Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Ngữ văn 11 kết nối bài 3: Một thời đại trong thi ca (Trích Thi nhân Việt Nam) Hoài Thanh
3. VẬN DỤNG (3 câu)
Câu 1: Em có nhận xét gì về cách dẫn dắt và cách diễn đạt của tác giả?
Câu 2: Đoạn văn "Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. [...] Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận" có gì đặc sắc về nội dung và nghệ thuật? Hãy phân tích để làm nổi bật những nét đặc sắc ấy.
Câu 3: Hãy phân tích những nét đặc sắc trong lời văn phê bình của Hoài Thanh ở đoạn trích này.
Câu 1:
– Cách dẫn dắt mạch văn rất tự nhiên, linh hoạt và độc đáo. Tác giả không dùng lí để dẫn dắt ý, mà dùng tình để dẫn dắt ý. Mạch văn được dẫn dắt không phải bằng ngôn ngữ khái niệm với những phương tiện liên kết của lô gích hình thức, nặng tính tư biện ta vẫn quen gặp trong các bài phê bình văn học nghiêng về khoa học thuần tuý. Trái lại, ông dẫn dắt ý chủ yếu bằng ngôn ngữ đời sống, nương theo mạch liên kết của cảm xúc thẩm mĩ.
– Diễn đạt bằng hình ảnh, bằng thứ ngôn ngữ ít mang tính khái niệm, bằng ấn tượng với cảm giác, cảm xúc rất tinh tế, uyển chuyển.
Câu 2:
– Đặc sắc của đoạn này là những khái quát rất chính xác, súc tích, lại được viết bằng một lối văn giàu hình ảnh và nhịp điệu. Điều đó khiến cho văn phê bình mà chẳng khác gì thơ.
+ Về ý tứ: Chủ đề bao trùm là luận giải về nỗ lực đào sâu mà cũng là trốn chạy vào ý thức cá nhân của thơ mới. Chủ đề được triển khai thành hai phần chính: một là, khái quát về hướng tìm tòi và hệ quả chung; hai là, điểm qua những gương mặt điển hình cùng những lãnh địa riêng tiêu biểu của thơ mới qua một số nhà thơ, để thấy được sự phân hoá đa dạng cùng sự quẩn quanh bế tắc của ý thức cá nhân.
+ Về văn phong: Chú ý đến dạng ngôn từ phi khái niệm (không phải là những khái niệm trừu tượng) dung dị, dễ hiểu mà vẫn súc tích, diễn đạt được bản chất của đối tượng. Chú ý đến cách cấu tứ: tạo ra hình ảnh một độc giả cứ theo chân của những nhà thơ tiêu biểu bước vào cõi thơ riêng của mỗi vị. Đặc biệt chú ý đến nhịp điệu hết sức phong phú linh hoạt của đoạn thơ này.
Câu 3:
Một nét đặc sắc trong phong cách phê bình của Hoài Thanh là lời văn đầy chất thơ. Nhờ có chất thơ này mà công trình phê bình của ông không khô khan, cứng nhắc mà nhẹ nhàng, tươi mát và uyển chuyển. Chất thơ trong lời văn phê bình Hoài Thanh thể hiện trên nhiều khía cạnh. Trong đoạn trích này, nổi lên một số khía cạnh cơ bản sau:
– Lời văn đầy hình ảnh. Tuy phê bình là một hoạt động khoa học, nhưng Hoài Thanh ít dùng các khái niệm, các thuật ngữ khoa học. Trái lại, ông thường chuyển những khái niệm thành các hình ảnh tương đương. Nhờ đó, lời văn ít trừu tượng, mà giàu tính gợi hình, sống động (ví dụ: đoạn nhận diện về cái tôi và cái ta, đoạn luận về "đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi",...).
– Lời văn giàu nhịp điệu. Hoài Thanh rất chú ý đến việc ngắt nhịp cho câu văn, đoạn văn. Nhịp văn xuôi được ngừng, ngắt thành các tiết tấu rất nhịp nhàng, các vế câu có sự cân xứng, các thủ pháp tạo nhịp điệu như đăng đối, trùng điệp được sử dụng rộng rãi nhuần nhuyễn (Ví dụ: đoạn "đời chúng ta [...] cùng Huy Cận", hay đoạn "chưa bao giờ như bây giờ [...] cho ngày mai").
– Lời văn chú trọng sự đắp đổi về âm thanh. Hoài Thanh am hiểu âm thanh của tiếng Việt sâu sắc. Vì thế lời văn phê bình của ông thường có sự đắp đổi về âm thanh, sự hài thanh tựa như lời thơ. Thanh bằng thanh trắc, các tiết tấu bằng, tiết tấu trắc được sử dụng trong các vế, các câu, các đoạn một cách phong phú và hài hoà. Tất cả khiến cho câu văn, đoạn văn vang lên như một chuỗi âm thanh trầm bổng hoà hợp, không những không trúc trắc, gập ghềnh, mà trái lại, bao giờ cũng thuận, cũng êm và rất gợi cảm (ví dụ: đoạn "đời chúng ta [...] cùng Huy Cận", đoạn "thực chưa bao giờ [...] trong hồn người thanh niên,...").
Giải những bài tập khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 11 KNTT
Giải sgk lớp 11 CTST
Giải sgk lớp 11 cánh diều
Giải SBT lớp 11 kết nối tri thức
Giải SBT lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải SBT lớp 11 cánh diều
Giải chuyên đề học tập lớp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề toán 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hóa học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề địa lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề âm nhạc 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giải chuyên đề quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 11 cánh diều
Trắc nghiệm 11 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 11 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 11 Cánh diều
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 kết nối tri thức
Đề thi Toán 11 Kết nối tri thức
Đề thi ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Đề thi vật lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi sinh học 11 Kết nối tri thức
Đề thi hóa học 11 Kết nối tri thức
Đề thi lịch sử 11 Kết nối tri thức
Đề thi địa lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức
Đề thi tin học ứng dụng 11 Kết nối tri thức
Đề thi khoa học máy tính 11 Kết nối tri thức
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 chân trời sáng tạo
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 cánh diều
Đề thi Toán 11 Cánh diều
Đề thi ngữ văn 11 Cánh diều
Đề thi vật lí 11 Cánh diều
Đề thi sinh học 11 Cánh diều
Đề thi hóa học 11 Cánh diều
Đề thi lịch sử 11 Cánh diều
Đề thi địa lí 11 Cánh diều
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều
Đề thi tin học ứng dụng 11 Cánh diều
Đề thi khoa học máy tính 11 Cánh diều
Bình luận