Tắt QC

[Cánh diều] Trắc nghiệm Lịch sử 6 bài 10: Sự ra đời và phát triển các vương quốc Đông Nam Á

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 6 Bài 10: Sự ra đời và phát triển các vương quốc Đông Nam Á - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII, vương quốc cổ ra đời trên lãnh thổ của Việt  Nam ngày nay là:

  • A. Chăm-pa.
  • B. Pê-gu.
  • C. Tha-tơn.
  • D. Ma-lay-a. 

Câu 2: Từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII , trên bán đảo Mã Lai, hình thành vương quốc:

  • A. Ma-lay-u.
  • B. Ta-ru-ma.
  • C. Can-tô-li.
  • D.Tam-bra-lin-ga.

Câu 3: Một số vương quốc phong kiến ở khu vực Đông Nam Á được hình thành và phát triển vào giai đoạn:

  • A. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X.
  • B. Từ thế kỉ VII  đến thế kỉ VII.
  • C. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XII.
  • D. Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XVI.

 Câu 4: Các vương quốc lục địa ở Đông Nam Á có ưu thế phát triển kinh tế:

  • A. Thủ công nghiệp.
  • B. Thương nghiệp.
  • C. Nông nghiệp.
  • D. Cung cấp nhiều sản vật cho thương nhân nước ngoài.

 Câu 5: Các vương quốc ở hải đảo Đông Nam Á có thế mạnh về:

  • A.Thương nghiệp, hàng hải, cung cấp nhiều sản vật cho thương nhân nước ngoài.
  • B. Nông nghiệp trồng lúa nước.
  • C. Thủ công nghiệp đúc đồng, rèn sắt.
  • D. Trồng nho, ô-liu.

 Câu 6: Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X, tại lưu vực sông I-ra-oa-đi, vương quốc phong kiến được hình thành:

  • A. Chân Lạp.
  • B. Ca-lin-ga.
  • C. Pa-gan.
  • D. Đva-ra-va-ti.

Câu 7: Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X, tại lưu vực sông Mê Nam, vương quốc phong kiến được thành lập:

  • A. Sri Kse-tra.
  • B.Đva-ra-va-ti.
  • C. Phù Nam.
  • D. Sri Vi-giay-a.

 Câu 8: Đông Nam Á có vị trí địa lí rất quan trọng vì:

  • A. Nằm giáp Trung Quốc.
  • B. Nằm giáp Ấn Độ.
  • C. Tiếp giáp với khu vực châu Á gió mùa.
  • D.Nằm trên con đường biển nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

 Câu 9: Các quốc gia sơ kì Đông Nam Á ra đời vào khoảng thời gian:

  • A. Thiên niên kỉ II TCN.
  • B. Từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII.
  • C. Thế kỉ VII TCN.
  • D. Thế kỉ X TCN.

 Câu 10: Các vương quốc Đông Nam Á thường hình thành tại địa bàn:

  • A.Lưu vực các con sông lớn và đảo lớn.
  • B. Thượng nguồn các con sông lớn và các đảo lớn.
  • C. Ven biển.
  • D. Vùng núi và cao nguyên.

 Câu 11: Nét tương đồng về kinh tế của các quốc gia sơ kì Đông Nam Á so với Hy Lạp và La Mã cổ đại là:

  • A. Kinh tế nông nghiệp phát triển.
  • B. Các nghề thủ công, đúc đồng rèn sắt giữ vị trí rất quan trọng.
  • C.Thương mại đường biển thông qua các hải cảng.
  • D. Kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp giữ vai trò chủ đạo.

 Câu 12: Khu vực Đông Nam Á được gọi là:

  • A. Cầu nối giữa Trung Quốc và Ấn Độ.
  • B.“Ngã tư đường” của thế giới.
  • C. “Cái nôi” của thế giới.
  • D. Trung tâm của thế giới.

 Câu 13: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lượng mưa lớn, nên Đông Nam Á thích hợp cho sự phát triển loại cây trồng:

  • A. Lúa nước.
  • B. Chà là.
  • C. Nho.
  • D. Ô-liu.

Câu 14: Đông Nam Á là quê hương của loại cây trồng:

  • A. Cây lúa.
  • B. Cây lúa nước.
  • C. Cây gia vị.
  • D. Cây lương thực.

 Câu 15: Hai thành tựu nổi bật nhất của các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á là:

  • A. Thủ công nghiệp và khai thác khoáng sản.
  • B.Nông nghiệp trồng lúa nước và buôn bán đường biển.
  • C. khai thác khoáng sản và trao đổi hàng hóa bằng đường biển.
  • D. Trồng trọt và chăn nuôi.

 Câu 16: “Phía đông đảo Booc-nê-ô (Ma-lai-xi-a) đã phát hiện được bảy chiếc cột đá có khắc chữ San-xkrit (chữ Phạn). Hiện vật gồm (Hán) trong những mộ táng ở Booc-nê-ô cho thấy mối quan hệ buôn bán với Trung Quốc từ thời nhà Hán. Ở Thái Lan, tại di chỉ khảo cổ Pông-túc (thế kỉ II-IV) đã phát hiện được một số mảnh gốm, một số pho tượng Phật nhỏ bằng đồng”. Đoạn tư liệu này chứng tỏ từ những thế kỉ đầu Công nguyên, Đông Nam Á đã có sự giao lưu kinh tế, văn hóa với:

  • A. Ấn Độ, Trung Quốc.
  • B. Nhật Bản.
  • C. Châu Phi.
  • D. Tây Á.

 Câu 17: “Đế quốc của nhà vua rất đông dân cư…Nhà vua có nhiều loại dầu thơm và cây thuốc mà không một ông vua nào có được. Đất đai sản sinh ra long não, trầm hương, đinh hương, đàn hương, đậu khấu, sa nhân,…”. Lời nhận xét của nhà địa lí Ả-Rập trong đoạn trích thể hiện Vương quốc Sri Vi-giay-a rất hấp dẫn thương nhân nước ngoài bởi:

  • A. Sự giàu có về kinh tế.
  • B. Sự phong phú của gia vị và hương liệu.
  • C. Sự nổi tiếng về vàng, bạc.
  • D. Sự quyền lực và giàu có của nhà vua.

 Câu 18: Sông Mê Công gắn bó với lịch sử của những vương quốc cổ ở Đông Nam Á:

  • A.Phù Nam, Chân Lạp.
  • B. Sri Kse-tra, Pa-gan.
  • C. Sri Vi-giya-a, Ca-lin-ga.
  • D. Chân Lạp, Pa-gan.

 Câu 19: Sông Mê Công chảy qua những quốc gia Đông Nam Á nào ngày nay:

  • A. Cam-pu-chia, Phi-lip-pin, Thái Lan.
  • B. Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào.
  • C. My-an-ma, Thái Lan.
  • D.Lào, Cam-pu-chia, Việt Nam, Mi-an-ma, Thái Lan.

 Câu 20: Những câu thành ngữ, tục ngữ của Việt Nam liên quan đến lúa gạo:

  • A. Cơm là áo gạo là tiền.
  • B. Cơm lạnh canh nguội.
  • C. Cơm sôi bớt lửa chồng giận bớt lời.
  • D.Cả A, B, C đều đúng. 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều