Trắc nghiệm Lịch sử 7 kết nối bài 9 Đất nước buổi đầu độc lập (939-967) (P2)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 Bài 9 Đất nước buổi đầu độc lập (939-967) - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Ý nào không phản ánh đúng việc làm của Ngô Quyền để khôi phục nền độc lập dân tộc?
- Bỏ chức tiết độ sứ của phong kiến phương Bắc
- Xưng vương
- Đóng đô ở Cổ Loa
Đặt tên nước
Câu 2: Thời Ngô, tổ chức chính quyền được tổ chức như nào?
- Bỏ chức tiết độ sứ, thiết lập chính quyền mới do vua đứng đầu, có quyền quyết định mọi việc
- Dưới vua có quan văn, võ phụ trách từng công việc
- Ở địa phương: giao các tướng lĩnh trấn giữa các châu quan trọng
Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 3: Ngô Quyền lên ngôi vua, đóng đô ở đâu?
Cổ Loa
- Hoa Lư
- Bạch Hạc
- Phong Châu
Câu 4: Quyết định bỏ chức tiết độ sứ, thiết lập chính quyền độc lập của Ngô Quyền có ý nghĩa như thế nào?
- Khẳng định nước ta không còn là một quận huyện của Trung Quốc, không phụ thuộc và cũng không thừa nhận sự cai quản, đô hộ của chính quyền phương Bắc
- Gián tiếp thể hiện lòng yêu nước và sự trung thành của ông
Cả hai đáp án trên đều đúng
- Cả hai đáp án trên đều đúng
Câu 5: Nguyên nhân chính làm cho nhà Ngô suy yếu?
- Quân Nam Hán xâm lược lần 2
- Chiến tranh nông dân nổ ra ở nhiều nơi
Do mâu thuẫn nội bộ
- Các thế lực cát cứ nổ lên tranh giành quyền lực
Câu 6: Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước ta như nào?
- Chính quyền nhà Ngô suy yếu nhanh chóng
- Các thế lực hào trưởng địa phương nổi lên, mỗi người chiếm cứ một vùng
- Năm 965, nhà Ngô tan rã, đất nước rơi vào tình trạng cát cứ 12 sứ quân
Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 7: Những việc làm của Ngô Quyền có ý nghĩa như thế nào đối với đất nước?
- Đánh dấu quá trình dựng nước bắt đầu
- Nền độc lập dân tộc được khẳng định
- Tạo ra nền tảng cho công cuộc phát triển đất nước sau này
Nền độc lập dân tộc được khẳng định và tạo ra nền tảng căn bản cho công cuộc phát triển đất nước sau này
Câu 8: Ngô Quyền có công lao gì trong buổi đầu độc lập?
- Có công lớn trong việc giành lại độc lập dân tộc
- Chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc
- Bước đầu xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ
Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 9: Để đẹp yên các sứ quân, chấm dứt tình trạng cát cứ, Định Bộ Lĩnh đã áp dụng biện pháp nào?
Biện pháp vừa mềm dẻo vừa cứng rắn
- Biện pháp cứng rắn
- Biện pháp thuyết phục
- Biện pháp mềm dẻo
Câu 10: Công lao to lớn đầu tiên của Đinh Bộ Lĩnh đối với lịch sử dân tộc là gì?
- Tái thiết nền độc lập dân tộc sau 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc
Dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước
- Tiếp tục xây dựng bộ máy nhà nước trung ương tập quyền
- Thiết lập được quan hệ bang giao hòa hảo với Trung Hoa
Câu 11: Những việc làm của Đinh Bộ Lĩnh có ý nghĩa như thế nào đối với dân tộc?
- Đập tan tư tưởng cát cứ, chia rẽ
Thống nhất đất nước, xây dựng nền độc lập, tự chủ, vị thế ngang hàng không thua kém gì các nước khác, khẳng định chủ quyền quốc gia dân tộc.
- Khiến phong kiến Trung Quốc phải kiêng nể
- Tạo điều kiện để mở rộng lãnh thổ đất nước
Câu 12: “ Loạn 12 sứ quân” diễn ra vào thời điểm nào?
- Đầu thời Ngô
Cuối thời Ngô
- Đầu thời Đinh
- Cuối thời Đinh
Câu 13: Nguyên nhân nào dẫn tới “Loạn 12 sứ quân”?
- Nhà Nam Hán xúi giục các thổ hào địa phương ở nước ta nổi dậy chống lại chính quyền nhà Ngô
- Đời sống nhân dân cực khổ nên đã nổi dậy chống lại chính quyền nhà Ngô
Chính quyền trung ương nhà Ngô không đủ uy tín và sức mạnh để giữ vững chính quyền và ổn định đất nước
- Quân Nam Hán chuẩn bị xâm lược nước ta, 12 sứ quân nổi dậy chống lại chiến tranh xâm lược của nhà Hán
Câu 14: Đinh Bộ Lĩnh được nhân dân tôn xưng là?
- Bắc Bình Vương
Vạn Thắng Vương
- Đông Định Vương
- Bố Cái Đại Vương
Câu 15: Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên “Loạn 12 sứ quân” vào thời gian nào?
- Năm 966
Năm 967
- Năm 968
- Năm 969
Câu 16: Nhận xét dưới đây của nhà sử học Lê Văn Hưu đề cập đến nhân vật nào?
“Tiên Hoàng nhờ có tài năng sáng suốt hơn người, dũng cảm mưu lược nhất đời, đương lúc nước Việt không có chủ, các hùng trưởng cát cứ, một phen cất quân mà mười hai sứ quân phục hết”.
Đinh Bộ Lĩnh
- Ngô Quyền
- Lê Hoàn
- Nguyễn Huệ
Câu 17: Vì sao Ngô Quyền không tiếp tục duy trì chính quyền của họ Khúc?
- Chính quyền họ Khúc về danh nghĩa vẫn thuộc nhà Đường
Ngô Quyền muốn phát triển đất nước thành một quốc gia độc lập, thiết lập một chính quyền hoàn toàn của người Việt
- Ngô Quyền muốn xây dựng một chính quyền cao hơn thời họ Khúc
- Ngô Quyền không muốn tự nhận mình là tiết độ sứ của chính quyền phương Bắc
Câu 18: Sau khi lên ngôi, Ngô Quyền đã xây dựng đất nước theo chế độ
- Phong kiến phân quyền
- Quân chủ lập hiến
Quân chủ chuyên chế
- Cộng hòa quý tộc
Câu 19: Ngô Quyền mất nắm bao nhiêu?
Năm 944
- Năm 945
- Năm 946
- Năm 947
Câu 20: Sau chiến thắng Bạch Đằng (938), Ngô Quyền đã
- Lên ngôi vua, đóng đô ở Cổ Loa
Bãi bỏ chức Tiết độ sứ, xưng vương
- Lập ra nhà nước Vạn Xuân
- Lên ngôi Hoàng đế, đóng đô ở cửa sông Tô Lịch
Xem toàn bộ: Giải bài 9 Đất nước buổi đầu độc lập (939-967)
Bình luận