Đáp án Ngữ văn 6 Cánh diều bài 7: Gấu con chân vòng kiềng
Đáp án bài 7: Gấu con chân vòng kiềng. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 6 Cánh diều dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
VĂN BẢN. GẤU CON CHÂN VÒNG KIỀNG
CHUẨN BỊ
Câu 1: Xem lại mục Chuẩn bị trong bài Đêm nay Bác không ngủ để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.
Gợi ý:
- Bài thơ kể về câu chuyện của một chú gấu chân vòng kiềng.
- Những yếu tố tự sự trong bài thơ: kể lại một lần chú gấu bị ngã và bị trêu chọc chân vòng kiềng khiến cậu xấu hổ. Trở về nhà nghe lời mẹ nói, cậu đã lấy được tự tin không hề thấy xấu hổ
Câu 2: Đọc trước bài thơ Gấu con chân vòng kiềng, tìm hiểu thêm về nhà thơ An-dray A-lech-xe-e-vich U-xa-chop (Andrey Alekseyevic Usachev)
Gợi ý:
Andrey Alekseyevic Usachev là nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch cho thiếu nhi. Ông sinh tại Matxcơva, có tác phẩm xuất bản từ năm 1985.
CÂU HỎI GIỮA BÀI
Câu 1: Tại sao ngoài con sáo, tác giả còn đưa thêm chi tiết " Cả đàn năm con thỏ" cùng nhận xét về " chân vòng kiềng" của gấu con
Đáp án chuẩn:
Vì tác giả muốn đẩy tình huống lên cao khiến gấu con càng cảm thấy như tất cả mọi người đều đang cười nhạo mình là lí do gấu con xấu hổ gấp bội
Câu 2: Tại sao gấu mẹ lại nói với gấu con về chân của mình, chân của gấu bố và khẳng định:" Vòng kiềng giỏi nhất vùng/ Chính là ông nội đấy"
Đáp án chuẩn:
- Bởi gấu mẹ muốn gấu không không nên xấu hổ vì chuyện chân con vòng kiềng.
CÂU HỎI CUỐI BÀI
Câu 1: Kể lại các sự việc chính trong bài thơ xoay quanh nhân vật gấu con (khoảng 7 dòng).
Gợi ý:
Một ngày nọ, gấu con đi dạo trong rừng nhỏ. Đột nhiên, khi đang nhặt thông và hát líu lo, một quả thông rơi trúng gấu con. Gấu con loạng choạng, vấp phải chân và ngã cái bộp. Thấy gấu con bị ngã, con sáo trên cành hét to trêu chọc "Ê gấu, chân vòng kiềng/ Giẫm phải đuôi à nhóc". Rồi lại đến cả năm con thỏ trong bụi hùa theo rồi hét thật to "đến xấu". Thế rồi ai cũng biết, tất cả đều chê bai. Gấu con tủi thân chạy về mách mẹ "Con thà chết còn hơn". Nó nấp sau cánh tủ, khóc nức vì bị cả khu rừng trêu chân vòng kiềng xấu. Ngạc nhiên thay, mẹ gấu khen chân gấu rất đẹp, mẹ luôn tự hào.
Câu 2: Ngoại hình của gấu con trong nhận xét của sáo và thỏ như thế nào? Điều này có ảnh hưởng gì đến gấu con?
Đáp án chuẩn:
Trong cảm nhận của sáo và thỏ, ngoại hình của gấu con rất xấu => Điều này đã khiến gấu buồn, tủi thân khóc nức nở.
Câu 3: Tại sao ở hai dòng thơ số 43 và 44, gấu con kiêu hãnh nhắc đến chân vòng kiềng của mình và tự tin vào rừng đi dạo
Đáp án chuẩn:
Bởi vì gấu con thấy chân vòng kiềng không có gì đáng xấu hổ cả. Người tài giỏi như ông nội cũng chân vòng kiềng.
Câu 4: Theo em, ngoại hình của một người có quan trọng không? Chúng ta có nên trêu chọc người khác về ngoại hình không? Vì sao?
Đáp án chuẩn:
Ngoại hình của một người không quan trọng. Chúng ta không nên trêu chọc người khác về ngoại hình của họ. Bởi vì ngoại hình không quyết định tài năng hay tính cách của họ.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận