Dễ hiểu giải Lịch sử 7 kết nối bài 9 Đất nước buổi đầu độc lập (939-967)
Giải dễ hiểu bài 9 Đất nước buổi đầu độc lập (939-967). Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Lịch sử 7 Kết nối dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 9. ĐẤT NƯỚC BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP (939- 967)
1. Ngô Quyền dựng nền độc lập
Câu 1: Em hãy trình bày những nét chính về tổ chức chính quyền, đời sống xã hội và văn hoá thời Ngô.
Giải nhanh:
Tổ chức chính quyền:
- Quân chủ tập quyền, vua đứng đầu, quyết định mọi việc.
- Quan văn, võ phụ trách từng công việc.
- Tướng lĩnh cai quản địa phương.
Đời sống và văn hóa:
- Yên bình.
- Văn hóa dân tộc được khôi phục.
Kết quả:
- Nền độc lập dân tộc được khẳng định.
- Tạo nền tảng cho công cuộc phát triển sau này.
Câu 2: Quyết định bỏ chức tiết độ sứ, thiết lập chính quyền độc lập của Ngô Quyền có ý nghĩa như thế nào?
Giải nhanh:
- Khẳng định độc lập dân tộc: Nước ta không còn là quận huyện, phụ thuộc Trung Quốc.
- Lòng yêu nước, trung thành của tác giả.
2. Công cuộc thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh và sự thành lập nhà Đinh
Câu 1: Em hãy nêu tình hình nước ta sau khi Ngô Quyền mất.
Giải nhanh:
- Chính quyền nhà Ngô suy yếu nhanh chóng, các thế lực hào trưởng địa phương nổi lên, mỗi người chiếm cứ một vùng.
- Năm 965, nhà Ngô tan rã, đất nước rơi vào tình trạng cát cứ 12 sứ quân.
Câu 2: Hãy trình bày công cuộc thống nhất đất nước và thành lập nhà Đinh của Đinh Bộ Lĩnh.
Giải nhanh:
- Trong hai năm 966-967: Đinh Bộ Lĩnh lần lượt dẹp yên các sứ quân, chấm dứt tình trạng cát cứ.
- Sau chiến thắng, ông lập ra nhà Đinh.
LUYỆN TẬP - VẬN DỤNG
Câu 1: Em hãy đánh giá công lao của Ngô Quyền trong buổi đầu độc lập.
Giải nhanh:
- Có công lớn trong việc giành lại độc lập dân tộc, chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc.
- Bước đầu xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ.
Câu 2: Những việc làm của Đinh Bộ Lĩnh có ý nghĩa như thế nào đối với dân tộc?
Giải nhanh:
- Có công dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước và lập ra chính quyền mới.
- Cho thấy nỗ lực trong việc xây dựng nền độc lập, tự chủ, vị thế ngang hàng không thua kém gì các nước khác, khẳng định chủ quyền quốc gia dân tộc.
Câu 3: Có ý kiến cho rằng: Ngô Quyền quyết định về đóng đô ở Cổ Loa là để tiếp nối truyền thống cha ông. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
Giải nhanh:
Cổ Loa - kinh đô cũ, mới:
- Cổ Loa - kinh đô Âu Lạc, kinh đô đầu tiên của Việt Nam.
- Ngô Quyền chọn Cổ Loa làm kinh đô:
- Thể hiện lòng biết ơn cha ông, cội nguồn.
- Nối tiếp truyền thống Hùng Vương, Thục Vương.
Đánh giá:
- Sử gia Lê Văn Hưu: "Chính thống của nước Việt ta đã nối lại được".
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận