Đề kiểm tra Công dân 7 Cánh diều bài 7 Ứng phó với tâm lí căng thẳng (Đề trắc nghiệm số 2)

Đề thi, đề kiểm tra Công dân 7 Cánh diều bài 7 Ứng phó với tâm lí căng thẳng (Đề trắc nghiệm số 2). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: “Trong trận đấu bóng đá hôm chủ nhật vừa rồi giữa những thanh niên trong làng, X đã có một suất trong đội hình ra sân. X đã sút rất nhiều nhưng không thể ghi được bàn nào. Không nản chí, với sự quyết tâm của mình, anh cuối cùng cũng ghi được 1 bàn vào những phút cuối hiệp 2, qua đó giúp đội của anh chiến thắng”.

Nguyên nhân nào gây ra căng thẳng cho X?

  • A. X đã sút trượt rất nhiều
  • B. Trận đấu quá căng thẳng, làm X chịu áp lực
  • C. X một mặt thì đòi hỏi quá cao ở bản thân, mặt khác thì X không có người đến cổ vũ.
  • D. X không bị căng thẳng.

Câu 2: Một nguyên nhân khách quan gây ra căng thẳng có thể là:

  • A. Tâm lý không ổn định, thể chất yếu đuối.
  • B. Sự kì vọng quá lớn của mọi người so với khả năng của bản thân.
  • C. Những thành công ở giai đoạn đầu
  • D. Sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật trên thế giới.

Câu 3: Câu tục ngữ “Giận quá mất khôn” cho em bài học gì về ứng phó với căng thẳng tâm lý?

  • A. Không nên chơi với con giận vì loài vật này có thể khiến chúng ta mất đi sự khôn ngoan vốn có.
  • B. Sự tức giận khi vượt quá sự thông minh sẽ khiến cho ta lầm đường, lạc lối vì vậy hãy bớt giận, nóng nảy và cần cân bằng lối sống.
  • C. Tức giận quá sẽ khiến ta căng thẳng, rối trí và từ đó làm cho ta không có được những suy nghĩ sáng suốt như khi ở trạng thái bình thường.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Một nguyên nhân chủ quan gây ra căng thẳng có thể là:

  • A. Gặp khó khăn, thất bại, biến cố trong đời sống
  • B. Luôn có tinh thần tự tôn dân tộc.
  • C. Luôn mặc cảm hoặc dồn ép bản thân về một vấn đề
  • D. Sống vô tư, không nghĩ đến chuyện ngày mai, sau này

Câu 5: Đâu là cách giải quyết hợp lý cho X trong trường hợp: “X cảm thấy mệt mỏi, uể oải suốt ngày”?

  • A. X nên uống thuốc hạ sốt để khỏi ốm.
  • B. X nên đi gặp bác sĩ để điều trị bệnh mất trí nhớ của mình.
  • C. X nên đi tập thể dục, chơi thể thao hay học một thứ gì đó để cảm thấy tươi mới.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Tình huống nào dưới đây có thể gây ra căng thẳng?

  • A. H được cô giáo khen thưởng vì đã dám đứng lên chỉ trích những việc làm không đúng của các bạn trong lớp.
  • B. K giải thích cho những người bạn của mình hiểu ra rằng K không phải người xấu như mọi người vẫn nghĩ.
  • C. Tới ngày chủ nhật này, M sẽ có trận đấu thứ 1040 cho câu lạc bộ của anh. Với bản lĩnh và kinh nghiệm dày dặn, anh quyết tâm sẽ nghiền nát các đối thủ.
  • D. X gặp khó khăn trong cuộc sống và phải đi vay giật để có tiền trang trải cuộc sống. X tính kiếm việc làm để trả nợ nhưng ngày qua ngày vẫn không tìm được công việc nào.

Câu 7: “Gia đình Tô không được hạnh phúc. Bố mẹ cậu thường xuyên xảy ra cãi vã. Mỗi lần như vậy Tô cảm thấy rất chán nản, cậu thường bỏ nhà ra cửa hàng chơi game online. Có lần cậu ở lì tại cửa hàng 3 ngày chỉ ăn bánh mì và mì tôm cho qua bữa.”

Em nhận xét gì về việc Tô bỏ nhà và chơi game online mỗi khi bố mẹ cãi nhau? Em có lời khuyên gì cho bạn trong tình huống trên?

  • A. Tình huống không hợp lý: làm gì có chuyện một học sinh lớp 7 có thể ra ngoài quán net chơi mấy ngày mấy đêm mà bố mẹ không đi tìm. Nếu ở một gia đình như vậy thì Tô cũng chẳng làm gì hơn được.
  • B. Việc làm của Tô là hợp lý. Cuộc sống của con người không thể nào ở trong trạng thái căng thẳng được. Chơi game như vậy là một hình thức ứng phó với căng thẳng rất tốt. Tô nên phát huy.
  • C. Việc làm của Tô là không phù hợp. Việc làm đó thể hiện sự bất hiếu, không giúp đỡ bố mẹ, những người đã sinh ra mình, khi gặp khó khăn. Tô nên dùng số tiền đi chơi game để mua cái gì đó cho bố mẹ.
  • D. Việc làm của Tô là không nên. Việc làm đó thể hiện sự né tránh và vấn đề sẽ mãi không thể được giải quyết. Tô nên khuyên can hay tìm sự trợ giúp ở người khác khi thấy bố mẹ cãi nhau, đồng thời thường xuyên nói chuyện với họ để tìm cách giải quyết vấn đề.

Câu 8: Đâu là một cách để ứng phó với căng thẳng?

  • A. Lập kế hoạch một cách khoa học và vừa sức
  • B. Học tập và làm việc không ngừng nghỉ như các tỷ phú
  • C. Tìm kiếm sự trợ giúp từ các bác sĩ nội khoa
  • D. Tự tử

Câu 9: “Bài kiểm tra môn Vật lí của Nam được 5 điểm nên cậu buồn và lo lắng vì sợ về nhà bị mẹ mắng bởi bạn thường được điểm cao. Nam đã giấu bài kiểm tra đi nhưng bị mẹ phát hiện. Nam hứa với mẹ sẽ làm bài kiểm tra thật tốt trong dịp thi cuối học kì để gỡ lại điểm. Tuy nhiên, trong giờ thi việc nhất định phải được điểm cao khiến Nam căng thẳng, không nhớ được công thức. Để giải quyết việc này, Nam đã mở tài liệu và bị huỷ bài thi. Vì quá sợ mẹ nên Nam đã đi lang thang, Nam không dám về nhà.”

Em nhận xét thế nào về cách ứng phó của Nam trước tình huống gây tâm lí căng thẳng Nam gặp phải?

  • A. Cách ứng phó của Nam là không phù hợp. Việc Nam giấu bài kiểm tra bị điểm thấp đi cho thấy Nam là một người hèn nhát, không dám đương đầu với những khó khăn.
  • B. Cách ứng phó của Nam là không phù hợp. Việc gian lận trong thi cử là một việc làm sai; việc không về nhà sẽ khiến gia đình lo lắng, và có thể gây ra hậu quả khó lường.
  • C. Cách ứng phó của Nam là hợp lý. Với những bà mẹ độc ác và ngu ngốc như vậy thì bỏ nhà ra đi là một giải pháp hay để thoát khỏi cái gông cùm cứng nhắc.
  • D. Cách đối phó của Nam là hợp lý vì làm thế sẽ khiến mẹ Nam sợ hãi và không dám ép buộc Nam phải được điểm cao nữa. Còn việc gian lận trong lúc thi thì cũng chỉ là do ép buộc.

Câu 10: Câu nào sau đây không đúng?

  • A. Mất ngủ là một biểu hiện về mặt thể chất khi căng thẳng
  • B. Chán ăn là một biểu hiện về mặt tinh thần khi căng thẳng
  • C. Cáu kỉnh, gây gổ là một biểu hiện về mặt hành vi khi căng thẳng
  • D. Lo lắng, sợ hãi là một biểu hiện về mặt cảm xúc khi căng thẳng

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánDBCCC
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánDDABB

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề kiểm tra Công dân 7 cánh diều bài 7 Ứng phó với tâm lí căng, kiểm tra Công dân 7 CD bài 7 Ứng phó với tâm lí căng, đề kiểm tra 15 phút Công dân 7 cánh diều

Bình luận

Giải bài tập những môn khác