Đáp án Công nghệ 7 cánh diều bài 4 Giới thiệu chung về rừng
Đáp án bài 4 Giới thiệu chung về rừng. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Công nghệ 7 Cánh diều dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 4. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ RỪNG
MỞ ĐẦU
Câu hỏi: Hãy mô tả một khu rừng mà em biết
Đáp án chuẩn:
Vườn Quốc gia Cúc Phương là khu bảo tồn thiên nhiên và rừng đặc dụng nằm ở ranh giới giữa Tây Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ, gồm các tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình và Thanh Hóa.
1. VAI TRÒ CỦA RỪNG
Câu hỏi : Đọc nội dung Vai trò của rừng và hoàn thiện sơ đồ theo mẫu ở Hình 4.2.
Đáp án chuẩn:
* Vai trò với môi trường sinh thái:
- Điều hòa khí hậu.
- Chống xói mòn đất, giữ nước, giảm lũ lụt và hạn hán.
- Tăng độ phì nhiêu cho đất.
- Chắn cát, chắn gió, bảo vệ vùng đất bên trong.
* Vai trò với sinh hoạt và sản xuất:
- Cung cấp củi đốt và nguyên liệu cho sản xuất đồ gỗ.
- Cung cấp nguồn dược liệu và gene quý.
- Là điểm du lịch sinh thái và thắng cảnh thiên nhiên.
- Tạo việc làm và thu nhập cho người dân qua việc giao đất và giao rừng.
VD. Có bao nhiêu khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam?
Đáp án chuẩn:
11 khu dự trữ sinh quyển thế giới:
2. CÁC LOẠI RỪNG PHỔ BIẾN Ở NƯỚC TA
Câu hỏi: Rừng ở nước ta được phân chia thành mấy loại?
Đáp án chuẩn:
3 loại: Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất
Luyện tập :
1. Dựa vào nội dung phân loại rừng, em hãy hoàn thành Bảng 4.1
2. Kể tên những loại rừng có trong Hình 4.3
Đáp án chuẩn:
1.
Loại rừng | Mục đích sử dụng |
Rừng đặc dụng | Bảo tồn thiên nhiên, nguồn gene sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa |
Rừng phòng hộ | Bảo vệ nguồn nước, đất, chống xói mòn |
Rừng sản xuất | Sản xuất, kinh doanh gỗ, các lâm sản ngoài gỗ |
2. Rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất
VD.
1. Nêu và mô tả đặc điểm một loại rừng mà em biết.
2. Dấu chân carbon là gì?
Đáp án chuẩn:
1. Rừng ngập mặn Rú Chá được phát triển với nhiều mục đích kinh tế xã hội và du lịch địa phương.
2. Lượng khí nhà kính do hoạt động con người thải ra khí quyển.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận