Đề thi cuối kì 1 Địa lí 8 KNTT: Đề tham khảo số 5

Đề tham khảo số 5 cuối kì 1 Địa lí 8 Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1. Tổng số giờ nắng ở nước ta là:

  • A. từ 1 400 – 3 000 giờ/năm.  
  • B. từ 1500 – 3 000 giờ/năm.  
  • C. từ 1 600 – 3 000 giờ/năm.
  • D. từ 1 700 – 3 00 giờ /năm.  

Câu 2. Nước ta có lượng mưa trung bình năm từ:  

  • A. 1 000 – 1 200 mm/năm.
  • B. 1 200 – 1 800 mm/năm.
  • C. 1 000 – 1500 mm/năm.
  • D. 1 500 – 2 000 mm/năm.

Câu 3. Mặc dù cùng vĩ độ với các nước ở khu vực Bắc Phi và khu vực Tây Nam Á nhưng Việt Nam lại có khí hậu nóng ẩm là do:

  • A. địa hình chủ yếu là đồi núi.  
  • B. có dãy Trường Sơn đón gió.  
  • C. gần biển và có hoạt động của gió mùa.
  • D. địa hình nghiêng dần từ lục địa ra biển.

Câu 4. Sông nào sau đây có hướng vòng cung?

  • A. Sông Tiền.
  • B. Sông Cầu.  
  • C. Sông Gianh.  
  • D. Sông Mã.  

Câu 5. Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ra đã góp phần tạo nên một nền nông nghiệp:

  • A. lúa nước phát triển quanh năm.  
  • B. ôn đới với nhiều sản phẩm có giá trị về kinh tế cao.  
  • C. nhiệt đới và nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao.  
  • D. cận nhiệt đới với nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao.  

Câu 6. Nước ta có bao nhiêu con sông dài trên 10 km?

  • A. 2 360
  • B. 3 260
  • C. 2 230
  • D. 3 230

Câu 7. Sông Đà thuộc hệ thống sông nào?

  • A. Sông Mê Công.  
  • B. Sông Thu Bồn.  
  • C. Sông Mã
  • D. Sông Hồng.  

Câu 8. Đối với hoạt động du lịch, sự phân hóa của khí hậu miền Bắc và miền Nam ảnh hưởng đến:

  • A. các loại hình du lịch.
  • B. hình thành các điểm du lịch.  
  • C. mùa vụ du lịch của hai miền.  
  • D. các hoạt động du lịch sinh thái.  

PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1. (1,5 điểm)

  • a. Nguyên nhân nào tạo nên sự phân hóa bắc – nam của khí hậu nước ta?
  • b. Đọc đoạn thông tin sau:

“ Thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) nằm trên cao nguyên Lâm Viên, ở độ cao khoảng 1 500m, nhiệt độ trung bình từ 18°C đến 21°C. Thời tiết Đà Lạt như có bốn mùa trong cùng một ngày, buổi sáng se lạnh có sương mù, đến trưa thời tiết ấm lên, về chiều nhiệt độ giảm dân, ban đêm khá lạnh. Ở đây có các đồi thông xanh mướt cùng các biệt thự cổ kính... Nhờ thiên nhiên ưu đãi, Thành phố Đà Lạt đã nhanh chóng trở thành trung tâm du lịch ở thành phố Đà Lạt”.

Phân tích ảnh hưởng của khí hậu đến sự phát triển ngành du lịch ở thành phố Đà Lạt. 

Câu 2. (1,5 điểm)

Cho bảng số liệu sau:

LƯU LƯỢNG NƯỚC CỦA SÔNG HỒNG (TRẠM SƠN TÂY)

Đơn vị (m3/s)

Tháng123456789101112
Lưu lượng13181100914107118934692798692466690412228131746

a) Phân tích chế độ nước của sông Hồng.

b) Giải thích chế độ nước của sông Hồng.

Hướng dẫn trả lời

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2,0 điểm)

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.  

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6Câu 7Câu 8
ADCBCADC

B. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm)

Câu 1. (1,5 điểm)

a. Nguyên nhân tạo nên sự phân hóa bắc – nam của khí hậu nước ta:

- Lãnh thổ Việt Nam trải dài trên 15 vĩ độ, nên từ Bắc vào Nam các yếu tố khí hậu sẽ có sự thay đổi.

- Sự phân hóa về khí hậu (nhiệt độ, gió mùa) là nguyên nhân chính dẫn đến phân hóa thiên nhiên theo chiều Bắc Nam.  

b. Ảnh hưởng của khí hậu đến sự phát triển ngành du lịch ở thành phố Đà Lạt:

- Do nằm ở nơi có địa hình cao nên thành phố Đà Lạt có thời tiết rất đặc trưng, trong một ngày thời tiết giống với thời tiết của bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông.

- Khí hậu của Đà Lạt mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa.

+ Chế độ nhiệt khá điều hòa và thấp, nhiệt độ trung bình năm thấp hơn so với cả nước Việt Nam.

+ Điểm độc đáo của khí hậu kết hợp với cảnh quan đẹp đã thu hút khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng.

Câu 2. (1,5 điểm)

a. Chế độ nước của sông Hồng:

- Sông Hồng có lưu lượng nước trung bình lớn (dẫn chứng).

- Sự phân mùa chế độ nước sông:

+ Mùa lũ: từ tháng 6 đến tháng 10 với tháng đỉnh lũ là tháng 8 (dẫn chứng).

+ Mùa cạn: từ tháng 11 đến tháng 5 với tháng kiệt nhất là tháng 3 (dẫn chứng).

- Chênh lệch lượng dòng chảy giữa hai nước khá lớn: trung bình: trung bình lưu lượng nước trong mùa lũ gấp 4,2 lần mùa cạn, tháng lũ hớn nhất gấp 10,1 lần tháng kiệt nhất.

b.  Nguyên nhân chế độ nước sông Hồng:

- Do sông Hồng có diện tích lưu vực rộng, phần lớn diện tích lưu vực sông Hồng có lượng mưa lớn.

- Do chịu tác động của chế độ mưa ở lưu vực, lượng nước cung cấp cho sông Hồng là nước mưa và mùa mưa diễn ra từ tháng 5 đến tháng 10 nên mùa lũ cũng tương tự và mùa cạn cũng diễn gần trùng với mùa mưa ít của Bắc Bộ.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi cuối kì 1 Địa lí 8 kết nối Đề tham khảo số 5, đề thi cuối kì 1 Địa lí 8 KNTT, đề thi Địa lí 8 cuối kì 1 kết nối tri thức Đề tham khảo số 5

Bình luận

Giải bài tập những môn khác