Câu hỏi tự luận Ngữ văn 11 kết nối bài 3: Một thời đại trong thi ca (Trích Thi nhân Việt Nam) Hoài Thanh

Câu hỏi và bài tập tự luận ôn tập bài 3: Một thời đại trong thi ca (Trích Thi nhân Việt Nam) Hoài Thanh. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 11 kết nối. Kéo xuống để tham khảo thêm


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Trình bày những thông tin cơ bản về tác giả Hoài Thanh.

Câu 2: Đọc kĩ và nêu dàn ý của đoạn trích.

Câu 3: Tìm hiểu cách lập luận chặt chẽ của tác giả khi định nghĩa về thơ mới.

Câu 4: Hoài Thanh hiểu như thế nào về nội dung của chữ tôi và chữ ta?

Câu 5: Hãy trình bày những hiểu biết của em về phê bình văn học.

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Lòng yêu nước của các nhà thơ mới và của tác giả Thi nhân Việt Nam thể hiện tập trung nhất ở điểm nào?

Câu 2: Tìm hiểu, nhận xét về cách lập luận của Hoài Thanh khi phân biệt thơ mới và thơ cũ. Tác giả hiểu như thế nào về nội dung của chữ tôi và chữ ta?

Câu 3: Lòng yêu thơ và tình yêu nước của các nhà thơ mới (cũng chính là của tác giả Thi nhân Việt Nam) thể hiện tập trung nhất ở điểm nào? Hãy phân tích đặc sắc của lời văn diễn tả tình cảm này của Hoài Thanh.

Câu 4: Phân tích vì sao tác giả nói “chữ tôi, với cái nghĩa tuyệt đối của nó” lại “đáng thương” và … “tội nghiệp”.

Câu 5: Em hiểu như thế nào ý của Hoài Thanh khi nhận định về thơ mới là “nó đáng thương... nó tội nghiệp quá...”?

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Em có nhận xét gì về cách dẫn dắt và cách diễn đạt của tác giả?

Câu 2: Đoạn văn "Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. [...] Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận" có gì đặc sắc về nội dung và nghệ thuật? Hãy phân tích để làm nổi bật những nét đặc sắc ấy.

Câu 3: Hãy phân tích những nét đặc sắc trong lời văn phê bình của Hoài Thanh ở đoạn trích này.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: a) Anh (chị) có nhận xét gì về cách dẫn dắt và cách diễn đạt của tác giả.

  1. b) Phân tích một đoạn trong Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh:

"Đời chúng ta đã nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận.

Cả trời thực, trời mộng vẫn nao nao theo hồn ta.

Thực chưa bao giờ thơ Việt Nam buồn và nhất là xôn xao như thế. Cùng lòng tự tôn, ta mất luôn cả cái bình yên thời trước.

Thời trước, dầu bị oan khuất như Cao Bá Nhạ, dầu bị khinh bỏ như cô phụ trên bến Tầm Dương, vẫn còn có thể nương tựa vào một cái gì không di dịch. Ngày nay lớp thành kiến phủ trên linh hồn đã tiêu tan cùng lớp hoa hoè phủ trên thi tử. Phương Tây đã giao trả hồn ta lại cho ta. Nhưng ta bàng hoàng vì nhìn vào đó ta thấy thiếu một điều, một điều cần hơn trăm nghìn điều khác: một lòng tin đầy đủ.

Đó, tất cả cái bi kịch đương diễn ngấm ngầm, dưới những phù hiệu dễ dãi, trong hồn người thanh niên".

  1. c) Đoạn văn "Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi [...] Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận" có gì đặc sắc? Hãy phân tích làm nổi bật nét đặc sắc ấy.
  2. d) So sánh với một vài đoạn văn khác để thấy được lối phê bình biến hoá, uyển chuyển của Hoài Thanh (chẳng hạn đoạn: "Ngày thứ nhất – ai biết đích ngày nào – chữ tôi xuất hiện trên thi đàn Việt Nam, nó thực bỡ ngỡ [...] ở phương Tây, nhất là từ khi có đạo Thiên Chúa, không bao giờ cá nhân lại bị rẻ rúng đến thế").

Câu 2: Có ý kiến cho rằng “với thơ mới, thi ca Việt Nam bước vào một thời đại mới”. Em hiểu ý kiến trên như thế nào?

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Bài 3: Một thời đại trong thi ca (Trích Thi nhân Việt Nam) Hoài Thanh, Bài tập tự luận Ngữ văn bài 3: Một thời đại trong thi ca (Trích Thi nhân Việt Nam) Hoài Thanh, Một thời đại trong thi ca (Trích Thi nhân Việt Nam) Hoài Thanh, Tự luận Một thời đại trong thi ca (Trích Thi nhân Việt Nam) Hoài Thanh

Bình luận

Giải bài tập những môn khác