Đáp án HĐTN 5 bản 1 Chân trời tuần 13
Đáp án tuần 13. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học HĐTN 5 bản 1 chân trời sáng tạo dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
CHỦ ĐỀ 4. HÀNH ĐỘNG VÌ CỘNG ĐỒNG
TUẦN 13
SINH HOẠT DƯỚI CỜ: GIAO LƯU TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG Ở ĐỊA PHƯƠNG
1. Nghe khách mời chia sẻ về các lễ hội truyền thống ở địa phương.
2. Đặt câu hỏi giao lưu với khách mời về các lễ hội truyền thống ở địa phương.
3. Chia sẻ cảm xúc của em sau buổi giao lưu.
Đáp án chuẩn:
1. Khách mời chia sẻ về lễ hội đền Hùng.
2. Đặt câu hỏi về thời gian, mục đích, đặc trưng và các hoạt động nổi bật của lễ hội.
3. Sau khi nghe chia sẻ về lễ hội, em thấy hân hoan và muốn trải nghiệm thực tế để hiểu rõ hơn về nó.
HOẠT ĐỘNG 1: ĐỐ VUI VỀ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG
1. Tham gia đố vui về lễ hội truyền thống.
Quản trò hồ: “Đố bạn! Đố bạn!"; các đội đáp: "Đố gì? Đố gì?";
– Quản trò nêu yêu cầu: "Kể tên một lễ hội truyền thống mà bạn biết.";
– Đội có tín hiệu nhanh nhất sẽ được trả lời;
– Đội trả lời đúng cử một bạn làm quản trò cho lần đồ tiếp theo.
2. Chia sẻ cảm xúc của em sau khi tham gia đố vui về lễ hội truyền thống.
Đáp án chuẩn:
1. Lễ hội truyền thống như Đền Hùng, Gióng, Chùa Hương, Cổ Loa, và pháo hoa quốc tế Đà Nẵng.
2. Tham gia trò chơi giúp em hiểu sâu về lễ hội tại Việt Nam và phát triển tinh thần yêu nước.
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG Ở ĐỊA PHƯƠNG
1. Thảo luận về một lễ hội truyền thống ở địa phương.
– Tên lễ hội truyền thống;
– Thời điểm tổ chức hằng năm;
– Một số hoạt động chính của lễ hội;
– Nghi thức và trang phục trong lễ hội;
– Ý nghĩa của lễ hội truyền thống.
2. Chia sẻ việc tham gia của em và người thân trong lễ hội.
Đáp án chuẩn:
1.
- Lễ hội Chùa Hương:
+ Tháng 1-3 âm lịch, xã Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội.
+ Vãn cảnh chùa, cầu an, đi thuyền, leo núi.
- Lễ hội Gióng:
+ 9-10 tháng 4 âm lịch, đền Sóc và Phù Đổng, Hà Nội.
+ Tái hiện Thánh Gióng đánh giặc Ân.
+ Rước kiệu, tế lễ, múa lân, thi vật.
2. Kỉ niệm du xuân chùa Hương:
- Gia đình em thường đi chùa Hương vào dịp đầu xuân.
- Đi thuyền suối Yến, ngắm cảnh, dâng hương cầu an.
- Ý nghĩa tâm linh, gắn kết gia đình, tận hưởng không khí trong lành.
HOẠT ĐỘNG 3: LÀM TỜ RƠI GIỚI THIỆU VỀ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG Ở ĐỊA PHƯƠNG
1. Xác định lễ hội truyền thống ở địa phương mà em muốn giới thiệu.
2. Trình bày ý tưởng của tờ rơi: tên lễ hội, nội dung giới thiệu, các hình ảnh sẽ sử dụng trong tờ rơi,....
3. Thực hiện làm tờ rơi
Đáp án chuẩn:
1. Lễ hội Đền Hùng
2.
- Thời gian: Ngày 10 tháng 3 âm lịch
- Địa điểm: Khu di tích Đền Hùng, Phú Thọ
- Lý do tổ chức: Tưởng nhớ công lao dựng nước của các vua Hùng
- Hoạt động: Dâng hương, rước kiệu, hát Xoan, thi nấu bánh chưng, bánh giầy, đấu vật, kéo co, ném còn,...
- Ý nghĩa: Thể hiện lòng biết ơn đối với các vua Hùng, gắn kết dân tộc, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống.
- Hình ảnh sử dụng: Hình ảnh lễ hội tổng quát, dâng hương, rước kiệu
3. Học sinh thực hiện trên giấy A4, định dạng dọc, nội dung như đã phác thảo trên.
SINH HOẠT LỚP: Triển lãm tờ rơi giới thiệu về lễ hội truyền thống ở địa phương
1. Trưng bày tờ ở rơi theo khu vực.
2. Sử dụng tờ rơi để giới thiệu về lễ hội truyền thống ở địa phương
Đáp án chuẩn:
1. Trưng bày tại lớp học
2. Phân phát tờ rơi cho bạn bè, thầy cô hoặc người thân để giới thiệu về lễ hội
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận