Tắt QC

[Cánh diều] Trắc nghiệm Lịch sử 6 bài 3: Nguồn gốc loài người

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 6 Bài 3: Nguồn gốc loài người - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

 Câu 1: Các nhà khoa học phát hiện ra công cụ bằng đá ghè đẽo thô sơ vào khoảng:

  • A. 400 000 năm trước.
  • B. 600 000 năm trước.
  • C. 800 000 năm trước.
  • D. 100 000 năm trước.

 Câu 2: Quá trình tiến hóa từ vượn thành người trên Trái đất lần lượt trải qua các dạng:

  • A. Vượn người, Người tối cổ, Người tinh khôn.
  • B. Vượn người, Người tinh khôn, Người tối cổ.
  • C. Người tinh khôn, Người tối cổ, Vượn người.
  • D. Người tối cổ, Người tinh khôn, Vượn người.

 Câu 3: Vượn người xuất hiện cách ngày nay:

  • A. Khoảng 3 triệu năm.
  • B. Khoảng 5-6 triệu năm.
  • C. Khoảng 6-7 triệu năm.
  • D. Khoảng 150 000 năm trước.

 Câu 4: Cô gái Lu-cy được các nhà khảo cổ học phát hiện có niên đại khoảng:

  • A. 1,3 triệu năm trước.
  • B. 1,2 triệu năm trước.
  • C. 3,2 triệu năm trước.
  • D. 2,3 triệu năm trước.

 Câu 5: Đặc điểm của Vượn người là:

  • A. Hoàn toàn đi đứng bằng hai chân.
  • B. Cấu tạo cơ thể cơ bản giống người ngày nay.
  • C. Thể tích hộp sọ trung bình từ 650 cm3.
  • D. Có thể đi bằng hai chi sau.

 Câu 6: Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về Người tinh khôn:

  • A. Có thể đi bằng hai chi sau.
  • B. Hoàn toàn đi đứng bằng hai chân.
  • C. Thể tích hộp sọ trung bình từ 650cmđến 1 200 cm3.
  • D. Hình dáng, cấu tạo cơ thể cơ bản giống người ngày nay.

 Câu 7: Người Nê-an-đéc-tan có niên đại khoảng 100 000 năm trước thuộc dạng:

  • A. Người tối cổ.
  • B. Người tinh khôn.
  • C. Vượn người.
  • D. Vượn người và Người tối cổ.

 Câu 8: Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy xương hóa thạch của Người tối cổ (có niên đại khoảng 2 triệu năm trước) tại địa điểm:

  • A. Pôn-đa-ung (Mi-an-ma).
  • B. Lang Spi-an (Cam-pu-chia).
  • C. Sa-ra-wak (Ma-lay-xi-a).
  • D. Gia-va (In-đô-nê-xi-a).

 Câu 9: Tại Xuân Lộc (Đồng Nai) các nhà khảo cổ đã phát hiện dấu tích của Người tối cổ là:

  • A. Răng hóa thạch.
  • B. Công cụ bằng đá ghè đẽo thô sơ.
  • C. Di chỉ đồ sắt.
  • D. Di chỉ đồ đồng.

 Câu 10: Di chỉ nào là dấu tích cổ xưa nhất chứng tỏ sự xuất hiện sớm của người nguyên thủy trên đất nước Việt Nam?

  • A. Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn).
  • B. Núi Đọ (Thanh Hóa).
  • C. Xuân Lộc (Đồng Nai).
  • D. An Khê (Gia Lai).

 Câu 11: Bước nhảy vọt thứ hai của loài người sau quá trình chuyển biến từ vượn cổ thành Người tối cổ là:

  • A. Từ vượn cổ phát triển thành Người tinh khôn.
  • B. Từ Người tối cổ phát triển thành Người tinh khôn.
  • C. Sự hình thành các chủng tộc trên thế giới.
  • D. Sự hình thành các quốc gia cổ đại.

 Câu 12: Dấu vết cổ xưa nhất của Người tối cổ có niên đại khoảng 2 triệu năm được phát hiện ở Đông Nam Á là:

  • A. Hóa thạch ở đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a).
  • B. Chiếc sọ của Người tinh khôn ở hang Ni-a (Ma-lai-xi-a).
  • C. Di cốt, mảnh di cốt Người tối cổ ở Thái Lan, Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a.
  • D. Răng Người tối cổ ở Thẩm Hai, Thẩm Khuyên (Lạng Sơn, Việt Nam).

 Câu 13: Đâu là bằng chứng chứng tỏ sự xuất hiện của người nguyên thủy ở Đông Nam Á:

  • A. Diễn ra quá trình tiến hóa từ vượn thành người từ sớm.
  • B. Dấu tích của Người tối cổ đã được tìm thấy ở khắp Đông Nam Á và ở Việt Nam. Di cốt Vượn người sống cách ngày nay khoảng 5 triệu năm đã tìm thấy ở In-đô-nê-xi-a và Mi-an-ma.
  • C. Hóa thạch phát hiện trên đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a) có niên đại khoảng 2 triệu năm là dấu vết xưa nhất của Người tối cổ ở Đông Nam Á.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

 Câu 14: Di chỉ đồ đá của Người tối cổ ở Đông Nam Á được tìm thấy tại:

  • A. Pôn-a-đung (Mi-an-ma).
  • B. An Khê, Núi Đọ, Xuân Lộc (Việt Nam).
  • C. Gia-van (In-đô-nê-xi-a).
  • D. Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Việt Nam) 

 Câu 15: Phát minh quan trọng nhất của Người tối cổ là:

  • A. Chế tác công cụ lao động.
  • B. Biết cách tạo ra lửa.
  • C. Chế tác đồ gốm.
  • D. Chế tác đồ gỗ.

 Câu 16: Năm 1978, các nhà khoa học cổ đã phát hiện tại La-e-tô-li của Tan-da-ni-a các dấu chân người để lại trên tro bụi của núi lửa, có niên đại khoảng 3,7 triệu năm tại:

  • A. Tây Á.
  • B. Bắc Mỹ.
  • C. Đông Phi.
  • D. Trung Âu.

 Câu 17: Vượn người đã xuất hiện ở Đông Nam Á từ rất sớm và tiến hóa thành Người tối cổ, Người tinh khôn vì:

  • A. Đông Nam Á có điều kiện tự nhiên thuận lợi, có nhiều sông suối, đất đai phì nhiêu, màu mỡ, khí hậu nóng ẩm.
  • B. Có nhiều cây cối, thú rừng, thuận lợi cho việc săn bắt, hái lươ,j.  
  • C. Người tinh khôn biết sử dụng công cụ lao động bằng sắt.
  • D. Đông Nam Á là khu vực rộng lớn, thuận lợi cho việc tìm địa bàn cư trú.

 Câu 18: Loài người thuộc những khu vực nào dưới đây có chung nguồn gốc:

  • A. Châu Á và châu Âu.
  • B. Châu Phi và Châu Mĩ.
  • C. Châu Á, châu Âu và châu Mĩ.
  • D. Con người trên tất cả các châu lục đều có chung nguồn gốc.

 Câu 19: Quan niệm nào dưới đây về nguồn gốc của loài người phù hợp với khoa học lịch sử:

  • A. Chúa Giê-su cho rằng: Chúa đã tạo ra loài người.
  • B. Nhà khoa học Đác-uyn cho rằng: Loài người có nguồn gốc từ động vật.
  • C. Truyền thuyết người Việt cho rằng: Con người con nguồn gốc từ con Rồng cháu Tiên.
  • D. Con người có nguồn gốc từ một loài Vượn cổ cách ngày nay khoảng 5-6 triệu năm.

 Câu 20: Trong quá trình tiến hóa từ vượn thành người, Người tối cổ được đánh giá là:

  • A. Vẫn chưa thoát thai khỏi loài vượn.
  • B. Là bước chuyển tiếp từ vượn thành người.
  • C. Là những chủ nhân đầu tiên trong lịch sử loài người.
  • D. Là những con người thông minh.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo