Dễ hiểu giải Ngữ văn 8 cánh diều bài 5: Ôn tập và tự đánh giá cuối Học kì 1 (P2)
Giải dễ hiểu bài 5: Ôn tập và tự đánh giá cuối Học kì 1 (P2). Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Ngữ văn 8 Cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
Nội dung chính trong bài:
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
ÔN TẬP VÀ TỰ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I
NỘI DUNG ÔN TẬP
Câu 9: Nêu yêu cầu và tác dụng của việc tập làm thơ sáu chữ, bảy chữ.
Giải nhanh:
- Yêu cầu:
+ Khi tập làm thơ, cần chú ý xác định rõ đề tài và cảm xúc, suy nghĩ,... của bản thân về điều mình định viết
+ Chú ý đảm bảo số chữ trong mỗi dòng thơ và cách gieo vần của bài thơ đã nêu trong phần Kiến thức ngữ văn.
- Tác dụng: giúp học sinh hiểu hơn và nắm bắt được các bước cơ bản làm thơ.
Câu 10: Sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập một hướng dẫn em rèn luyện những kĩ năng viết nào? Phân tích ý nghĩa và tác dụng của các kỹ năng ấy.
Giải nhanh:
- Những kĩ năng viết: viết đoạn văn biểu cảm; viết đoạn văn diễn dịch, quy nạp và phối hợp; nêu bằng chứng, trình bày và phân tích bằng chứng; câu khẳng định, câu phủ định và câu cảm thán trong văn nghị luận.
- Ý nghĩa và tác dụng: Mỗi bài viết đều rèn luyện những kĩ năng khác nhau nhằm phục vụ cho quá trình viết văn trở nên thuận tiện và tốt hơn
Câu 11: Các nội dung và yêu cầu của phần viết trong sách Ngữ văn 8, tập một có gì mới so với sách Ngữ văn 7?
Giải nhanh:
- Trong sách Ngữ văn 7:
+ Tự sự: Kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử, có sử dụng các yếu tố miêu tả.
+ Biểu cảm: Bước đầu biết làm thơ bốn chữ, năm chữ; viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ. Biểu cảm về con người hoặc sự việc.
+ Nghị luận: Nghị luận về một vấn đề trong đời sống và phân tích đặc điểm nhân vật
+ Thuyết minh: Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi.
+ Nhật dụng: Viết bản tường trình.
- Sách Ngữ văn 8:
Kiểu văn bản | Nội dung cụ thể |
Tự sự | Kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội, có dùng yếu tố miêu tả, biểu cảm. |
Biểu cảm | Bước đầu biết làm một bài thơ sáu chữ, bảy chữ. Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ sáu chữ, bảy chữ. |
Nghị luận | Viết bài nghị luận về một vấn đề của đời sống và bài phân tích một tác phẩm văn học |
Thuyết minh | Giải thích một hiện tượng tự nhiên hoặc giới thiệu một cuốn sách. |
Nhật dụng | Kiến nghị về một vấn đề đời sống. |
Câu 12: Nêu những nội dung chính được rèn luyện về kĩ năng nói và nghe trong sách Ngữ văn 8, tập một. Xác định trọng tâm phần nói và nghe của mỗi bài học.
Giải nhanh:
- Những nội dung chính:
+ Nghe và tóm tắt lại nội dung chính của một bài thuyết trình về một vấn đề của đời sống
+ Thảo luận về một vấn đề trong đời sống
+ Tóm tắt nội dung thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên
+ Thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống
+ Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội
- Trọng tâm của bài: rèn luyện kĩ năng nghe hiểu, tóm tắt, viết và kỹ năng nói trước đám đông
Câu 13: Nội dung rèn luyện kĩ năng nói và nghe liên quan với nội dung đọc hiểu và viết trong mỗi bài học như thế nào? Phân tích một số ví dụ ở các bài học trong sách Ngữ văn 8, tập 1 để làm sáng tỏ điều ấy.
Giải nhanh:
- Nội dung rèn luyện kĩ năng nói và nghe có cùng chủ đề hoặc cùng kiểu văn bản với các văn bản đọc hiểu và viết trong mỗi bài học.
- Ví dụ: Ở bài 5 nội dung phần rèn luyện kỹ năng nghe và nói là "Nghe và tóm tắt lại nội dung chính của một bài thuyết trình về một vấn đề của đời sống" thì các văn bản đọc hiểu là nghị luận về một vấn đề xã hội, bài viết cũng là nghị luận về một vấn đề của đời sống.
Câu 14: Nêu những nội dung chính của phần tiếng Việt trong sách Ngữ văn 8, tập một. Các nội dung này có mối quan hệ như thế nào với phần đọc hiểu, viết, nói và nghe?
Giải nhanh:
- Các nội dung chính:
+ Bài 1: các bài luyện tập trợ từ và thán từ
+ Bài 2: các bài tập từ đồng nghĩa, trái nghĩa, sắc thái nghĩa của từ.
+ Bài 3: các cách trình bày đoạn văn, phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.
+ Bài 4: các bài về nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn
+ Bài 5: các bài tập về từ ghép Hán Việt, thành ngữ, tục ngữ.
- Các nội dung này là những vấn đề được sử dụng nhiều trong các văn bản của phần đọc hiểu và được áp dụng trong quá trình viết bài, quá trình rèn luyện kỹ năng nói và nghe.
Câu 15: Nêu một số biện pháp tu từ có trong các văn bản thơ đã học ở Bài 2 và phân tích tác dụng của một biện pháp mà em thích.
Giải nhanh:
- Một số biện pháp tu từ: từ đồng nghĩa, nhân hóa.
- Tác dụng phép nhân hoá:
+ Giúp cho các loại đồ vật, cây cối hay đồng vật đều trở nên sinh động hơn trong suy nghĩ, đem lại cho người đọc cảm giác gần gũi, thân thiết hơn.
+ Giúp cho các đồ vật, sự vật có thể biểu hiện được những suy nghĩ hay bày tỏ được tình cảm của con người
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận