Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 8 Cánh diều: Đề tham khảo số 4
Trọn bộ đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 8 Cánh diều: Đề tham khảo số 4 bộ sách mới Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
ĐỀ THI CUỐI KÌ 1 NGỮ VĂN 8 CÁNH DIỀU ĐỀ 4
A. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:
Anh dừng lại tiệm bán hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng 300 cây số. Khi bước ra khỏi xe,anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc.
- Cháu muốn mua một bông hoa hồng để tặng mẹ cháu - nó nức nở - nhưng cháu chỉ có 75 xu, trong khi giá một bông đến 2 đôla.
Anh mỉm cười và nói với nó:
- Đến đây, chú sẽ mua cho cháu. Anh liền mua hoa cho cô bé và đặt một bó hồng để gửi tặng mẹ anh. Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi xe về nhờ không. Nó vui mừng nhìn anh và trả lời:
- Dạ chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu. Rồi nó chỉ đường cho anh đến một nghĩa trang, nơi có một phần mộ mới vừa đắp. Nó chỉ vào ngôi mộ và nói:
- Đây là nhà của mẹ cháu. Nói xong, nó ân cần đặt bông hồng lên mộ. Tức thì, anh quay lại tiệm bán hoa, hủy bỏ dịch vụ gửi hoa vừa rồi và mua một bó hồng thật đẹp. Suốt đêm đó, anh đã lái mạch 300 cây số về nhà để trao tận tay mẹ bó hoa.
(trích “Quà tặng cuộc sống”)
Câu 1. (0.5 điểm) Nhan đề nào phù hợp với câu chuyện trên? Em hãy đặt một nhan đề cho truyện.
Câu 2. (0.5 điểm) Điều gì đã làm anh thanh niên hủy dịch vụ điện hoa để tự mình mang hoa về tặng mẹ?
Câu 3. (1.0 điểm) Qua hành động chàng thanh niên, tác giả muốn gửi gắm đến chúng ta điều gì?
Câu 4. (2.0 điểm) Bằng hiểu biết của bản thân và nội dung đoạn trích, em hãy viết đoạn văn (khoảng 1 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về bài học được rút ra từ văn bản trên.
B. PHẦN VIẾT (6.0 điểm)
Câu 1. (6.0 điểm)
Trong bài thơ “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa” Nguyễn Duy có viết:
“ Ta đi trọn kiếp con người
Vẫn không đi hết những lời mẹ ru”.
Câu thơ trên gợi cho em những suy nghĩ gì về tình mẫu tử? Dựa vào hiểu biết của bản thân em hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên.
Hướng dẫn trả lời
A. PHẦN ĐỌC HIỂU
Câu 1:
- “Bông hồng tặng mẹ”, “Tình mẫu tử”, “Tình mẹ”,...
Câu 2:
Khi thấy hành động của cô bé – một cô gái ao ước mua cho mẹ bông hoa hồng để mang đến tận “nhà” tặng mẹ thì chàng trai đã hủy dịch vụ điện hoa để mua hoa mang đến tận nơi tặng mẹ. Anh chàng muốn trân trọng thời gian bên mẹ.
Câu 3:
Qua hành động của chàng thanh niên, tác giả muốn gửi gắm tới chúng ta về bài học, ý nghĩa của tình thương trong cuộc sống. Hãy biết yêu thương, để yêu thương luôn hiện hữu quanh ta, nó làm cô bé hạnh phúc khi có hoa tặng mẹ nhưng cũng làm chàng thanh niên thấy ấm lòng, hiểu và thêm trân trọng những gì mình đang có.
Câu 4:
Qua câu chuyện trên, em nhận ra bản thân cần yêu thương, trân trọng đấng sinh thành, nhất là người mẹ đã chịu nhiều vất vả, hy sinh của mình. Trao và tặng là cần thiết nhưng trao và tặng như thế nào mới là ý nghĩa là điều mà không phải ai cũng làm được. Việc trao và tặng không chỉ đơn giản là mua đồ và đưa cho mẹ. Ý nghĩa thực sự của việc trao và tặng nằm ở sự chân thành, tình yêu và sự quan tâm mà chúng ta dành cho mẹ. Mẹ là người đã sinh ra và nuôi dưỡng chúng ta thành người. Mẹ luôn dành sự kiên nhẫn, yêu thương cho chúng ta. Vậy nên, chúng ta nên dành thời gian để lắng nghe và thấu hiểu nguyện vọng, sở thích và nhu cầu của mẹ. Món quà mẹ đôi khi muốn không phải là những thứ cao sang, xa xỉ. Thứ mẹ muốn là những đứa con trở về bên mình, nó trưởng thành, thành công và được sống trong hạnh phúc. Những người còn mẹ xin hãy trân trọng mẹ, hãy để mỗi phút giây ngắn ngủi của đời người là những những câu chuyện, những kỉ niệm đáng nhớ cho mẹ. Vào những ngày nghỉ hãy về bên mẹ, cùng mẹ làm một bữa tiệc gia đình, hoặc cùng nhau trải nhiệm một chuyến du lịch, hay đơn giản hơn là những cuộc nói chuyện ngắn, ấm cúng. Kể cả khi bận rộn nhất, hãy dành một ít thời gian để trò chuyện cùng mẹ, trực tiếp cũng được và qua các gọi hay nhưng cái nhắn tin ngắn gọn. Quan trọng là tạo ra những khoảnh khắc đáng nhớ và tạo niềm vui cho mẹ. Chúng ta nên dành những lời cảm ơn chân thành, một cái ôm ấm áp, cho mẹ. Quan trọng hơn, hãy thể hiện tình yêu và sự quan tâm đó hàng ngày. Chúng ta hãy chăm học, biết sóc sóc và giúp đỡ mẹ việc nhà. Đó là món quá ý nghĩa mà mẹ luôn muốn nhận được. Cuối vùng và quan trọng nhất, chúng ta phải trao và tặng từ trái tim, trân trọng tình yêu của mẹ và luôn thể hiện lòng biết ơn của chúng ta đối với mẹ, người đã dành cả cuộc đời để chăm sóc và nuôi dưỡng chúng ta.
B. PHẦN VIẾT
Câu 1:
“À ơi…À à ơi…”
Có ai từng lớn lên mà chưa từng lắng nghe tiếng ru dịu nhẹ của mẹ. Lời mẹ ru ngọt ngào hay tình mẫu tử thiêng liêng đã đưa con vào giấc ngủ nồng say. Nguyễn Duy đã từng viết trong bài thơ “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa”:
“Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết những lời mẹ ru.”
Hai câu thơ ngắn gọn, mang vẻ đẹp trữ tình mà vẫn đậm triết lí sâu xa. Cụm từ “đi trọn kiếp con người” chỉ sự khôn lớn, trưởng thành của con. “Những lời mẹ ru” không đơn thuần là lời ca, giai điệu mẹ dỗ con ngủ ngon, mà còn chứa đựng cả thế giới tinh thần vô biên của lòng mẹ. Đó là những lời nhắn nhủ, dạy dỗ, là tình thương mến, là sự nâng niu che chở, là sự hy sinh cao cả mẹ dành cho con. Hai câu thơ phải chăng mang một chút cảm giác thấm thía của người con khi đã trải nghiệm cuộc đời, mượn lời mẹ ru mà ngẫm nghĩ về tình mẫu tử, không khỏi xúc động trào dâng. Dù con có lớn khôn, đủ lông đủ cánh giữa ràng, dù thời gian có hờ hững trôi qua thì lòng mẹ vẫn theo con trên mọi chặng đường đời, tình mẫu tử thực sự thiêng liêng vô bờ.
Không phải ngẫu nhiên tình mẫu tử lại trở thành đề tài không bao giờ cũ của thơ ca nhạc họa. Trong cuộc đời mỗi người, đó là tình cảm cao quý và lớn lao nhất mà ai cũng cần trân trọng. Từ những ngày lọt lòng, em bé được ôm ấp chở che trong vòng tay, hơi ấm người mẹ. Dòng sữa mẹ ngọt dịu cùng những lời ru à ơi mỗi khi đêm về đã nuôi dưỡng em lớn lên từng ngày. Những bài học cuộc đời, những chân lý đúc kết bằng một đời trải nghiệm, đều được mẹ răn dạy, khắc sâu vào lòng con. Mẹ tảo tần lo lắng cho con, mẹ hi sinh để con được những điều tốt đẹp nhất. Từ bao giờ, từng con chữ, từng bữa ăn, giấc ngủ của con đều in bóng một người phụ nữ dịu hiền. Đến mãi sau này, khi mẹ về già và con đã lớn khôn, mẹ vẫn mãi là nơi để người con tìm về sau mọi mệt mỏi cuộc sống. Lòng mẹ bao la mãi chẳng cạn, vẫn mãi vỗ về và đưa cho con những lời khuyên như thuở thơ bé. Từng ấy tháng năm, từng ấy kỉ niệm, chẳng phải tình mẫu tử thiêng liêng và theo ta trọn đời hay sao?
Cũng nói về tình mẹ lớn lao, có một câu đồng dao thế này:
“Thêm một người quả đất sẽ chật hơn
Nhưng thiếu mẹ thế giới đầy nước mắt.”
Trong tim con có biết bao tình cảm đẹp đẽ, nhưng tình mẹ vẫn mãi là khoảng lớn không thể cạn vơi. Như vậy, tình mẫu tử chính là môi trường tốt nhất cho sự phát triển của tâm hồn và trí tuệ người con, là điểm tựa cho lòng tin, cho sức mạnh, là nguồn nuôi dưỡng chân thiện, lương tri của con trong suốt chặng đường đời. Tình mẫu tử còn gợi lên cảnh giới của con người khi đứng trước bờ vực của lầm lỡ và tội ác, là nơi xuất phát cũng là nơi trở về trong cuộc sống đầy bộn bề, mỏi mệt.
Con cò mày đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con
Một câu hát ru quen thuộc bỗng vang lại trong tiềm thức. Lời ru của mẹ qua bài ca dao không chỉ dạy cho con cách sống đặt danh dự lên hàng đầu, mà còn ẩn chứa tình cảm của mình qua hình ảnh cò mẹ. Cò mẹ muốn chết trong sự trong sạch để con không phải chịu nỗi ô uế, nhục nhã bở tiếng oan xấu của mình. Vậy mới nói mẹ sẵn sàng chịu mọi khổ đau để đổi lấy nụ cười và niềm vui, hạnh phúc cho con.
Không ai có thể phủ nhận sự thiêng liêng vô bờ của tình mẫu tử, vì vậy là người con chúng ta cần biết hành xử phải lẽ đề bù đắp công ơn người mẹ. Mỗi chúng ta cần biết ơn sâu sắc, không chỉ đón nhận tình mẹ mà cần sống, trải nghiệm để báo đáp mẹ khi về già. Người có công nuôi nấng dạy dỗ thì ta phải cố công báo hiếu, chăm sóc mẹ lúc cuối đời. Mỗi cá nhân hãy làm tròn trách nhiệm một chữ “hiếu” trước khi tạo dựng công to nghiệp lớn trên đời, có như thế cuộc sống mới hạnh phúc vẹn toàn
Thêm kiến thức môn học
Đề thi Ngữ văn 8 Cánh diều, trọn bộ đề thi Ngữ văn 8 cánh diều, đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 8 Cánh diều:
Bình luận