Dễ hiểu giải vật lí 10 kết nối bài 11: Thực hành - Đo gia tốc rơi tự do
Giải dễ hiểu bài 11: Thực hành - Đo gia tốc rơi tự do. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu vật lí 10 Kết nối dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 11 THỰC HÀNH ĐO GIA TỐC RƠI TỰ DO
II. Thiết kế phương án thí nghiệm
Thảo luận phương án thí nghiệm dựa vào hoạt động sau: Thả trụ thép rơi qua cổng quang điện trên máng đứng và Giải nhanh câu hỏi
1. Xác định gia tốc rơi tự do của trụ thép theo công thức nào?
2. Để xác định gia tốc rơi tự do của trụ thép cần đo những đại lượng nào?
3. Làm thế nào để trụ thép rơi qua cổng quang điện?
4. Cần đặt chế độ đo của đồng hồ ở vị trí nào để đo được đại lượng cần đo?
Giải nhanh:
1. Xác định gia tốc rơi tự do của trụ thép theo công thức:
2. Để xác định gia tốc rơi tự do của trụ thép cần đo những đại lượng:
Quãng đường rơi của trụ thép.
Thời gian rơi.
3. Để trụ thép rơi qua cổng quang điện thì cần đặt trụ thép tại vị trí tiếp xúc với nam châm điện điện và bị giữ lại ở đó. Nhấn nút của hộp công tắc kép để ngắt điện vào nam châm điện, khi đó trụ thép rơi xuống và chuyển động đi qua cổng quang điện.
4. Để đo được đại lượng cần đo: Chọn chế độ đo MODE A ở đồng hồ đo thời gian hiện số để đo được đại lượng cần đo.
IV. Kết quả thí nghiệm
Nhận xét và đánh giá kết quả thí nghiệm
1. Hãy tính giá trị trung bình và sai số tuyệt đối của phép đo gia tốc rơi tự do?
2. Tại sao lại dùng trụ thép làm vật rơi trong thí nghiệm? Có thể dùng viên bi thép được không? Giải thích tại sao.
3. Vẽ đồ thị mô tả mối quan hệ s và t2 trên hệ tọa độ (s – t2).
4. Nhận xét chung về dạng của đồ thị mô tả mối quan hệ s và t2 rồi rút ra kết luận về tính chất của chuyển động rơi tự do.
5. Hãy đề xuất một phương án thí nghiệm khác để đo gia tốc rơi tự do của trụ thép.
Giải nhanh:
1. Tính giá trị trung bình và sai số tuyệt đối của phép đo gia tốc rơi tự do
Tính gia tốc trong các lần đo:
Lần 1: g1 = = 9,849 (m/s2)
Lần 2: g2 = = 9,78 (m/s2)
Lần 3: g3 = = 9,919 (m/s2)
Lần 4: g4 = = 9,849 (m/s2)
Lần 5: g5 = = 9,78 (m/s2)
Gia tốc trung bình là: g¯¯¯==9,835 (m/s2)
Sai số tuyệt đối của gia tốc trong các lần đo:
Δg1=|g¯¯¯−g1| = |9,835−9,849|=0,014
Δg2=|g¯¯¯−g2| = |9,835−9,780|=0,055
Δg3=|g¯¯¯−g3| = |9,835−9,919|=0,084
Δg4=|g¯¯¯−g4| = |9,835−9,849|=0,014
Δg5=|g¯¯¯−g5| = |9,835−9,780|=0,055
Sai số tuyệt đối trung bình: Δg¯¯¯¯¯¯¯= = 0,044
=> Kết quả: g= 9,835 ± 0,044
2.
Trong thí nghiệm, người ta dùng trụ thép làm vật rơi nhằm mục đích khi thả vật rơi thì xác suất phương rơi của vật chắn tia hồng ngoại ở cổng quang điện cao, giúp ta thực hiện thí nghiệm dễ dàng hơn.
Có thể dùng vật thả rơi là viên bi thép, nhưng xác suất khi thả rơi viên bi có phương rơi không chắn được tia hồng ngoại cao hơn khi dùng trụ thép, nên khi làm thí nghiệm với viên bi ta cần căn chỉnh và thả theo đúng phương của dây rọi.
3. Vẽ đồ thị mô tả mối quan hệ s và t2 trên hệ tọa độ (s – t2).
Xử lí số liệu để vẽ đồ thị mô tả mối quan hệ s và t2
Đồ thị mô tả mối quan hệ s và t2
4. Nhận xét chung về dạng của đồ thị mô tả mối quan hệ s và t2 rồi rút ra kết luận về tính chất của chuyển động rơi tự do: có dạng một đường thẳng hướng lên chứng tỏ s và t2 có mối quan hệ tỉ lệ thuận với nhau.
5. Đề xuất một phương án thí nghiệm khác để đo gia tốc rơi tự do của trụ thép.
Ta có thể sử dụng hai cổng quang điện để đo thời gian rơi tự do. Khi trụ thép bắt đầu đi vào cổng quang điện thứ nhất thì đồng hồ bắt đầu đo, khi trụ thép đi qua cổng quang điện thứ hai thì đồng hồ kết thúc đo.
a. Dụng cụ
Bộ dụng cụ đo gia tốc rơi tự do gồm:
(1) Nam châm điện (2) Trụ thép
(3) Hai cổng quang điện (4) Công tắc điều khiển
(5) Đồng hồ đo thời gian (6) Giá
b. Tiến hành
Bước 1: Lắp các dụng cụ.
Lắp hai cổng quang điện cách nhau một đoạn s. | Đặt trụ thép dính vào phía dưới nam châm. | Nhấn công tắc cho trụ thép rơi. | Đọc số chỉ thời gian rơi trên đồng hồ. | Thay đổi vị trí của các cổng quang điện để khoảng cách giữa chúng khác nhau. |
Bước 2: Hãy so sánh kết quả tính bằng số liệu đo được trong thí nghiệm mà em đã tiến hành với kết quả tính bằng số liệu ở bảng dưới
Bảng 2.2. Khoảng cách và thời gian rơi của vật
Bước 3: Tính gia tốc trung bình của vật rơi tự do và sai số của phép đo.
Viết kết quả: g=g¯¯¯±Δg
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận