Dễ hiểu giải Ngữ văn 8 cánh diều bài 10: Ôn tập và tự đánh giá cuối Học kì II (P2)
Giải dễ hiểu bài 10: Ôn tập và tự đánh giá cuối Học kì II (P2). Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Ngữ văn 8 Cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
ÔN TẬP VÀ TỰ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ II
NỘI DUNG ÔN TẬP
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Câu 4: Nhận xét về nội dung và hình thức nghệ thuật của các văn bản đọc hiểu ở Bài 8:
a. Nội dung chính của các văn bản đọc hiểu là gì? Đề tài và chủ đề của các văn bản truyện lịch sử có gì giống nhau?
b. Nhận xét đặc điểm nổi bật về hình thức thể loại của các văn bản truyện lịch sử và nêu các lưu ý về cách đọc hiểu những truyện này.
Trả lời:
a. Nội dung chính của các văn bản đọc hiểu:
- Quang Trung đại phá quân Thanh: Kể về Quang Trung, một người thông minh, trí tuệ sáng suốt, khả năng phán đoán tốt, nhạy bén trước thời cuộc. Nhờ tài năng của mình, ông đã định hình và phân tích một cách rất cụ thể về tình thế và về thời cuộc. Quang Trung đã rút ra kết luận rồi bắt đầu lên kế hoạch cho từng bước chiến đấu của quân ta. Ông đã kiên quyết mà khẳng định chắc chắn với toàn thể quân và đan rằng sẽ lấy lại thành Thăng Long trong vòng mười ngày. Đúng như lời đã nói, Quang Trung đã tạo nên một chiến thắng thật hào hùng, vang dội trong sự nghiệp giải phóng nước nhà. Sau chiến thắng của ông, vua Lê Chiêu Thống đã cùng triều thần bỏ chạy sang phương Bắc.
- Đánh nhau với cối xay gió: Kể câu chuyện về sự thất bại của Đôn Ki - hô - tê đánh nhau với cối xay gió, nhà văn chế giễu lí tưởng hiệp sĩ phiêu lưu, hão huyền, phê phán thói thực dụng thiển cận của con người trong đời sống xã hội.
- Bên bờ Thiên Mạc: Đoạn trích Bên bờ thiên mạc kể về tình tiết khi Trần Quốc Tuấn giao nhiệm vụ quan trọng và hết sức bí mật cho Hoàng Đỗ, con ông già Màn Trò, một nô tì ở vùng đất Thiên Mạc.
Đề tài và chủ đề của các văn bản truyện lịch sử đều có nội dung liên quan đến các nhân vật hoặc sự kiện lịch sử. Truyện cũng được nhà văn văn viết hư cấu, tưởng tượng, bổ sung, sáng tạo nhằm tăng tính sinh động cho câu chuyện.
b. Truyện lịch sử có bối cảnh là hoàn cảnh xã hội của một thời kì lịch sử nói chung được thể hiện qua các sự kiện, nhân vật lịch sử, phong tục, tập quán. Nhân vật chính của truyện lịch sử thường là người thật, việc thật, những anh hùng dân tộc; ngoài ra, tác giả còn có thể hư cấu thêm nhiều nhân vật khác. Ngôn ngữ của truyện lịch sử phải phù hợp với bối cảnh của giai đoạn lịch sử mà truyện tái hiện. Thông qua các yếu tố từ ngữ, cách nói, lời nhân vật, cách miêu tả, trần thuật,... tác giả tái hiện lại không khí, sự kiện và con người lịch sử một cách sinh động. Truyện lịch sử có hai dạng cốt truyện là cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến.
Khi đọc truyện lịch sử cần chú ý:
- Truyện viết về sự kiện gì? Cốt truyện, bối cảnh, nhân vật chính trong truyện liên quan như thế nào với lịch sử của dân tộc?
- Chủ đề, tư tưởng, thông điệp nội dung mà văn bản truyện muốn thể hiện.
- Một số đặc điểm hình thức nổi bật của truyện (sự kiện, nhân vật, ngôn ngữ mang không khí và dấu ấn lịch sử,...).
- Những tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản truyện.
Câu 5: Các văn bản trong Bài 9 có điểm gì chung? Cần chú ý những gì về cách đọc các văn bản này?
Trả lời:
Các văn bản trong Bài 9 đều là văn bản nghị luận văn học, có luận đề, luận điểm, lí lẽ chặt chẽ, xác đáng. Bằng chứng cụ thể, rõ ràng, thuyết phục.
Khi đọc các văn bản này cần chú ý:
+ Vấn đề chính mà văn bản đưa ra để bàn bạc, trao đổi là gì (xác định luận đề)?
+ Có những luận điểm nào được sử dụng trong văn bản?
+ Các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng góp phần làm sáng rõ luận đề như thế nào?
+ Quan điểm, thái độ của tác giả được thể hiện trong văn bản như thế nào?
Câu 6: Đề tài và kiểu bài của các văn bản thông tin ở Bài 10 có gì đặc sắc? Nêu các lưu ý về cách đọc các văn bản thông tin trong Bài 10.
Trả lời:
- Đề tài và kiểu bài của các văn bản thông tin ở Bài 10 là giới thiệu về một bộ tác phẩm văn học hoặc một bộ phim. Đây là một loại văn bản thông tin có mục đích trình bày cho người đọc biết các thông tin cơ bản, nổi bật về nội dung, hình thức, giá trị,.. của cuốn sách hoặc bộ phim đó.
- Các lưu ý về cách đọc các văn bản thông tin trong Bài 10:
- Đọc lướt tên bài, các đề mục lớn nhỏ,... để xác định:
- Văn bản giới thiệu cuốn sách hoặc bộ phim nào?
- Em đã biết gì về cuốn sách hoặc bộ phim đó?
- Người viết có sử dụng thêm các phương tiện phi ngôn ngữ như hình ảnh, sơ đồ,... để chuyển tải thông tin không?
- Đọc kĩ văn bản để xác định:
- Bố cục của văn bản gồm mấy phần? Thông tin chính trong mỗi phần là gì? Thông tin trong văn bản được giới thiệu theo trình tự nào?
- Cách trình bày của văn bản (nhan đề, sa pô, các tiểu mục, sự kết hợp kênh chữ và kênh hình,...) có tác dụng gì?
- Văn bản giúp em biết thêm điều gì? Thông tin từ văn bản có ý nghĩa như thế nào với em?
Câu 7: Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về phần Đọc hiểu trong sách Ngữ văn 8, tập hai so với sách Ngữ văn 8, tập một.
Trả lời:
Các văn bản trong quyển sách Ngữ Văn 8 tập một giúp cho chúng ta hiểu và cảm nhận được tình cảm gia đình, quê hương ấm áp qua những câu chuyện đời thường gần gũi thân quen. Ở bài một là vườn cau của mẹ kể lại những kỉ niệm của nhân vật tôi về người bà. Bài hai là các bài thơ như Đường về quê mẹ với kí ức của người còn về người mẹ và những lần cùng mẹ về quê nhận họ. Bên cạnh đó cuốn sách còn cũng cấp cho chúng ta kho tàng kiến thức về các hiện tượng tự nhiên, các vấn đề xã hội thông qua các bài thuyết minh và nghị luận. Ví dụ như văn bản Sao băng cung cấp cho học sinh những thông tin về hiện tượng Sao băng, văn bản Hịch tướng sĩ nghị luận về vấn đề đề xã hội thời trung đại. Nhìn chung, tất cả các văn bản trong sách Ngữ văn 8, tập một đều có nội dung gần gũi, sâu sắc và thiết thực đối với đời sống hiện nay.
Trong khi đó thì các văn bản trong sách sách Ngữ văn 8 tập hai giúp chúng ta học tập, tìm hiểu các tác phẩm văn học nổi tiếng như Lão Hạc, Hoàng tử bé...; các tác phẩm thơ Đường luật như Mời trầu, Vịnh khoa thi Hương,...; Các tác phẩm truyện lịch sử và tiểu thuyết; cách đọc hiểu các văn bản nghị luận văn học, văn bản thông tin về một tác phẩm văn học hoặc một bộ phim.
Nhìn chung phần đọc hiểu trong hai quyển đều rèn luyện cho chúng ta khả đọc hiểu, phân tích và cảm nhận về một tác phẩm văn học.
Bình luận