Đáp án Ngữ văn 6 Cánh diều bài 9: Bức tranh của em gái tôi

Đáp án bài 9: Bức tranh của em gái tôi. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 6 Cánh diều dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

VĂN BẢN. BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI

CHUẨN BỊ

Câu 1: Khi đọc truyện ngắn, các em cần chủ ý:

+ Truyện kể về việc gì? Thời gian và địa điểm xảy ra câu chuyện?

+ Truyện có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Nhân vật chính là người thế nào?

+ Truyện kể theo ngôi kế thứ mấy và tác dụng của ngôi kế ấy?

+ Truyện nêu lên vấn đề gì? Vấn để ấy có liên quan đến cuộc sống hiện nay và cá nhân em như thế nào?

Đáp án chuẩn:

+ Truyện kể về: người anh và cô em gái có tài hội họa, lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình.

+ Truyện có những nhân vật: người anh, em gái, mẹ. Nhân vật chính trong truyện là người anh. Người anh đố kị với tài năng của em gái, tự ti bản thân và thấy hối hận trước những gì mình đã làm

+ Truyện làm theo ngôi thứ nhất. Việc lựa chọn ngôi kể như vậy rất thích hợp với chủ đề, hơn nữa để cho sự hối hận được bày tỏ một cách chân thành hơn, đáng tin cậy hơn.

Câu 2: Đọc trước truyện Bức tranh của em gái tôi: tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Tạ Duy Anh.

Đáp án chuẩn:

- Tìm hiểu về tác giả Tạ Duy Anh:

+ Tạ Duy Anh sinh năm 1959. 

+ Quê ông ở thôn Cổ Hiền, xã Hoàng Việt, huyện Chương Mỹ, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).

+ Trong 20 năm cầm bút, Tạ Duy Anh đã xuất bản sáu tiểu thuyết và hàng chục tập truyện ngắn, tản văn, truyện thiếu nhi…

CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1: Từ nhan đề và hình minh họa, em có thể đoán nội dung chính của truyện này nói về việc gì?

VĂN BẢN. BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI

Đáp án chuẩn:

Em có thể đoán nội dung chính của truyện này nói về bức tranh của người em gái

Câu 2: Người kể câu chuyện ở ngôi nào? Kể với ai?

Đáp án chuẩn:

Ngôi kể thứ nhất, xưng tôi

Câu 3: Tại sao nhân vật tôi lại bí mật theo dõi em gái?

Đáp án chuẩn:

Nhân vật tôi lại bí mật theo dõi em gái vì tôi nhận ra em gái tôi đang chế tạo thuốc vẽ.

Câu 4: Chú ý sự thay đổi của nhân vật " tôi" qua tâm trạng, suy nghĩ và hành động ở phần 3

Đáp án chuẩn:

Sự thay đổi của nhân vật " tôi" qua tâm trạng, suy nghĩ và hành động ở phần 3:

- Cảm thấy mình bất tài nên bị đầy ra ngoài

- Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì

- Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó và tôi gắt um lên.

Câu 5: Sự việc nào trong phần 4 làm cho câu chuyện tiếp tục hấp dẫn? Hấp dẫn ở chỗ nào?

Đáp án chuẩn:

Sự việc trong phần 4 làm cho câu chuyện tiếp tục hấp dẫn. Hấp dẫn ở:

- Bé Phương tham gia trại thì vẽ quốc tế

- Với chủ đề:" cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu" người em được trao giải nhất.

- Em muốn cả anh trai cùng em đi nhận giải

Câu 6: Chú bé trong bức tranh được miêu tả như thế nào?

Đáp án chuẩn:

Một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất thơ mộng nữa.

Câu 7: Chú ý sự thay đổi tâm trạng của nhân vật " tôi"

Đáp án chuẩn:

Sự thay đổi tâm trạng của nhân vật " tôi":  ngỡ ngàng rồi đến hãng diện rồi xấu hổ.

CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1: Truyện kể về việc gì? Hãy tóm tất nội dung câu chuyện trong khoảng 8- 10 dòng.

Đáp án chuẩn:

Câu chuyện kể về người anh và cô em gái có tài hội họa - Kiều Phương. Cô em gái Kiều Phương có năng khiếu hội họa tiềm ẩn. Người anh trai đặt biệt hiệu cho cô bé là Mèo. Nhờ bé Quỳnh mà chú Tiến Lê- họa sĩ, phát hiện ra Kiều Phương có tài năng hội họa. Cả nhà đều vui mừng duy chỉ có người anh trai ghen tị, mặc cảm và luôn tìm cách xa lánh em gái. 

Câu 2: Hãy nêu ra một số chi tiết trong văn bản để thấy sự khác nhau giữa tính cách của nhân vật người anh và nhân vật người em (Kiểu Phương).

Đáp án chuẩn:

Về Kiều Phương

Về anh trai của Kiều Phương

là một cố bé hiền từ, có tấm lòng nhân hậu và đầy mặc cảm. Tuy có hơi tinh nghịch nhưng Kiêu Phương cũng là một cô bé dễ tha thứ cho mọi người

là một người hay gắt gỏng, cau có và khó chịu với Kiều Phương. Mặc dù vậy, nhưng người anh cuối cùng cũng hiểu ra mặt xấu của mình

Câu 3: Nhân vật người em thường được tái hiện qua hành động, còn nhân vật người anh thường được tác giả chú ý miêu tả tâm trạng. Hãy chỉ ra các chi tiết cụ thể để làm sáng tổ điều đó. Ngôi kể có liên quan gì đến cách miêu tả hai nhân vật đó?

Đáp án chuẩn:

- Nhân vật người em thường được tái hiện qua hành động:

+ Sau khi có vẻ đã hài lòng, nó lôi trong túi ra ba bốn lọ nhỏ, cái màu đỏ, cái màu vàng, cái màu xong lục,... đều do nó tự chế.

+ Nó đưa mắt canh chừng rồi lại nhét tất cả vào túi sau khi cho màu đen nhọ nồi vào trong một cái lọ còn bỏ không. 

Câu 4: Đọc phần 5 và Giải nhanh các câu hỏi:

a) Tại sao người anh “muốn khóc quá”?

b) Câu nói "Không phải con đâu. Đẩy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy!" cho em hiểu gì về người anh?

c) Điều gì đã tạo nên sự bất ngờ cho kết thúc truyện?

Đáp án chuẩn:

a. Người anh muốn khóc vì cậu cảm thấy ân hận trước những hành động của mình khi nhìn thấy người anh

b. Câu nói "Không phải con đâu. Đẩy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy!" cho em hiểu rằng thực ra bản chất của người anh không xấu, người anh cảm nhận được tâm hồn và lòng nhân hậu của người em. 

c. Điều bất ngờ chính là từ bức tranh của người em gái, về tình cảm của người em dành cho anh, và sự xấu hổ của người anh lúc này

Câu 5: Cuối truyện, tác giả viết: “Tôi nhìn như thôi miễn vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi". Vậy mà dưới mắt tôi thì...". Em hiểu nội dung chưa được viết vào dấu ba chấm ấy là những gì? Điều đó thể hiện tâm trạng như thế nào của người anh? Em đã từng có tâm trạng ấy chưa?

Đáp án chuẩn:

- Nội dung của dấu ba chấm: Vậy mà dưới mắt tôi thì lại đối xử với em ấy không ra gì

- Dấu 3 chấm ở đây thể hiện sự nghẹn ngào, không nói lên lời của người anh.

- Em đã từng có tâm trạng ấy rồi

Câu 6: Theo em, truyện muốn đề cao, ca ngợi điều gì? Điều đó có liên quan đến cuộc sống hằng ngày của mỗi người như thế nào?

Đáp án chuẩn:

Tác phẩm có ý nghĩa giáo dục nhân cách gợi ra những điều sâu sắc về mối quan hệ, thái độ, cách ứng xử giữa người này với người khác trong cuộc sống hàng ngày. Tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp hơn lòng ghen ghét, đố kị. Không nên đố kị, ghen ghét trước tài năng của người khác mà cần phải biết vượt qua tất cả những mặc cảm, tự ti để vượt qua chính mình.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo