Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Ngữ văn 11 kết nối bài 3: Một thời đại trong thi ca (Trích Thi nhân Việt Nam) Hoài Thanh
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: a) Anh (chị) có nhận xét gì về cách dẫn dắt và cách diễn đạt của tác giả.
- b) Phân tích một đoạn trong Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh:
"Đời chúng ta đã nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận.
Cả trời thực, trời mộng vẫn nao nao theo hồn ta.
Thực chưa bao giờ thơ Việt Nam buồn và nhất là xôn xao như thế. Cùng lòng tự tôn, ta mất luôn cả cái bình yên thời trước.
Thời trước, dầu bị oan khuất như Cao Bá Nhạ, dầu bị khinh bỏ như cô phụ trên bến Tầm Dương, vẫn còn có thể nương tựa vào một cái gì không di dịch. Ngày nay lớp thành kiến phủ trên linh hồn đã tiêu tan cùng lớp hoa hoè phủ trên thi tử. Phương Tây đã giao trả hồn ta lại cho ta. Nhưng ta bàng hoàng vì nhìn vào đó ta thấy thiếu một điều, một điều cần hơn trăm nghìn điều khác: một lòng tin đầy đủ.
Đó, tất cả cái bi kịch đương diễn ngấm ngầm, dưới những phù hiệu dễ dãi, trong hồn người thanh niên".
- c) Đoạn văn "Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi [...] Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận" có gì đặc sắc? Hãy phân tích làm nổi bật nét đặc sắc ấy.
- d) So sánh với một vài đoạn văn khác để thấy được lối phê bình biến hoá, uyển chuyển của Hoài Thanh (chẳng hạn đoạn: "Ngày thứ nhất – ai biết đích ngày nào – chữ tôi xuất hiện trên thi đàn Việt Nam, nó thực bỡ ngỡ [...] ở phương Tây, nhất là từ khi có đạo Thiên Chúa, không bao giờ cá nhân lại bị rẻ rúng đến thế").
Câu 2: Có ý kiến cho rằng “với thơ mới, thi ca Việt Nam bước vào một thời đại mới”. Em hiểu ý kiến trên như thế nào?
Câu 1:
Bài tập này có nhiều yêu cầu. Xin lưu ý một số yêu cầu chính:
- a) Cách diễn đạt của Hoài Thanh thường rất giàu hình ảnh, nhạc điệu, rất truyền cảm (em hãy tự tìm dẫn chứng và phân tích).
- b) Gợi ý:
– Xác định vị trí nội dung của đoạn trích này: Đây là đoạn đưa ra những căn cứ để triển khai luận điểm "tất cả tinh thần thời xưa – hay thơ cũ – và thời nay – hay thơ mới – có thể gồm lại trong hai chữ tôi và ta".
– Đoạn văn thể hiện đặc điểm văn nghị luận Hoài Thanh: lập luận chặt chẽ, thuyết phục, luận điểm sâu sắc, luận cứ xác đáng.
– Ngôn ngữ nghị luận của Hoài Thanh kết hợp hài hoà giữa lí trí và cảm xúc, tính khoa học và sự bay bổng, mượt mà.
- c) "Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi [...]. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận".
Đoạn văn trên đặc sắc ở mấy điểm chủ yếu sau:
– Khái quát rất đúng, bao quát rất cao về những hướng thoát li giải toả nỗi buồn của các hồn thơ mới tiêu biểu. Với mỗi nhà thơ, tác giả chỉ dùng một cụm từ, một cụm từ rất chuẩn (thoát lên tiên, phiêu du trong trường tình, điên cuồng, đắm say,...) đã có thể gợi lên cái phong vị, phong cách riêng của thơ họ.
– Cách diễn đạt hàm súc, giàu chất thơ. Cấu trúc câu được láy lại, ứng chiếu vào nhau một cách nghệ thuật, âm điệu mượt mà, uyển chuyển, hài hoà, đã tạo cảm xúc và rung động thẩm mĩ cho người đọc.
- d) Hai đoạn mỗi đoạn mang vẻ đẹp riêng: một đoạn mang chiều sâu tâm lí xã hội, triết học và mĩ học, một đoạn mang chiều sâu và sự tinh tế của tiếp nhận văn học, của khả năng thẩm định các hồn thơ.
Câu 2:
– Đây là một nhận định về vai trò, vị trí quan trọng của thơ mới trong tiến trình lịch sử văn học Việt Nam.
– Khẳng định “với thơ mới, thi ca Việt Nam bước vào một thời đại mới”, chúng ta không quên rằng trước đó đã có những tín hiệu, những thành tựu mở đầu với thơ của Tản Đà (Tản Đà được coi là gạch nối hai thời đại) hay Tình già của Phan Khôi...
– Về nhận định cho rằng “với thơ mới, thi ca Việt Nam bước vào một thời đại mới”, nên chú ý mấy ý chính sau đây:
+ Xét về tiến trình lịch sử văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, thơ mới đi vào quỹ đạo mới, từ văn học trung đại sang văn học hiện đại.
+ Về nội dung, cảm hứng thơ mới có những đổi mới quan trọng như Hoài Thanh nói “ngày trước là thời chữ ta, bây giờ là thời chữ tôi [...] nó mang theo một quan niệm chưa từng thấy ở xứ này: quan niệm cá nhân”, “Ta không còn có thể vui cái vui ngày trước, buồn cái buồn ngày trước, yêu, ghét, giận hờn nhất nhất như ngày trước. Đã đành ta chỉ có chừng ấy mối tình như con người muôn nơi và muốn thuở. Nhưng sống trên đất Việt Nam ở đầu thế kỉ hai mươi, những mối tình của ta không khỏi có cái màu sắc riêng, cái dáng dấp riêng của thời đại”, “Tình chúng ta đã đổi mới, thơ chúng ta cũng phải đổi mới vậy. Cái khát vọng cởi trói cho thi ca chỉ là cái khát vọng nói rõ những điều kín nhiệm u uất, cái khát vọng được thành thực. Một nỗi khát vọng khẩn thiết đến đau đớn”... (Thi nhân Việt Nam, Nguyễn Đức Phiên xuất bản, Hà Nội, 1943).
+ Về phương thức biểu hiện, đã có nhiều đổi mới về loại thể, về thi pháp, về nghệ thuật ngôn từ, sự cách tân về số câu, số chữ, về hình ảnh, về cách gieo vần, cách ngắt câu,...
+ Thơ mới đã có được một đội ngũ nhà thơ tài năng khẳng định sự thắng thế của nó đối với thơ cũ. Các tên tuổi tiêu biểu: Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên,...
+ Thơ mới đã có được một lớp công chúng mới khẳng định sự thành công của nó trong đời sống văn học và xã hội.
Giải những bài tập khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 11 KNTT
Giải sgk lớp 11 CTST
Giải sgk lớp 11 cánh diều
Giải SBT lớp 11 kết nối tri thức
Giải SBT lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải SBT lớp 11 cánh diều
Giải chuyên đề học tập lớp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề toán 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hóa học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề địa lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề âm nhạc 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giải chuyên đề quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 11 cánh diều
Trắc nghiệm 11 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 11 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 11 Cánh diều
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 kết nối tri thức
Đề thi Toán 11 Kết nối tri thức
Đề thi ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Đề thi vật lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi sinh học 11 Kết nối tri thức
Đề thi hóa học 11 Kết nối tri thức
Đề thi lịch sử 11 Kết nối tri thức
Đề thi địa lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức
Đề thi tin học ứng dụng 11 Kết nối tri thức
Đề thi khoa học máy tính 11 Kết nối tri thức
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 chân trời sáng tạo
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 cánh diều
Đề thi Toán 11 Cánh diều
Đề thi ngữ văn 11 Cánh diều
Đề thi vật lí 11 Cánh diều
Đề thi sinh học 11 Cánh diều
Đề thi hóa học 11 Cánh diều
Đề thi lịch sử 11 Cánh diều
Đề thi địa lí 11 Cánh diều
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều
Đề thi tin học ứng dụng 11 Cánh diều
Đề thi khoa học máy tính 11 Cánh diều
Bình luận