Đáp án đạo đức 4 Cánh diều bài 7 Em tôn trọng tài sản của người khác

Đáp án bài 7 Em tôn trọng tài sản của người khác. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học đạo đức 4 cánh diều dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 7. EM TÔN TRỌNG TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC

KHỞI ĐỘNG

Chia sẻ cùng bạn 

BÀI 7. EM TÔN TRỌNG TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC

Câu hỏi: 

a. Em đã bao giờ tự ý sử dụng tài sản của người khác chưa?

b. Nếu được làm lại, em sẽ làm gì khi ấy? 

Đáp án chuẩn:

a. Khi bút em hết mực, em đã tự ý lấy bút của chị em để viết mà chưa xin phép chị. 

b. Nếu được làm lại, em sẽ xin phép chị trước. 

KHÁM PHÁ

1. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi

BÀI 7. EM TÔN TRỌNG TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁCBÀI 7. EM TÔN TRỌNG TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC      

BÀI 7. EM TÔN TRỌNG TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁCBÀI 7. EM TÔN TRỌNG TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC

Câu hỏi :

a. Bạn nào trong tranh thể hiện sự tôn trọng tài sản của người khác?

b. Em hãy kể thêm một số biểu hiện tôn trọng tài sản của người khác.

Đáp án chuẩn:

a. Các bạn trong tranh 1 và 4 đã thể hiện sự tôn trọng tài sản của người khác.

b. 

- Một số hành động thể hiện sự tôn trọng tài sản của người khác

  • Bảo quản cẩn thận tài sản người khác

  • Nếu mượn đồ mà lỡ làm hỏng, mất, thì sẽ mua đền bạn một món đồ mới

  • Lan nhặt được một chiếc ví, bạn ấy đã mang chiếc ví đến công an phường để trình báo. 

2. Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi: 

CHIẾC DÂY CHUYỀN BỊ RƠI

Trên đường đi học về, Nam nhặt được một chiếc hộp xinh xắn, bạn phát hiện ra trong đó có một chiếc dây chuyền vàng. Nhìn quanh, Nam không thấy ai cả, bạn đã mang chiếc hộp đó về nhà và nói với bố mong muốn trả lại của rơi cho
người bị mất. Chiều hôm ấy, bố Nam đã đưa bạn ra trụ sở Công an xã để nhờ các chú công an tìm và trả lại người đánh mất. Chỉ một ngày sau, bác Nhung – người đánh rơi chiếc hộp đó đã tìm đến cơ quan công an để nhận lại đồ của mình.
          Chiếc dây chuyền là món quà mà bác mua để dành tặng cho cô con gái sắp cưới của bác. Tìm lại được chiếc dây chuyền bác rất vui. Bác tìm đến nhà và gửi Nam quà để cảm ơn, nhưng bạn không nhận vì cho rằng đó là việc nên làm đối
với mỗi người.
          Sau đó, bác đã tìm đến trường và khen ngợi việc làm tốt của Nam với Ban Giám hiệu nhà trường. Trong buổi chào cờ, Nam đã được thầy Hiệu trưởng tặng giấy khen vì đức tính thật thà, trung thực, biết tôn trọng tài sản của người khác. Việc làm của bạn có ý nghĩa và đáng được trân trọng.

(Theo Phạm Thị Nga, Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh lớp 4, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021)

Câu hỏi:

a. Vì sao Nam được thầy Hiệu trưởng tuyên dương trước toàn trường?

b. Việc làm của Nam có ý nghĩa gì?

c. Theo em, vì sao cần tôn trọng tài sản của người khác?

Đáp án chuẩn:

a. Vì Nam đã ý thức và biết mang đồ vật mình nhặt được đến cơ quan công an để trình báo. 

b. Việc làm của Nam thể hiện Nam là người biết tôn trọng tài sản của người khác. 

c. Cần tôn trọng tài sản của người khác vì đó là tài sản riêng của họ. 

LUYỆN TẬP

Câu 1: Em đồng tình hay không đồng tình với những ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a. “Nhặt được của rơi, trả người đánh mất” là tôn trọng tài sản của người khác.

b. Đã là bạn bè thân thiết thì có thể đọc thư của nhau mà không cần xin phép.

c. Giúp bảo quản đồ dùng, vật dụng của nhau cũng là thể hiện tôn trọng tài sản người khác.

d. Khi mượn đổ đạc của người lớn tuổi thì mới xin phép, còn mượn đồ của người nhỏ tuổi hơn thì không cần.

e. Nói lời xin lỗi và tìm cách đền bù khi làm hư hỏng đồ đạc của người khác.

Đáp án chuẩn:

- Em đồng tình với ý kiến a, c, e. Vì đó là những hành động thể hiện sự tôn trọng với tài sản người khác

- Em không đồng ý với b, d. Vì đó là những hành động thể hiện sự không tôn trọng với tài sản của người khác.

Câu 2: Nhận xét các hành động sau và đưa ra lời khuyên phù hợp

  1. Thấy bạn lấy đồ của người khác mà không xin phép. 

  2. Thấy chị đang lén xem nhật kí của mình.

  3. Bạn lấy vật dụng của mình dùng, sau đó mới nói mượn.

d. Thấy bạn nhặt được ví tiền trên đường và lẳng lặng cất vào cặp.

Đáp án chuẩn:

- Tất cả các hành động trên đều là hành động sai trái. 

- Lời khuyên:

a. Khi muốn lấy đồ của ai thì trước hết phải xin phép và được sự cho phép của họ mới được lấy.

b. Đó là tài sản riêng tư của mình , chị không nên làm như vậy.

c. Khi muốn lấy vật dụng của bất kì ai đó thì cần phải nhận được sự cho phép của họ. 

d. Nên đưa ví tiền lên đồn công an để trình báo. 

Câu 3: Xử lí tình huống

Tình huống 1: Nam rủ các bạn trong xóm sang nhà bác Trang để hái táo ăn mà không xin phép vì nghĩ rằng bác ấy là chị họ của bố mình.

Câu hỏi 1: Nếu là bạn của Nam, em sẽ làm gì?

- Tình huống 2: Sau tiết học Giáo dục thể chất, Thắng phát hiện mình cầm nhầm áo khoác của Mạnh nhưng không đổi lại cho bạn vì nghĩ rằng áo đồng phục nào cũng giống nhau.

Câu hỏi 2: Nếu là bạn của Thắng, em sẽ làm gì?

- Tình huống 3: Thấy xe đạp của bạn Thanh để ở ngoài nắng, My định dắt xe của bạn vào chỗ có mái che gần đó. Tuy nhiên, Hồng lại bảo không nên làm thế vì đó là tài sản của người khác.

Câu hỏi 3: Nếu em là My, em sẽ xử lí như thế nào?

- Tình huống 4: Châu đang ở nhà thì chị Thu sang mượn vở ghi của chị gái mình. Nghĩ rằng chị Thu là bạn thân của chị nên Châu đã chạy đi tìm, lấy vở và giao cho chị Thu?

Câu hỏi 4:

a. Em có đồng ý với việc làm của Châu không? Vì sao?

b. Nếu là Châu, em sẽ xử lí như thế nào?

Đáp án chuẩn:

- Câu hỏi 1: Em sẽ khuyên Nam nên xin phép bác Trang trước. Nếu bác ấy cho phép thì mới được hái. 

- Câu hỏi 2: Em sẽ khuyên bạn ấy đổi lại áo khoác cho bạn Mạnh.

- Câu hỏi 3: Em sẽ nói với Hồng: "Mặc dù xe là tài sản của Thanh nhưng mình biết bảo vệ tài sản cho bạn nghĩa là mình đang tôn trọng tài sản của bạn".

- Câu hỏi 4:

a. Em không đồng ý với việc làm của Châu. Vì vở ghi là tài sản của chị gái, Châu không được phép quyết định là có cho chị Thu mượn hay không. 

b. Nếu là Châu, em sẽ gọi điện cho chị gái, nếu chị ấy đồng ý thì mới đi tìm và cho chị Thu mượn. 

Câu 4: Thuyết trình về ý nghĩa của việc tôn trọng tài sản của người khác theo gợi ý sau:

- Tại sao phải tôn trọng tài sản của người khác?

- Việc xâm phạm tài sản của người khác có được coi là vi phạm pháp luật không?

- Em đã và sẽ làm gì để thể hiện thái độ tôn trọng tài sản của người khác?

Đáp án chuẩn:

Phải tôn trọng tài sản của người khác vì đó là tài sản thuộc quyền sở hữu riêng của họ, chỉ có họ mới có quyền sử dụng và định đoạt nó.Việc xâm phạm tài sản của người khác được coi là vi phạm pháp luật. Em luôn ý thức rằng không được phép sử dụng tài sản của người khác khi chưa được sự đồng ý của họ.

VẬN DỤNG

Câu 1: Hãy chia sẻ với các bạn những việc em đã làm thể hiện việc tôn trọng tài sản của người khác.

 Đáp án chuẩn:

  • Khi đến nhà bạn chơi, mặc dù rất nóng nhưng em cũng sẽ không tự ý bật quạt khi chưa xin phép bạn. 

  • Hôm đó trời mưa, nhà bác hàng xóm đi vắng nên em đã đẩy áo quần nhà bác ấy vào trong hiện để tránh bị ướt. 

Câu 2: Em hãy nhắc nhở bạn bè, người thân tôn trọng tài sản của người khác.

Đáp án chuẩn:

Mọi người cần phải tôn trọng tài sản của người khác.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác