Bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI – XVIII
Cuộc khủng hoảng chính trị ở đầu thế kỉ XVI đã làm sụp đổ triều Lê Sơ. Nhà Mạc ra đời chưa được bao lâu thì xảy ra cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều và tiếp đó là chiến tranh Trịnh – Nguyễn. Hai chính quyền ở Đàng Ngoài và Đàng Trong được hình thành, tồn tại cho đến cuối thể kỉ XVIII.
A. Kiến thức trọng tâm
1. Sự sụp đổ của triều Lê Sơ. Nhà Mạc được thành lập
* Nguyên nhân làm nhà Lê sơ suy sụp:
- Các vua ăn chơi sa đọa.
- Quan lại, địa chủ chiếm đoạt ruộng đất.
- Nhân dân đấu tranh ở nhiều nơi
- Các thế lực phong kiến tranh chấp quyền hành.
* Sự thành lập nhà Mạc:
- Năm 1527, Mạc Đăng Dung ép vua Lê nhường ngôi, lập ra triều Mạc
* Các chính sách của nhà Mạc:
- Xây dựng chính quyền theo mô hình của nhà Lê.
- Tổ chức thi cử tuyển chọn quan lại
- Giải quyết vấn đề ruộng đất
- Xây dựng quân đội…
- Tuy nhiên, nhà Mạc không còn được nhân dân tin tưởng.
2. Đất nước bị chia cắt:
- Không chấp nhận nhà Mạc, Nguyễn Kim tập hợp lực lượng ở Thanh Hóa (Nam triều) chống lại nhà Mạc (Bắc triều).
- Đến năm 1592, Bắc triều bị lật đổ. Đất nước thống nhất.
* Chiến tranh Trịnh – Nguyễn:
- Năm 1545, Nguyễn Kim mất, con rễ là Trịnh Kiểm lên nắm quyền.
- Nguyễn Hoàng xin vào Thuận Hóa (Huế).
- Chiến tranh Trịnh – Nguyễn từ năm 1627 – 1672 bất phân thắng bại, nên lấy sông Gianh làm ranh giới: Đàng Ngoài (họ Trịnh) và Đàng Trong (họ Nguyễn)
3. Nhà nước phong kiến ở Đàng Ngoài
- Đọc thêm sgk
4. Chính quyền ở Đàng Trong
- Đọc thêm sgk
Bình luận