim tôi sẽ cất cao đôi cánh mềm

Từ Nam ra ngoài Bắc báo tin nối liền

Là hoa, tôi nở tình yêu ban sớm

Cùng muôn trái tim ngất say hòa bình…

(Trích: Tự nguyện - Nhạc và lời : Trương Quốc Khánh)

Câu 1. (0.5 điểm) Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn trích

Câu 2. (0.5 điểm) Nếu được trở thành những thứ khác, tác giả muốn trở thành gì?

Câu 3. (1.0 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn thơ.

Câu 4. (2 điểm) Viết đoạn văn nêu bài học mà em rút ra từ đoạn thơ trên

 

B. PHẦN VIẾT (6.0 điểm)

Câu 1.(6.0 điểm) Bạo lực học đường đang là một vấn đề gây bức xúc trong xã hội hiện nay. Hãy viết bài văn nghị luận trình bày quan điểm của em về vấn đề này.

Hướng dẫn trả lời:

A. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản: biểu cảm

Câu 2: Nếu trở thành những thứ khác tác giả muốn trở thành: là chim, là hoa, là mây.

Câu 3: Nội dung chính của đoạn thơ là tinh thần tự nguyện dâng hiến của tác giả với đời với đất nước. Cảm xúc yêu thiên nhiên, yêu đời và yêu người thiết tha.

Câu 4: HS viết đoạn văn rút ra bài học từ đoạn thơ trên:

+ Bài học về sự gắn kết cái tôi riêng với cái ta chung

+ Bài học về tình yêu thiên nhiên, yêu đời và yêu người, yêu nước thiết tha.

+ Liên hệ bản thân

B. PHẦN VIẾT (6.0 điểm)

Câu 1:

 Bạo lực học đường hiện nay đang là một vấn nạn đáng báo động đang len lỏi vào các môi trường giáo dục gây ra tâm lý hoang và lo sợ cho các em học sinh và phụ huynh. Chỉ cần lướt qua một số trang mạng xã hội mọi người đều có thể bắt gặp những clip học đánh nhau, kéo bè kéo phái bắt nạt bạn học.

 Về khái niệm, bạo lực học đường là hành vi thô bạo, ngang ngược, sử dụng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, là việc học sinh dùng những lời nói miệt thị, thô bỉ để xúc phạm, thể hiện thái độ ghét bỏ, không vừa ý của mình đối với bạn học khác, gây tổn hại về cả thể chất lẫn tinh thần, diễn ra trong phạm vi trường học.

Gần đây, trên các phương tiện thông tin truyền thông đã đưa tin có rất nhiều vụ các em học sinh có hành vi dùng vũ lực đánh nhau. Có những trường hợp chỉ đơn giản là đánh nhau, gây gổ, nhưng cũng có rất nhiều trường hợp xảy ra ở mức độ nghiêm trọng, tụ tập để “trả thù”, “dằn mặt” nhau bằng các loại vũ khí nguy hiểm như dao, mã tấu, gậy,…. Hình thức biểu hiện ngày càng phức tạp (đánh bằng nắm đấm, thước, gậy, ghế, dao…; bêu rếu, dọa nạt, chửi bới, tung clip hành hung bạn lên các trạng mạng xã hội); tính chất sự việc ngày càng nghiêm trọng cần có sự vào cuộc của công an.

Nguyên nhân của hiện tượng này một phần đến từ tâm lý học sinh háo thắng, dễ kích động, thầy cô quá stress với việc dạy học và không kiểm soát được bản thân. Là do ý thức chủ quan của các bạn học sinh còn kém, chưa có đủ nhận thức về hậu quả của bạo lực học đường. Bên cạnh đó cũng một phần là do sự quản lí còn lỏng lẻo của gia đình và nhà trường, chưa định hướng cho các em tư duy đúng đắn dẫn đến những hành động lệch lạc.

Bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở các học sinh nam mà hiện nay xu hướng các bạn học sinh nữ đánh nhau đang ngày càng gia tăng ở mức độ khó lường. Bạo lực học đường hình thành thói hung hăng, tính cách không tốt cho người thực hiện hành vi bạo lực; gây tổn hại, ảnh hưởng về sức khỏe, về tâm lí cho người bị hành hung. Đã có rất nhiều học sinh phải nghỉ học, chuyển trường, chuyển lớp, trầm cảm vì bị bắt nạt và bạo lực bởi các bạn học sinh khác.  Ngoài ra, nó còn gây ra những hình ảnh xấu ảnh hưởng đến tương lai của học sinh, nhà trường và gia đình. Vấn đề bạo lực học đường sau này sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách của các em học sinh, khiến cho các em dễ trở thành người xấu. Vì thế chúng ta cần loại bỏ bạo lực học đường ra khỏi môi trường sư phạm.

 Bạo lực học đường ngày càng phức tạp. Mỗi học sinh cần có nhận thức đúng đắn để tránh xa nó và sống chan hòa với mọi người, bạn bè xung quanh, hướng đến những điều tốt đẹp, không dùng bạo hành để giải quyết vấn đề. Ngoài ra chúng ta cần tích cực học tập, trau dồi bản thân, đóng góp có ích cho trường lớp, giúp cho môi trường sư phạm phát triển bền vững, sống có ước mơ, khát vọng, lí tưởng, biết vươn lên để thực hiện những ước mơ, hoài bão đó.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Ngữ văn 8 kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Ngữ văn 8 kết nối, đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 8 KNTT: Đề

Bình luận

Giải bài tập những môn khác