Dễ hiểu giải Ngữ văn 8 cánh diều bài 10: Ôn tập và tự đánh giá cuối Học kì II (P3)
Giải dễ hiểu bài 10: Ôn tập và tự đánh giá cuối Học kì II (P3). Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Ngữ văn 8 Cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
ÔN TẬP VÀ TỰ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ II
NỘI DUNG ÔN TẬP
VIẾT
Câu 8: Các dạng văn bản cụ thể được luyện viết trong sách Ngữ văn 8, tập hai thuộc những kiểu văn bản nào? Chỉ ra mối quan hệ giữa phần Viết và phần Đọc hiểu của mỗi bài học.
Trả lời:
- Các dạng văn bản cụ thể được luyện viết trong sách Ngữ văn 8, tập hai thuộc những kiểu văn bản: Tự sự, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh.
- Giữa phần viết và phần đọc hiểu của mỗi bài học có quan hệ mật thiết với nhau. Mỗi bài viết đều có cùng chủ đề hoặc cùng kiểu văn bản với các văn bản đọc hiểu.
Câu 9: Thống kê các kĩ năng viết được rèn luyện trong sách Ngữ văn 8, tập hai (ví dụ, Bài 10: Tóm tắt nội dung cuốn sách và cách xưng hô trong bài viết). Phân tích ý nghĩa và tác dụng của các kĩ năng nói trên.
Trả lời:
- Các kĩ năng viết được rèn luyện: Phân tích tác dụng của yếu tố hình thức truyện; Phân tích tác dụng của hình thức thơ; Quan hệ giữa vấn đề, ý kiến, lí lẽ và bằng chứng; Câu chuyển đoạn trong bài nghị luận; Nêu lí lẽ và bằng chứng trong phân tích tác phẩm văn học; Tóm tắt nội dung cuốn sách và cách xưng hô trong bài viết.
- Phân tích tác dụng của hình thức thơ: Việc rèn luyện các kí năng này giúp chúng ta học được cách phân tích, cảm nhận và đưa ra nhận định về các tác phẩm thơ.
- Quan hệ giữa vấn đề, ý kiến, lí lẽ và bằng chứng: Giúp chúng ta biết cách viết văn một cách logic, có sức thuyết phục hơn.
- Câu chuyển đoạn trong bài nghị luận: Giúp chúng ta rèn kĩ năng viết văn có sự liên kết giữa các câu, các đoạn sao cho bài văn có sự mạch lạc,
- Nêu lí lẽ và bằng chứng trong phân tích tác phẩm văn học: Giúp chúng ta biết cách xác định các luận đề, luận điểm, dẫn chứng, lí lẽ trong một bài văn nghị luận. Từ đó giúp bài văn của mình tăng sức thuyết phục với người đọc, người nghe.
- Tóm tắt nội dung cuốn sách và cách xưng hô trong bài viết: Việc rèn luyện các kí năng này giúp chúng ta biết cách nắm bắt nội dung trọng tâm của một tác phẩm.
Câu 10: Nêu một số điểm khác biệt (mục đích, nội dung, hình thức, lời văn,...) giữa kiểu bài phân tích một tác phẩm thơ và kiểu bài thuyết minh giới thiệu một tác phẩm thơ.
Trả lời:
Tiêu chí | Phân tích một tác phẩm thơ | Thuyết minh giới thiệu một tác phẩm thơ |
Mục đích | Làm rõ những điểm nổi bật trong nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. | Trình bày cho người đọc biết các thông tin cơ bản về bài thơ như: nhan đề, thể loại, tác giả, hoàn cảnh ra đời, nội dung, hình thức, giá trị, ý nghĩa... |
Nội dung | Phân tích, cảm nhận và chỉ ra được những giá trị của các yếu tố hình thức trong việc thể hiện nội dung, chủ đề tác phẩm, nhất là các sáng tạo độc đáo của người viết. | Thuyết minh, giới thiệu về những vấn đề xoay quanh tác phẩm thơ như: tác giả, hoàn cảnh ra đời,... giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ. |
Hình thức | Sử dụng hệ thống luận điểm, luận cứ và các phép lập luận. | Bài thường được trình bày theo trình tự: từ khái quát thông tin về tác giả, tác phẩm đến thông tin cụ thể về nội dung, hình thức của bài thơ; từ thông tin khác quan đến ý kiến chủ quan của người đọc, người xem hoặc người giới thiệu. |
Lời văn | Rõ ràng, cụ thể với hệ thống lý lẽ, dẫn chứng logic, thể hiện quan điểm, cảm xúc của người viết. | Lời văn trung tính, khách quan, đưa ra thông tin rõ ràn |
Câu 11: Các kiểu văn bản được học ở phần Viết trong sách Ngữ văn 8, tập hai có gì khác so với sách Ngữ văn 8, tập một?
Trả lời:
- Sách Ngữ văn 8 tập 1 rèn luyện cho các em viết các kiểu văn bản:
Kiểu văn bản | Nội dung cụ thể |
tự sự | Kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội, có dùng yếu tố miêu tả, biểu cảm. |
biểu cảm | Bước đầu biết làm một bài thơ sáu chữ, bảy chữ. Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ sáu chữ, bảy chữ. |
nghị luận | Viết bài nghị luận về một vấn đề của đời sống (nghị luận xã hội) và bài phân tích một tác phẩm văn học (nghị luận văn học). |
thuyết minh | Giải thích một hiện tượng tự nhiên hoặc giới thiệu một cuốn sách. |
nhật dụng | Kiến nghị về một vấn đề đời sống. |
- Sách Ngữ văn 8 tập 2 rèn luyện cho các em viết các kiểu văn bản:
Kiểu văn bản | Nội dung cụ thể |
nghị luận | Phân tích một tác phẩm truyện; Phân tích một tác phẩm thơ; Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí;nghị luận phân tích một tác phẩm kịch |
thuyết minh | Viết bài giới thiệu về một cuốn sách |
NÓI VÀ NGHE
Câu 12: Nêu những nội dung chính được rèn luyện về các kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ văn 8, tập hai. Xác định trọng tâm phần Nói và nghe của mỗi bài học.
Trả lời:
- Bài 6: Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội ý
Rèn luyện cách trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội:
- Một số vấn đề xã hội trong cuộc sống
- Ngưỡng mộ và mê muội thần tượng.
- Học sinh cấp Trung học cơ sở sử dụng xe gắn máy phân khối lớn đến trường.
- Cần biết lựa chọn sách để đọc.
- Một số vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học:
- Giá trị của tình cha con được gợi ra sau khi học truyện Lão Hạc (Nam Cao).
- Thái độ cần có của người lớn đối với ước mơ của trẻ em được rút ra sau khi đọc văn bản Trong mắt trẻ (Ê-xu-pe-ri).
- Suy nghĩ về quê hương, mái trường và người thầy sau khi đọc đoạn trích Người thầy đầu tiên (Ai-ma-tốp).
- Bài 7: Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một tác phẩm thơ
Yêu cầu cụ thể ở bài này là nghe và tóm tắt nội dung của bài thuyết trình về một bài thơ.
- Bài 8: Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một nhân vật lịch sử hoặc tác phẩm văn học
Rèn luyện kĩ năng nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một nhân vật lịch sử hoặc tác phẩm văn học.
- Bài 9: Thuyết trình bài giới thiệu về một vấn đề của tác phẩm văn học
Rèn luyện kĩ năng thuyết trình bài giới thiệu về một vấn đề nội dung hay nghệ thuật của tác phẩm văn học.
- Bài 10: Giới thiệu một cuốn sách
Học về cách thức giới thiệu một cuốn sách ở phần Viết
Câu 13: Nêu những yêu cầu cần bảo đảm khi thực hành hoạt động nói và nghe ở sách Ngữ văn 8, tập hai.
Trả lời:
Những yêu cầu cần bảo đảm khi thực hành hoạt động nói và nghe ở sách Ngữ văn 8, tập hai:
Khi thực hiện
- Người nói:
- Nội dung trình bày:
- Vấn đề trình bày được nêu rõ ràng, cụ thể.
- Nội dung phong phú, có trọng tâm, được trình bày lô gích; lí lẽ và bằng chứng làm nổi bật được vấn đề.
- Hình thức trình bày:
- Bài trình bày có bố cục rõ ràng.
- Các nội dung minh hoạ có chất lượng.
- Sử dụng phương tiện hỗ trợ phù hợp.
- Có sự sáng tạo, tạo được điểm nhấn cho nội dung trình bày.
- Tác phong, thái độ trình bày:
- Phong thái tự tin, tôn trọng người nghe, sử dụng ngôn ngữ cơ thể sinh động, phù hợp.
- Nói trôi chảy, mạch lạc, không bị ngắt quãng hoặc không có những từ ngữ chêm xen quá nhiều.
- Tốc độ nói vừa phải, có nhấn giọng ở những nội dung quan trọng. + Nội dung giải đáp thắc mắc cụ thể, ngắn gọn, thoả đáng.
- Bảo đảm yêu cầu về thời gian trình bày.
- Người nghe:
- Lắng nghe, xác định và ghi lại các thông tin chính của bài trình bày, những nội dung cần hỏi lại.
- Thể hiện thái độ chú ý lắng nghe; sử dụng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt để khích lệ người nói. - Hỏi lại những điểm chưa rõ (nếu cần); có thể trao đổi thêm quan điểm cá nhân về nội dung của bài trình bày.
Khi nhận xét
- Người nói:
- Lắng nghe nhận xét của các bạn và thầy, cô về bài trình bày.
- Rút kinh nghiệm về nội dung, cách thức và thái độ trình bày,...
- Tự đánh giá:
- Điều em hài lòng về bài trình bày của mình là gì?
- Điều gì em muốn thay đổi trong bài trình bày đó?
- Người nghe:
- Kiểm tra việc nghe và ghi chép các nội dung thông tin đã chính xác chưa.
- Nêu nhận xét về nội dung, hình thức bài trình bày.
- Đánh giá:
- Em thấy bài trình bày của bạn có thuyết phục không? Vì sao?
- Điều em rút ra được từ bài trình bày của bạn là gì?
Bình luận