Bài 26: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân
Để hiểu được tình hình kinh tế và những chính sách nội trị và ngoại trị của nhà Nguyễn có tác động như thế nàođến tình hình xã hội? Chúng ta cùng tìm hiểu bài “Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân”.
A. Kiến thức trọng tâm
1. Tình hình xã hội và đời sống nhân dân
a. Tình hình xã hội:
- Nhà nước quân chủ phong kiến thời Nguyễn tăng thêm tính chuyên chế , củng cố quan hệ sản xuất phong kiến .
- Xã hội chia thành 2 giai cấp :
- Thống trị : Vua, quan, địa chủ, cường hào .
- Bị trị : Các tầng lớp nhân dân, đại đa số là nông dân .
- Quan lại, địa chủ hoành hành, ức hiếp nhân dân .
=> Đang lên cơn sốt trầm trọng .
b. Đời sống của nhân dân
- Thiên tai , mất mùa , đói kém thường xuyên xảy ra.
- Lao dịch liên miên , sưu cao ,thuế nặng .
=> Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ , mâu thuẫn xã hội gay gắt -> đấu tranh .
2. Phong trào đấu tranh của nhân dân và binh lính
a. Khởi nghĩa Phan Bá Vành:
- Nổ ra vào năm 1821 ở Sơn Nam hạ ( Nam Định , Thái Bình ….) .
- Mở rộng đến Hải Dương , An Quảng .
- Năm 1827 bị đàn áp .
b. Khởi nghĩa Cao Bá Quát:
- Nổ ra năm 1854 ở Ứng Hoà ( Hà Tây ) .
- Mở rộng ra các tỉnh Hà Nội , Hưng Yên .
- Năm 1855 bị đàn áp .
c. Khởi nghĩa của binh lính:
- Nổ ra năm 1833 tại Phiên An ( Gia Định ) do Lê Văn Khôi lãnh đạo .
- Năm 1835 bị đàn áp .
=> Nổ ra liên tục, số lượng lớn .
3. Cuộc đấu tranh của các dân tộc ít người
a. Ở phía Bắc:
- Người Tày ở Cao Bằng dưới sự lãnh đạo của Nông Văn Vân nổi dậy vào năm 1833-1835 .
- Người Mường ở Hoà Bình và Tây Thanh Hoá dưới sự lãnh đạo của các tù trưởng họ Quách vào năm 1832-1838 .
b. Ở phía Nam:
- Năm 1840 – 1848 , người Khơme ở Tây Nam Bộ nổi dậy khởi nghĩa .
=> Phong trào đấu tranh của nhân dân tạm lắng xuống khi thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta .
Bình luận