Dễ hiểu giải Lịch sử 10 chân trời bài 15 Văn minh Đại Việt

Giải dễ hiểu bài 15 Văn minh Đại Việt. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Lịch sử 10 Chân trời dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Bài 15. Văn minh Đại Việt

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Khái niệm và cơ sở hình thành

a, Điều kiện tự nhiên

Câu hỏi. Trình bày khái niệm văn minh Đại Việt

Giải nhanh:

- Văn minh Đại Việt là những sáng tạo vật chất và tinh thần tiêu biểu trong kỉ nguyên độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt

b, Cơ sở hình thành

Câu hỏi: Nêu cơ sở hình thành nền văn minh Đại Việt.

Giải nhanh:

– Kế thừa nền văn minh Văn Lang- Âu Lạc

– Dựa trên nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt

– Tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn minh bên ngoài 

2. Quá trình phát triển

Câu hỏi. Nêu quá trình phát triển của văn minh Đại Việt

Giải nhanh:

- Thể kỉ X: chính quyền họ Khúc, họ Dương và Ngô, Đinh, Tiền Lê.

- Thế kỉ XI – XV: triều đại Lý, Trần, Hồ, Lê Sơ. 

- Thế kỉ XVI – XVII: chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ những vẫn mang đậm bản sắc dân tộc.

- Thế kỉ XVII – XIX: vương triều Lê Trung Hưng, Tây Sơn và Nguyện. 

3. Thành tựu văn minh tiêu biểu

a, Chính trị

Câu hỏi 1. Nêu nét nổi bật về chính trị của quốc gia Đại Việt.

Giải nhanh:

+ Nhà nước quân chủ trung ương tập quyền với vai trò tối cao của nhà vua, từng bước được phát triển từ thế kỷ XI và hoàn thiện, đạt đến đỉnh cao vào thế kỷ XV.

+ Nhà nước phong kiến Đại Việt đã lãnh đạo thành công nhiều cuộc kháng chiến chống xâm lược

+ Nhà nước phong kiến Đại Việt quan tâm xây dựng pháp luật và ngày càng hoàn thiện hệ thống luật pháp.

Câu hỏi 2. Luật pháp ra đời tác động như thế nào đến sự phát triển xã hội?

Giải nhanh:

- Luật pháp ra đời nhằm bảo vệ quyền hành của giai cấp thống trị

- Sự ra đời của luật pháp cho đã phản ánh sự phát triển về trình độ tư duy và trình độ tổ chức, quản lí nhà nước và xã hội của Đại Việt.

b, Kinh tế

Câu hỏi: Nêu các thành tựu tiêu biệu về kinh tế của văn minh Đại Việt.

Giải nhanh:

  • Nông nghiệp:
    • Nông nghiệp lúa nước và văn hóa làng xã tiếp tục là một trong những đặc trưng của văn minh Đại Việt. 
  • Thủ công nghiệp:
    • Nhiều nghề thủ công phát triển (dệt, gốm sứ, luyện kim).
    • Các xưởng thủ công của nhà nước chuyên sản xuất các mặt hàng độc quyền của triều đình: tiền, vũ, khi, trang phục,...
  • Thương nghiệp: Bắt đầu từ thời Tiền Lê (thế kỉ X), các triều đại đều cho các loại tiền kim loại riêng. 

c, Tư tưởng, tôn giáo

Câu hỏi: Nêu những thành tựu về tư tưởng, tôn giáo của văn minh Đại Việt

Giải nhanh:

- Tư tưởng yêu nước, thương dân: phát triển theo hai xu hướng dân tộc và thân dân.

 + Dân tộc: đề cao trung quân ái quốc, đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đề cao sức mạnh toàn dân đánh giặc.

 + Nhân dân: gần dân, yêu dân. Vua quan cùng nhân dân quan tâm đến mùa màng, sản xuất, chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc. 

- Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và tổ tiên:

  • Tiếp tục phát triển qua việc xây dựng lăng miếu, đền đài thờ tổ tiên, các vị anh hùng dân tộc, các vị tổ nghề,....
  • Tạo nên tinh thần cởi mở, hòa đồng tôn giáo của người Việt.
  • Sẵn sàng tiếp thu ảnh hưởng các tôn giáo từ Ấn Độ, Trung Hoa

- Tôn giáo: Phật giáo; Đạo giáo; Nho giáo

=> Các tín ngưỡng và tôn giáo Đại Việt có sự hòa đồng, ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống tinh thần của nhân dân. 

d, Giáo dục, chữ viết và văn học

Câu hỏi: Nêu những thành tựu tiêu biểu về giáo dục, chữ viết, văn học của nền văn minh Đại Việt

Giải nhanh:

- Những thành tựu tiêu biểu về giáo dục của Đại Việt:

  • Hệ thống giáo dục được mở rộng, chủ yếu nhằm đào tạo đội ngũ quan lại cho bộ máy chính quyền. 
  • Về phương thức thi cử, tuyển chọn quan lại, nhà nước chính quy hóa việc thi cử để tuyển chọn người tài, thể lệ thi cử được quy định chặt chẽ, các kì thi được tổ chúc chính quy.

- Chữ viết:

  • Trên cơ sở chữ Hán, chữ Nôm được người Việt sáng tạo và sử dụng rộng rãi từ thế TK XIII.
  • Từ đầu TK XVI, cùng với sự du nhập của Công giáo, chữ Quốc ngữ đã xuất hiện và dần hoàn thiện.

- Văn học: Phong phú, đa dạng

e, Khoa học

Câu hỏi: Nêu những thành tựu về khoa học của văn minh Đại Việt

Giải nhanh:

Lĩnh vực

Thành tựu

Sử học

Nhà Trần thành lập Quốc sử viện, nhà Nguyễn thành lập Quốc sử quán.

Nhiều bộ sử lớn được biên soạn: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí tục biên, Đại Việt sử kí toàn thư,...

Địa lí học

Dư địa chí (Nguyễn Trãi, thời Lê sơ)

Hồng Đức bản đồ sách (thời Lê Thánh Tông)

Toán học

Lập thành toán pháp (Vũ Hữu), Đại thành toán pháp,...

Quân sự

Nhà Hồ đã chế tạo được súng thần cơ. 

Nhà Tây Sơn chế tạo được các loại đại pháo, hỏa pháo, các loại chiến thuyền gắn nhiều đại bác. 

Nhà Nguyễn xây thành quách theo kiến trúc vô-băng với các công trình nổi bật như Kinh thành Huế, thành Hà Nội 

Y học

Tuệ Tĩnh viết Nam dược thần hiệu

Chu Văn An viết Y học yếu giải tập chú di biên,...

g, Nghệ thuật

Câu hỏi: Nêu những thành tựu tiêu biểu về nghệ thuật của văn minh Đại Việt

Giải nhanh:

- Những thành tựu tiêu biểu về nghệ thuật của văn minh Đại Việt:

  • Kiến trúc: Các kinh đô: Hoa Lư, Thăng Long, Tây Đô, Huế. Bên cạnh đó là rất nhiều công trình kiến trúc: chùa, tháp, đền, đình, miếu,...được xây dựng ở khắp cả nước.
  • Điêu khắc: phát triển, đạt đến trình độ cao
  • Tranh dân gian: gồm hai loại chính là tranh thờ và tranh chơi Tết.
  • Nghệ thuật biểu diễn: rất đa dạng 

3. Ý nghĩa của văn minh Đại Việt trong lịch sử dân tộc Việt Nam

Câu hỏi: Phân tích ý nghĩa của văn minh Đại Việt.

Giải nhanh:

- Ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt

+ Khẳng định tinh thần quật khởi và sức lao động sáng tạo bền bỉ của nhân dân Đại Việt.

+ Những thành tựu đạt đã chứng minh sự phát triển vượt bậc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá trong các thời kì lịch sử

+ Thành tựu của văn minh Đại Việt đạt được trong gần mười thế kỉ là nền tảng để Việt Nam đạt được nhiều thành tựu rực rỡ 

LUYỆN TẬP

Câu hỏi. Lập bảng thống kê các thành tựu tiêu biểu của văn minh Đại Việt theo gợi ý sau vào vở: 

Bài 15. Văn minh Đại Việt

Giải nhanh:

STT

Lĩnh vực

Thành tựu tiêu biểu

1

Chính trị

- Tiếp thu mô hình thiết chế chính trị quân chủ trung ương tập quyền của phong kiến Trung Quốc. Thiết chế ngày càng được hoàn thiện qua các triều đại Lý Trần và đạt đến đỉnh cao triều đại Lê sơ.

- Các vương triều Đại Việt chú trọng xây dựng pháp luật. Các bộ luật như Hình thư thời Lý, Hình luật thời Trần,...

2

Kinh tế

- Nông nghiệp lúa nước, khai hoang, mở rộng diện tích canh tác.

- Kĩ thuật thâm canh cây lúa nước có nhiều tiến bộ.

- Nhiều nghề thủ công phát triển.

- Sản xuất các mặt hàng thủ công có trình độ cao. Một số làng nghề thủ công vẫn được duy trì đến ngày nay.

3

Tư tưởng – tôn giáo

- Các triều đại đều cho các loại tiền kim loại riêng. Buôn bán nhộn nhịp ở khắp cả nước.

-Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo du nhập.Trở thành hệ tư tưởng chính thống của nhà nước quân chủ, hòa quyện với tín ngưỡng bản địa.

- Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ cúng các vị anh hùng, người có công với đất nước tiếp tục được duy trì.

Ngày nay, một số tín ngưỡng truyền thống vẫn được duy trì.

4

Văn hóa – giáo dục

- Bắt đầu được triển khai từ thời nhà Lý. Đến thời Trần, khoa cử được tổ chức đều đặn và quy củ hơn. Từ thời Lê Sơ, khoa cử Nho học phát triển thịnh đạt. Các triều đại đều có chính sách nhằm khuyến khích giáo dục và khoa cử.Nhiều người đỗ đạt, làm quan, trở thành các nhà văn hóa lớn của dân tộc.

- Chữ Hán là văn tự chính thức.

5

Nghệ thuật

- Phát triển, đạt đến trình độ cao, thể hiện qua những tác phẩm chạm khắc trên các công trình kiến trúc, điêu khắc tượng, các công trình kiến trúc,…

VẬN DỤNG

Câu hỏi. Chọn một thành tựu văn minh Đại Việt tiêu biểu mà em yêu thích để giới thiệu với các bạn trong lớp.

Giải nhanh:

Múa rối nước (hay còn gọi là trò rối nước) là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian độc đáo, sáng tạo mang đậm nét truyền thống của nền văn minh nông nghiệp lúa nước, ra đời cùng lúc với nền văn hóa Đại Việt. Nghệ thuật múa rối có ở nhiều quốc gia trên thế giới nhưng múa rối nước thì chỉ duy nhất có ở Việt Nam. Theo những nguồn tư liệu khác nhau về nghệ thuật múa rối ở Việt Nam cho thấy, năm 1121 múa rối nước đã được đưa vào biểu diễn để mừng thọ vua, mà minh chứng đó là những dòng chữ Hán được khắc trên tấm bia đá cổ có từ triều đại nhà Lý được đặt tại chùa Long Đọi, xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác