Đề thi cuối kì 1 Địa lí 8 KNTT: Đề tham khảo số 3

Đề tham khảo số 3 cuối kì 1 Địa lí 8 Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1. Ý nào dưới đây thể hiện tính nhiệt đới của khí hậu nước ta?

  • A. Cân bằng bức xạ nhiệt trong năm thấp.
  • B. Độ ẩm tương đối trong không khí cao.
  • C. Chênh lệch nhiệt giữa các mùa lớn.
  • D. Nhiệt độ trung bình trong năm cao.

Câu 2. Gió mùa hạ ở nước ta hoạt động chủ yếu:

  • A. từ tháng 11 đến tháng 4.
  • B. từ tháng 5 đến tháng 10.
  • C. từ tháng 6 đến tháng 12.
  • D. từ tháng 1 đến hết tháng 10.

Câu 3. Thời gian hoạt động của gió mùa đông ở nước ta:

  • A. từ tháng 5 đến tháng 10.
  • B. từ 21/3 đến 22/6 hàng năm.
  • C. từ 23/6 đến 22/12 hàng năm.
  • D. từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Câu 4. Thời gian mùa cạn của sông Cửu Long là:

  • A. từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau.
  • B. từ tháng 1 đến tháng 9.
  • C. từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau.
  • D. từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Câu 5. Hồ Dầu Tiếng của nước ta được xây dựng trên sông nào sau đây?

  • A. Sông Thu Bồn.
  • B. Sông Hồng.
  • C. Sông Cửu Long.
  • D. Sông Sài Gòn.

Câu 6. Chế độ nước của sông ngòi nước ta có đặc điểm là:

  • A. có hai mùa: mùa nóng và mùa lạnh.
  • B. có hai mùa: mùa mưa và mùa khô.
  • C. có hai mùa: mùa lũ và mùa cạn.
  • D. có hai mùa: mùa xuân và mùa hạ.

Câu 7. Ý nào sau đây không phải đặc điểm của mạng lưới sông ngòi nước ta?

  • A. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc.
  • B. Sông ngòi phân bố rộng khắp trên cả nước.
  • C. Sông ngòi nước ta có nhiều nước.
  • D. Sông ở nước ta chủ yếu là sông lớn.

Câu 8. Khó khăn lớn nhất của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đối với sản xuất nông nghiệp là:

  • A. khí hậu có một mùa mưa và một mùa khô.  
  • B. sự phân hóa khí hậu theo chiều bắc – năm.
  • C. sự khác nhau về đặc điểm khí hậu giữa các vùng.
  • D. tính thất thường của các yếu tố thời tiết và khí hậu.

PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1. (1,5 điểm)

  • a. Trình bày đặc điểm mạng lưới sông Hồng.
  • b. Tính chất nhiệt đới của khí hậu đã mang lại những thuận lợi gì cho sản xuất nông nghiệp nước ta?

Câu 2. (1,5 điểm)

  • a. Vì sao ở miền Bắc: nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn?
  • b. Lấy ví dụ chứng minh vai trò của một dòng sông hoặc hồ ở nước ta đối với sinh hoạt và sản xuất.

Hướng dẫn trả lời

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2,0 điểm)

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.  

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

D

B

D

C

D

C

D

D

B. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm)

Câu 1. (1,5 điểm)

a. Trình bày đặc điểm mạng lưới sông Hồng:

- Là hệ thống sông lớn thứ hai cả nước sau hệ thống sông Mê Công.

- Có hai phụ lưu chính là sông Đà và sông Lô.

- Tất cả các phụ lưu lớn hợp với dòng chính sông Hồng tạo thành một mạng lưới sông hình nan quạt hội tụ tại Việt Trì (Phú Thọ).

b. Tính chất nhiệt đới của khí hậu đã mang lại những thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nước ta:

- Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ra đã góp phần tạo nên một nền nông nghiệp nhiệt đới với nhiều sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao.

- Khí hậu nhiệt đới ẩm, với lượng nhiệt, ẩn dồi dào là điều kiện thuận lợi để cây trồng, vật nuôi phát triển, cho phép sản xuất nông nghiệp được tiến hành quanh năm, tăng vụ, tăng năng suất.

- Sự phân hóa khí hậu tạo nên sự khác biệt về mùa vụ giữa các vùng và sự đa dạng sản phẩm các cây trồng, vật nuôi cận nhiệt và ôn đới.

- Do chịu sự tác động của gió mùa và sự phân hóa khí hậu theo đai cao nước ta còn phát triển các cây trồng, vật nuôi cận nhiệt và ôn đới. 

Câu 2. (1,5 điểm)

a. Ở miền Bắc: nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn vì:

- Nửa đầu mùa đông:

+ Gió mùa Đông Bắc xuất phát từ áp cao Xi bia đi qua phần lãnh thổ rộng lớn của Trung Quốc sau đó đổi bộ trực tiếp vào nước ta.

+ Quãng đường dài, khối khí càng lạnh và mất ẩm nên khi vào nước ta gây nên thời tiết đặc thù là lạnh khô.

- Cuối mùa đông:

+ Khối không khí lạnh di chuyển qua vùng biển phía đông Nhật Bản và Trung Quốc nên được tăng cường ẩm.

+ Vì vậy, thời khì này gió mang tính chất lạnh, ẩm và gây mưa phùn ở vùng ven biển Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ,  Bắc Trung Bộ.

b. Lấy ví dụ chứng minh vai trò của một dòng sông hoặc hồ ở nước ta đối với sinh hoạt và sản xuất:

- Vai trò của Hồ Dầu Tiếng đối với sinh hoạt và sản xuất:

+ Hồ Dầu Tiếng là hồ thủy lợi xây dựng trên sông Sài Gòn.

+ Vai trò: Đảm bảo nước tưới vào mùa khô cho hàng trăm nghìn héc ta đất nông nghiệp, tận dụng diện tích mặt nước và dung tích hồ để nuôi cá, phát triển du lịch. 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi cuối kì 1 Địa lí 8 kết nối Đề tham khảo số 3, đề thi cuối kì 1 Địa lí 8 KNTT, đề thi Địa lí 8 cuối kì 1 kết nối tri thức Đề tham khảo số 3

Bình luận

Giải bài tập những môn khác