Đề kiểm tra Công dân 7 Cánh diều bài 9 Ứng phó với bạo lực học đường (Đề trắc nghiệm só 1)
Đề thi, đề kiểm tra Công dân 7 Cánh diều bài 9 Ứng phó với bạo lực học đường (Đề trắc nghiệm só 1). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Cách ứng phó nào dưới đây là không phù hợp với quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường?
- A. Báo với gia đình khi bị bạo lực để nhận được ý kiến xử lý học sinh có hành vi bạo lực với mình.
- B. Chủ động can ngăn những hành vi bạo lực học đường.
- C. Gọi đến số điện thoại của phòng Tư vấn tâm lý học đường hoặc số 111.
- D. Báo cáo cơ quan công an khi bị đe doạ tính mạng.
Câu 2: “T là bạn thân của Q, gần đây do có xích mích với các bạn nam trong lớp nên T bị lớp cô lập, không cho chơi cùng. Q rất muốn giúp T, nhưng lo sợ các bạn sẽ cô lập mình.”
Em nhận xét gì về thái độ của Q trong tình huống trên.
- A. Thái độ của Q thể hiện sự bội nghĩa, bội tín, Q không phải là con người, thấy bạn gặp hoạn nạn lại không cứu giúp.
- B. Thái độ của Q thể hiện sự khôn ngoan, tránh rước họa vào thân.
- C. Thái độ của Q là đúng đắn vì chúng ta nên đi theo số đông.
- D. Thái độ của Q thể hiện sự sợ sệt, né tránh. Cách làm của Q sẽ làm cho tình trạng bạo lực học đường phát triển.
Câu 3: Để ứng phó với bạo lực học đường, mỗi học sinh cần:
- A. Gọi số điện thoại đường dây nóng gọi xe cấp cứu 115.
- B. Đổi mật khẩu để bảo vệ tài khoản mạng xã hội của cá nhân.
- C. Khi chứng kiến bạo lực học đường, cần lôi kéo tham gia, cổ vũ hành vi bạo lực học đường.
- D. Tìm cách trả thù, đánh lại, tỏ thái độ thách thức.
Câu 4: “Gần đây, H thường xuyên bị một nhóm bạn trong trường chặn đường, trêu chọc. Tuần này, nhóm bạn đó yêu cầu H phải mua đồ ăn cho họ thì sẽ không trêu chọc H nữa.”
Đâu là cách ứng phó hợp lý H nên làm cho tình huống trên.
- A. H nên bỏ thuốc độc vào đồ ăn để giết chết cả nhóm bạn đó.
- B. H nên thuê côn đồ về giã cho đám bạn kia một trận và đe doạ họ không được tiếp tục làm thế nữa.
- C. H nên chia sẻ với bố mẹ, thầy cô, không đi học một mình, không nên phục tùng các yêu cầu của nhóm bạn kia.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Đâu là một biện pháp mà mỗi học sinh cần làm để phòng ngừa bạo lực học đường?
- A. Khéo léo và kịp thời trong giải quyết các hiểu lầm, xích mích nhỏ.
- B. Khi bị ai đó bạo lực, cần phải cương quyết đánh trả, không thể để cho nó thắng thế.
- C. Tìm hiểu, tích cực tham gia vào các vụ việc bạo lực học đường.
- D. Tập tham gia vào các tệ nạn xã hội để hiểu thêm về thế giới bên ngoài.
Câu 6: “Từng là một nạn nhân của việc thoá mạ trên mạng xã hội, N là học sinh lớp 7, bị bịa đặt loan truyền trong lớp về những câu chuyện hoàn toàn sai sự thật về mình. Trong đó có chuyện bịa là N hay nhìn bài của bạn khi kiểm tra nên mới được điểm cao, hay chuyện chê N “béo như lợn”, “xấu tính”, và còn nhiều chuyện rất không hay về N và gia đình. Chỉ một thời gian sau, những lời nói xấu N bị đăng tải lên Facebook. Lúc đó có rất nhiều người hùa theo chửi bới N mà chẳng cần biết chuyện đúng hay sai sự thật. Từ đó N không sao chịu nổi và trở nên trầm cảm.” Em có thể tư vấn cho N như thế nào về cách ứng phó trong trường hợp này?
- A. N nên hẹn những người nói xấu mình ra một nơi và sống mái với chúng rồi tự tử để khiến bọn chúng phải chịu tội giết người.
- B. N nên thông báo chuyện này cho thầy cô, gia đình, những người bạn tốt để tìm cách chứng minh sự trong sáng của mình.
- C. N nên chuyển sang nước ngoài sinh sống và cạch mặt vào cái trường của mình.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 7: Hành vi, biểu hiện nào dưới đây là phù hợp để phòng ngừa bạo lực học đường?
- A. Thân thiện với bạn bè trong trường, lớp.
- B. Khéo léo giải quyết các xích mích, mâu thuẫn với bạn bè.
- C. Chủ động thách thức người có hành vi bạo lực.
- D. Lập nhóm bạn bè để đối phó với hành vi bạo lực.
Câu 8: Để ứng phó với bạo lực học đường, mỗi học sinh không được phép:
- A. Nhanh chóng nhận diện được dấu hiệu của bạo lực học đường.
- B. Bình tĩnh, tìm cơ hội thoát ra hoặc kêu gọi sự giúp đỡ.
- C. Thông báo sự việc cho gia đình, thầy cô hoặc trình báo cơ quan chức năng.
- D. Chạy về nhà, mang theo súng đạn, dao kiếm để trả thù cho hả giận.
Câu 9: “Vì là một cầu thủ bóng đá giỏi, thường xuyên ghi bàn nên Lâm bị một số bạn ở đội bóng lớp 7B không thích và thường xuyên tìm cách gây sự.”
Đâu là cách ứng phó hợp lý Lâm nên làm cho tình huống trên.
- A. Lâm nên dùng những cú đá uy lực của mình để đả thương tất cả những người gây sự như cái cách mà cậu ghi bàn.
- B. Lâm nên bỏ học và đăng ký tham gia bóng đá chuyên nghiệp.
- C. Lâm nên báo lại sự việc với bố mẹ, thầy cô, không tỏ thái độ khiêu chiến, thách thức, tránh va chạm với nhóm bạn đó.
- D. Lâm nên gọi SOS ngay khi bị đánh để nếu có bị thương thì sẽ được đi cấp cứu ngay.
Câu 10: “Do xích mích với nhau, hai bạn học sinh Trường Trung học cơ sở K to tiếng, cãi nhau ngay trước cổng trường sau giờ tan học; theo đó một bạn nữ đã xông vào đánh một nữ khác cùng trường nhưng khác lớp. Bạn bị đánh phản ứng, nhưng mỗi lần phản ứng thì lại càng bị đánh đau hơn. Nhiều bạn học sinh trong trường chứng kiến sự việc này nhưng không ai can ngăn; không những thế, một số bạn còn hô hoán, cổ vũ.”
Em đồng ý hay không đồng ý với cách phòng ngừa, ứng phó bạo lực của bạn học sinh bị bạo lực học đường? Vì sao?
- A. Đồng ý. Vì anh hùng thì không thể chịu nhục được, dù có chết cũng phải đánh lại.
- B. Đồng ý. Vì làm như vậy sẽ khiến người khác cảm thấy thương tình và giúp đỡ mình đánh lại bạn kia.
- C. Không đồng ý. Vì làm như vậy chỉ khiến ta bị đánh thêm mà vấn đề chưa thể giải quyết ngay được. Dù ta có đánh thắng hay thua cũng sẽ có những câu chuyện không hay sau đó.
- D. Không đồng ý. Vì bạn chưa gọi được thêm người mà đã nóng vội đánh lại như vậy thì rất dễ bị thua.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | A | D | B | C | A |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | B | A | D | C | C |
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Đề kiểm tra Công dân 7 cánh diều bài 9 Ứng phó với bạo lực học, kiểm tra Công dân 7 CD bài 9 Ứng phó với bạo lực học, đề kiểm tra 15 phút Công dân 7 cánh diều
Bình luận