[Cánh diều] Trắc nghiệm Lịch sử 6 bài [Cánh Diều] Lịch sử 6 bài 14: Chính sách cai trị của các triều đại hong kiến phương Bắc và chuyển biến kinh tế, xã hội của Việt Nam...
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 6 Bài 14: Chính sách cai trị của các triều đại hong kiến phương Bắc và chuyển biến kinh tế, xã hội của Việt Nam... - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Thành cổ Luy Lâu thuộc tỉnh nào của Việt Nam ngày nay:
- A. Hà Nội.
B. Bắc Ninh.
- D. Thanh Hóa.
- C. Nghệ An.
Câu 2: Các triều đại phong kiến phương Bắc đã thực hiện chính sách cai trị về chính trị đối với người Việt như thế nào?
A. Đưa người Hán sang cai trị người Việt bằng luật lệ hà khắc của họ.
- B. Cho người Việt đứng đầu các quận, huyện.
- C. Xây trường học, đào tạo đội ngũ tay sai.
- D. Đàn áp người dân dưới nhiều hình thức.
Câu 3: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về chính sách cai trị về chính trị của các triều đại phong kiến phương Bắc:
- A. Đưa người Hán sang cai trị người Việt theo luật pháp hà khắc của họ.
- B. Tập trung xây đắp các thành lũy lớn như: thành Luy Lâu (Bắc Ninh), thành Tống Bình, Đại La (Hà Nội).
C.Lực lượng quân đội đồn trú có vai trò kiểm soát các làng, xã của người Việt.
- D. Chia nước ta thành các quận, huyện và sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc.
Câu 4: Dưới thời Bắc thuộc, các triều đại phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách bóc lột về kinh tế đối với người Việt:
- A. Thu mua lương thực, lâm sản, hương liệu quý.
- B. Thu tô thuế, bắt cống nạp sản vật, nắm độc quyền về lúa gạo.
- C. Vơ vét sản vật, bắt dân đi lao dịch, nắm độc quyền buôn bán rượu.
D.Thu tô thế, bắt cống nạp sản vật, nắm độc quyền về sắt và muối.
Câu 5: Từ đầu Công nguyên, các triều đại phong kiến phương Bắc mở trường dạy chữ Hán tại các:
A.Quận.
- B. Châu.
- C. Huyện.
- D. Làng, xã.
Câu 6: Tư tưởng, tôn giáo được truyền bá ngày càng nhiều vào nước ta là:
- A. Đạo Bà La Môn.
- B. Thiên chúa giáo.
C. Nho giáo.
- D. Hin-đu giáo.
Câu 7: Đâu không phải là tư tưởng được truyền bán ngày càng nhiều vào nước ta:
- A. Đạo giáo.
- B. Nho giáo.
- C. Phật giáo.
D. Thiên chúa giáo.
Câu 8: Ai là người đứng đầu một châu trong tổ chức chính quyền nhà Hán ở Giao Châu:
- A. Hào trưởng người Việt.
B. Viên Thứ sử người Hán.
- C. Viên Thái thú người Hán.
- D. Từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng, người Hán trực tiếp nắm giữ.
Câu 9: Ai là người đứng đầu một quận trong tổ chức chính quyền nhà Hán ở Giao Châu:
A.Viên Thái thú người Hán.
- B. Từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng, người Hán trực tiếp nắm giữ.
- C. Hào trưởng người Việt.
- D. Viên Thứ sử người Hán.
Câu 10: Lực lượng có vai trò trong đàn áp các cuộc đấu tranh của người Việt là:
- A. Viên tiết độ sứ người Hán.
- B. Viên thái thú người Hán.
C.Quân đội đồn trú.
- D. Viên thứ sử người Hán.
Câu 11: Một trong những sản vật mà người Việt phải cống nạp cho chính quyền phương Bắc là:
- A. Muối.
- B. Gạo.
- C. Sắt
D. Trầm hương.
Câu 12: Chính sách nào dưới đây không phải là chính sách cai trị về văn hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc:
A.Đưa người Hán sang sinh sống lâu dài tại các châu và các quận.
- B. Mở trường lớp dạy chữ Hán.
- C. Áp dụng luật Hán đối với người Việt.
- D. Tìm cách truyền bá văn hóa, phong tục phương Bắc đối với người Việt.
Câu 13: Chính quyền đô hộ phương Bắc truyền bá Nho giáo, phong tục của người Hán vào Việt Nam nhằm mục đích:
- A. Để khai hóa văn minh cho dân tộc ta.
- B. Đào tạo ra tầng lớp người tài, phục vụ cho chính quyền đô hộ.
- C. Để phát triển văn hóa Hán trên lãnh thổ nước ta.
D. Để nô dịch và đồng hóa nhân dân ta.
Câu 14: Ý nào không phản ánh đúng chuyển biến của nông nghiệp nước ta thời Bắc thuộc:
A.Hoạt động trao đổi, buôn bán được mở rộng.
- B. Sử dụng phổ biến công cụ bằng sắt, sức kéo của trâu bò.
- C. Biết áp dụng các phương pháp, kĩ thuật mới.
- D. Năng suất tăng hơn trước.
Câu 15: Thành lũy nào ở Hà Nội ngày nay do chính quyền đô hộ xây đắp:
- A. Thành Vạn An.
B.Thành Tống Bình.
- C. Thành Luy Lâu.
- D. Thành Cổ Loa.
Câu 16: Tầng lớp trong xã hội sẽ đóng vai trò lãnh đạo người Việt đấu tranh giành lại được quyền độc lập, tự chủ trong thời kì Bắc thuộc là:
- A. Quan lại, địa chủ người Hán đã Việt hóa.
- B. Địa chủ người Việt.
- C. Nông dân làng xã.
D. Hào trưởng bản địa.
Câu 17: Địa danh nào dưới đây không phải là trị sở của các triều đại phong kiến phương Bắc trong thời kì Bắc thuộc:
A.Thành Cổ Loa.
- B. Thành Luy Lâu.
- C. Thành Tống Bình.
- D. Thành Đại La.
Câu 18: Một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Việt Nam là:
- A. Chùa Bái Đính (Ninh Bình).
B.Chùa Dâu (Bắc Ninh).
- C. Chùa Hương (Hà Nội).
- D. Chùa Một Cột (Hà Nội).
Câu 19: Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội nước ta thời Bắc thuộc là:
A. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ.
- B. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với quý tộc người Việt.
- C. Mâu thuẫn giữa quý tộc Việt Nam với chính quyền đô hộ.
- D. Mẫu thuẫn giữa nông dân Việt Nam với chính quyền đô hộ.
Câu 20: Đặc điểm nổi bật của tình hình nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X là:
A.Bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ.
- B. Chế độ phong kiến Việt Nam được hình thành và phát triển.
- C. Sự hình thành và phát triển của nhà nước Âu Lạc.
- D. Quá trình mở rộng lãnh thổ về phía Nam của người Việt.
Nội dung quan tâm khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận