Đáp án Lịch sử 11 Cánh diều bài 6 Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

Đáp án bài 6 Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Lịch sử 11 Cánh diều dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 6. HÀNH TRÌNH ĐI ĐẾN ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở ĐÔNG NAM Á

KIẾN THỨC MỚI 

1. Phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở Đông Nam Á

a. Đông Nam Á hải đảo

Câu hỏi: Tóm tắt nét chính về cuộc đấu tranh chống thực dân xâm lược ở một số nước Đông Nam Á hải đảo.

Đáp án chuẩn:

  • In-đô-nê-xi-a: Phong trào chống Hà Lan bắt đầu từ thế kỷ XVII, hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô kháng chiến nhưng thất bại.

  • Phi-lip-pin: Kháng chiến chống Tây Ban Nha từ giữa thế kỷ XVI.

b. Đông Nam Á lục địa

Câu hỏi: Tóm tắt nét chính về cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược ở Mi-an-ma và ba nước Đông Dương.

Đáp án chuẩn:

  • Mi-an-ma: Kháng chiến chống Anh mạnh mẽ, hoàn toàn bị chiếm năm 1885.

  • Việt Nam: Kháng chiến chống Pháp gây nhiều tổn thất cho quân Pháp.

  • Cam-pu-chia: Sau khi vua Nô-rô-đôm ký hiệp ước bảo hộ, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra.

  • Lào: Phong trào mạnh mẽ sau khi ký hiệp ước bảo hộ.

2. Các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát các hình 3, 4 (SGK, tr.37), trình bày các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á trên đường thời gian.

Đáp án chuẩn:

  • Cuối thế kỷ XIX - 1920: Phong trào phong kiến ở Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia; phong trào tư sản ở Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma.
  • 1920 - 1945: Đấu tranh giải phóng theo hai khuynh hướng tư sản và vô sản; cách mạng giành độc lập sau khi Nhật đầu hàng.
  • 1945 - 1975: Đấu tranh yêu cầu độc lập ở Phi-lip-pin, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a; kháng chiến Đông Dương chống Pháp và Mỹ.

3. Thời kì tái thiết và phát triển sau khi giành được độc lập

a. Những ảnh hưởng của chế độ thực dân

Câu hỏi: Nêu ảnh hưởng của chế độ thực dân đối với các thuộc địa Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng.

Đáp án chuẩn:

  • Thành tựu: Kết nối thị trường thế giới, du nhập công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển văn hóa.

  • Hậu quả: Chính sách "chia để trị" dẫn đến xung đột sắc tộc; cơ sở hạ tầng nghèo nàn; áp đặt văn hóa nô dịch và hạn chế giáo dục.

b. Quá trình tái thiết và phát triển

Câu hỏi: Tóm tắt nét chính về quá trình tái thiết và phát triển ở Đông Nam Á.

Đáp án chuẩn:

  • Từ những năm 60, 5 nước sáng lập ASEAN thực hiện công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu nhằm xóa đói giảm nghèo.

  • Cuối những năm 80, Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia bắt đầu chuyển đổi sang kinh tế thị trường.

LUYỆN TẬP 

Câu 1. Hoàn thành bảng về cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1975 theo các nội dung sau:

Giai đoạn

Lực lượng lãnh đạo

Hình thức đấu tranh

Kết quả, ý nghĩa

Cuối thế kỉ XIX-1920   
1920-1945   
1945-1975   

Đáp án chuẩn:

Giai đoạn

Lực lượng lãnh đạo

Hình thức đấu tranh

Kết quả, ý nghĩa

Cuối thế kỷ XIX-1920Nông dân, trí thức cấp tiếnĐấu tranh vũ trangThất bại, thể hiện tinh thần yêu nước.
1920-1945Giai cấp vô sản, tư sảnHòa bình và đấu tranh vũ trangMột số nước giành độc lập.
1945-1975Giai cấp vô sản, tư sảnHòa bình và đấu tranh vũ trangKháng chiến thắng lợi.

Câu hỏi 2. Trình bày nội dung cơ bản của lịch sử Đông Nam Á trong thế kỉ XX.
Đáp án chuẩn:

Phong trào độc lập phát triển hầu khắp Đông Nam Á sau Thế chiến I, với sự lớn mạnh của giai cấp tư sản và các Đảng cộng sản. Từ những năm 60, các nước ASEAN thực hiện công nghiệp hóa, tạo bước phát triển mới. Cuối những năm 80, ba nước Đông Dương bắt đầu chuyển đổi sang kinh tế thị trường.

VẬN DỤNG

Câu hỏi 3. Tìm hiểu về một nhân vật lịch sử có đóng góp trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á và giới thiệu với thầy cô, bạn học.

Đáp án chuẩn:

Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của Việt Nam, đã trải qua 30 năm đấu tranh, tiếp xúc với người lao động nghèo, cùng chung khát vọng giải phóng dân tộc khỏi áp bức, giành độc lập và tự do.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác