Dễ hiểu giải Hoạt động trải nghiệm 5 Chân trời sáng tạo Bản 1 tuần 5

Giải dễ hiểu tuần 5. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Hoạt động trải nghiệm 5 Bản 1 Chân trời sáng tạo dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới

CHỦ ĐỀ 2. AN TOÀN CHO EM. AN TOÀN CHO MỌI NGƯỜI

TUẦN 5

SINH HOẠT DƯỚI CỜ: THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH “AN TOÀN CHO EM – AN TOÀN CHO MỌI NGƯỜI"

1. Nghe nói chuyện về an toàn khi giao tiếp trên mạng.

2. Hưởng ứng phong trào "An toàn cho em - an toàn cho mọi người".

Giải nhanh: 

1. An toàn giao tiếp mạng: Hạn chế chia sẻ thông tin cá nhân, cẩn trọng hoạt động trực tuyến, kết nối gia đình, tin tưởng bản thân.

2. Tham gia tích cực phong trào 

HOẠT ĐỘNG 1: TRÒ CHƠI “THẤY – NGHĨ – TỰ HỎI"

1. Chơi trò chơi “Thấy – Nghĩ – Tự hỏi" bằng cách hỏi và trả lời các câu hỏi sau: 

- Bạn nhìn thấy gì trong bức tranh?

- Bạn nghĩ gì về bức tranh?

- Bạn có những câu hỏi nào về những điều nhìn thấy trong bức tranh?

2. Chia sẻ ý nghĩa của trò chơi trên.

Giải nhanh: 

1. 

- Hình ảnh: Cậu bé chia sẻ kinh nghiệm an toàn mạng => thể hiện nhận thức

- Câu hỏi: Giao tiếp an toàn trên mạng như thế nào? Hạn chế kết bạn không?

2. Trò chơi: Giúp nâng cao kiến thức và nhận thức về an toàn mạng cho bản thân và cộng đồng.

HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU VỀ LỢI ÍCH VÀ NGUY CƠ KHI GIAO TIẾP TRÊN MẠNG

1. Nêu những lợi ích của giao tiếp trên mạng.

- Phát triển kĩ năng viết và đọc

- Tăng cường khả năng giao tiếp và hợp tác

- Tiết kiệm thời gian và chi phí

2. Thảo luận về những nguy cơ có thể gặp phải khi giao tiếp trên mạng.

Giải nhanh: 

1. Lợi ích giao tiếp mạng:

- Kết nối mọi người, mở rộng mối quan hệ.

- Chia sẻ thông tin, kiến thức nhanh chóng, dễ dàng.

- Truy cập kho tàng thông tin, giải trí đa dạng.

- Học tập, nâng cao kiến thức, trao đổi ý tưởng.

2. Nguy cơ giao tiếp mạng:

- Lừa đảo, bắt nạt trực tuyến.

- Nội dung độc hại.

- Rò rỉ thông tin cá nhân.

HOẠT ĐỘNG 3: TÌM HIỂU NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA TỰ CHỦ KHI GIAO TIẾP TRÊN MẠNG

1. Thảo luận về những biểu hiện của tự chủ khi giao tiếp trên mạng.

2. Xây dựng sơ đồ tư duy về những biểu hiện của tự chủ khi giao tiếp trên mạng.

Giải nhanh: 

1. Biểu hiện:

- Cẩn trọng nội dung bài đăng, ảnh hưởng đến người khác.

- Lịch sự, tôn trọng khi giao tiếp.

- Bình tĩnh, giải quyết vấn đề văn minh.

- Sử dụng mạng hợp lý, hạn chế chia sẻ thông tin nhạy cảm.

- Xác thực thông tin trước khi chia sẻ.

- Lan tỏa điều tích cực, hữu ích.

2. Sơ đồ: 

SINH HOẠT LỚP: TRAO ĐỔI VỀ CÁCH TỰ CHỦ KHI GIAO TIẾP TRÊN MẠNG

1. Chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách tự chủ khi giao tiếp trên mạng.

Tớ thường bảo ngay cho bố mẹ và thấy có nếu gặp phải các nội dung không phù hợp hoặc những người lạ trên mạng.

2. Kể lại một tình huống cụ thể mà em biết về cách tự chủ khi giao tiếp trên mạng.

Giải nhanh: 

1. 

- Suy nghĩ trước khi đăng tải:

+ Đọc kỹ bài viết, đảm bảo chính xác, không gây hiểu lầm, xúc phạm.

+ Cân nhắc ảnh hưởng bài đăng đến người khác, đặc biệt người thân.

- Sử dụng mạng có mục đích:

+ Hạn chế thời gian sử dụng mạng.

+ Dành thời gian cho học tập, thể thao, gặp gỡ bạn bè.

+ Sử dụng mạng để học hỏi, giải trí, kết nối sở thích.

- Tôn trọng người khác:

+ Giao tiếp lịch sự, tôn trọng.

+ Tránh ngôn ngữ xúc phạm, phân biệt đối xử.

+ Tôn trọng quyền riêng tư.

2. Mình tham gia một nhóm Facebook về du lịch. Trong một bài đăng về địa điểm du lịch mới, một số thành viên trong nhóm đã tranh cãi gay gắt về việc nên hay không nên đi du lịch đến đó vì vấn đề an ninh. Sau khi tìm hiểu kỹ vấn đề, mình đã chia sẻ quan điểm của mình một cách lịch sự, bày tỏ thái độ tôn trọng, lắng nghe ý kiến của người khác. Đồng thời nhắc nhở các thành viên trong nhóm giữ bình tĩnh và tôn trọng nhau. Nhờ sự tự chủ trong giao tiếp, mình đã góp phần giúp cuộc tranh luận trở nên văn minh và hiệu quả hơn. Các thành viên trong nhóm đã lắng nghe nhau và cùng nhau tìm kiếm giải pháp cho vấn đề.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác