Dễ hiểu giải Ngữ văn 8 cánh diều bài 6 Người thầy đầu tiên
Giải dễ hiểu bài 6 Người thầy đầu tiên. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Ngữ văn 8 Cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
VĂN BẢN. NGƯỜI THẦY ĐẦU TIÊN
CHUẨN BỊ
Câu 1:
- Đọc trước đoạn trích Người thầy đầu tiên; tìm hiểu thêm thông tin về nhà văn Trin-ghi-dơ Ai-ma-tốp (Chyngyz Aimatov).
- Đọc nội dung giới thiệu sau đây để hiểu bối cảnh đoạn trích: (Đọc nội dung giới thiệu trong SGK trang 20)
Giải nhanh:
- Ai-ma-tốp (1928 – 2008) là nhà văn Cư-rơ-gư-xtan, một nước cộng hoà ờ vùng Trung Á, thuộc Liên Xô trước đây.
- Đề tài chủ yếu trong các truyện ngắn của Ai-ma-tốp là cuộc sống khắc nghiệt nhưng cũng đầy chất lãng mạn của người dân vùng đồi núi Cư-rơ-gư-xtan, tình yêu, tình bạn, tinh thần dũng cảm vượt qua những thử thách hi sinh thời chiến tranh,...
CÂU HỎI GIỮA BÀI
Câu 1: Nguyên nhân nào khiến nhân vật "tôi" "lặng người đi vì kinh hãi"?
Giải nhanh:
Vì cô bé nhận ra điều mà thím cô muốn làm với cô.
Câu 2: Ý nghĩa của việc trồng hai cây phong là?
Giải nhanh:
- Hai cây phong được gửi gắm biết bao ước mơ và hi vọng về một thế hệ trẻ, thế hệ mới sẽ làm đổi thay cho làng Ku-ku-rêu.
- Hai cây phong chính là hiện thân xúc động cho khoảng trời ấu thơ nghĩa tình, là nơi lưu giữ những kỉ niệm của bao thế hệ học trò làng Ku-ku-rêu bé nhỏ.
Câu 3: Tình cảnh của An-tư-nai sau khi bị bắt như thế nào?
Giải nhanh:
Bên cạnh túp lều là dòng suối, trong không gian vẫn còn văng vẳng tiếng nói chuyện của những người chăn cừu và đối diện cô là một bà lão đang ngồi yên.
Câu 4: Điều gì bất ngờ đã xảy ra?
Giải nhanh:
Thầy giáo Đuy-sen xuất hiện cùng hai viên cảnh sát.
Câu 5: Những lời nhân vật "tôi" thì thầm có ý nghĩa gì?
Giải nhanh:
- Nhân vật "tôi" muốn nghe theo lời thầy Đuy-sen, muốn quên hết đi những tủi nhục mà mình phải chịu trong mấy ngày bị bắt.
- Cô muốn trở nên trong sạch, muốn bắt đầu lại một cuộc đời.
Câu 6: Phần 3 là những lời tâm sự của An-tư-nai vào thời điểm nào?
Giải nhanh:
Cô đã lớn, đã trưởng thành.
CÂU HỎI CUỐI BÀI
Câu 1: Đoạn trích Người thầy đầu tiên kể về chuyện gì? Truyện được kể ở ngôi thứ mấy? Ngôi kể ấy có tác dụng như thế nào?
Giải nhanh:
- Đoạn trích kể về thầy giáo Đuy-sen hết lòng vì học trò và cô học trò An-tư-nai thông minh lanh lợi, qua đó người đọc thấy được tình cảm thầy trò cao quý và thiêng liêng.
- Truyện được kể ở ngôi thứ nhất làm cho người đọc nắm bắt tâm trạng nhân vật sâu sắc, sinh động, chân thật và gần gũi hơn.
=> Bộc bạch trực tiếp, chân thực cảm xúc nhân vật.
Câu 2: Tóm tắt nội dung chính của từng phần được đánh số trong văn bản. Nội dung phần 3 cho biết sự khác biệt gì về thời gian kể chuyện so với hai phần trước?
Giải nhanh:
- Phần 1:
+ An-tư-nai được thầy Đuy-sen giúp đỡ, cho ở cùng mình ở nhà bác Ka-tai-bai để tránh người thím độc ác muốn gả cô đi.
+ Suốt đêm đó, An-tư-nai cứ bồn chồn, lo lắng không sao ngủ được. Để giúp cô thoát khỏi những suy nghĩ đen tối, thầy Đuy-sen đã đưa cô đi trồng hai cây và gieo trong cô những hi vọng về cuộc sống tốt đẹp hơn.
- Phần 2:
+ Thím của An-tư-mai dẫn người đến trường học, muốn cướp cô đi. Thầy Đuy-sen đã chống trả lại bọn người kia và bị đánh trọng thương, An-tư-mai thì bị bắt đi.
+ Cô bé tìm cách trốn đi và thầy Đuy-sen đã xuất hiện cùng hai viên cảnh sát. An-tư-nai được cứu ra.
+ Thầy Đuy-sen lại một lần nữa khuyên bảo cô quên đi những ngày đen tối, xây dựng cho An-tư-nai hi vọng mới.
- Phần 3: Những suy nghĩ, tình cảm, lòng biết ơn của An-tư-mai đối với thầy Đuy-sen.
=> Sự khác biệt về thời gian so với các phần khác: thời gian trong phần 3 là tương lai rất xa so với thời điểm sự việc ở phần 1 và phần 2 xảy ra, là thời gian An-tư-nai đã trưởng thành.
Câu 3: Hãy dẫn ra một số câu văn thể hiện suy nghĩ, tình cảm và mong ước của thầy Đuy-sen khi trồng hai cây phong nhỏ.
Giải nhanh:
"Rồi em sẽ thấy hai cây phong của chúng ta đẹp đến nhường nào! Chúng nó sẽ đứng trên ngọn đồi này, sát cánh nhau như hai anh em. Và mọi người sẽ luôn luôn nhìn thấy chúng và những người lành sẽ thấy lòng vui lên khi nhìn thấy chúng. Đến khi ấy cả cuộc sống cũng sẽ khác, An-tư-nai ạ. Tất cả những gì đẹp nhất đều hãy còn ở phía trước..."
Câu 4: Phân tích nhân vật thầy Đuy-sen trong đoạn trích Người thầy đầu tiên.
Giải nhanh:
- Đuy-sen là một người thầy vĩ đại, cử chỉ rất hồn nhiên. Thầy hiền hậu nói lên những lời ấm áp lay động tâm hồn tuổi thơ.
- Thầy đã khơi dậy trong lòng các em nhỏ người miền núi niềm khao khát được đi học.
- Với An-tư-nai, thầy nhìn thấu tâm can em, cảm thông cảnh ngộ mồ côi của em, thầy an ủi và khen em một cách chân tình
- Đuy-sen là người thầy đầu tiên, người thầy khai tâm khai sáng cho An-tư- nai. Thầy hiền hậu, thầy yêu thương tuổi thơ. Thầy đã đốt cháy lên trong lòng các em ngọn lửa nhiệt tình khát vọng và khát vọng đi học
Câu 5: Thông qua cuộc đời nhân vật An-tư-nai, có thể nêu lên nhận xét gì về số phận của những người phụ nữ được nói tới trong câu chuyện?
Giải nhanh:
Số phận của những người phụ nữ rất bất hạnh. Họ bị buộc phải nghe theo sắp xếp của người lớn mà không thể phản kháng, buộc phải kết hôn từ rất sớm.
Câu 6: Chi tiết hoặc hình ảnh nào trong văn bản đã để lại trong em những ấn tượng sâu đậm? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) ghi lại ấn tượng ấy.
Giải nhanh:
Chi tiết hai cây phong trong đoạn trích Người thầy đầu tiên đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc về tình thầy trò. Trong lúc An-tư-nai vẫn đang trăn trở, bồn chồn, lo lắng về tương lai của mình, về những điều khủng khiếp có thể xảy đến với cô. Thầy Đuy-sen thấu hiểu điều đó và thầy đã kéo cô đi trồng hai cây phong. Trồng hai cây phong là cách mà thầy giáo Đuy-sen nghĩ ra để giúp cho cô học trò An-tư-nai yêu quý của mình thoát khỏi những suy nghĩ đen tối đang bủa vây cô. Thầy so sánh An-tư-nai với cây phong nhỏ và mong sao cô có thể tìm thấy hạnh phúc trong học tập. Thầy vẽ ra trước mắt An-tư-mai về tương lai của cô, nó cũng sẽ phát triển như hai cây phong này, cũng sẽ lớn lên thật khỏe mạnh dưới sự chú ý của mọi người. Cuộc sống của An-tư-nai sẽ tốt đẹp hơn và cô hãy tin vào những điều đó.
Bình luận