Bài 6: Các quốc gia Ấn và văn hóa truyền thống Ấn Độ
Ấn Độ có diện tích rộng lớn với hơn 3 triệu km2, gấp khoảng 10 lần Việt Nam và 15 lần nước Anh. Đây là vùng đất có nền văn hóa lấu đời được toàn nhân loại biết đến. Bạn có muốn biết nhiều hơn về đất nước này? Sau đây, Tech12h mời các bạn đến với bài học “các quốc gia Ấn và văn hóa truyền thống Ấn Độ".
A. Kiến thức trọng tâm
1. Thời kì các quốc gia đầu tiên.
- Học sinh tự đọc hiểu thêm
2. Thời kì vương triều Gúp – ta và sự phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ.
a. Vương triều Gúp-ta (319-467)
- Đầu công nguyên miền Bắc Ấn Độ được thống nhất, nổi bật là vương triều Gúp – ta (319-467).
- Tồn tại qua 9 đời vua. Vai trò của Vương triều Gúp-ta:
- Không cho người Trung Á xâm nhập
- Thống nhất miền Bắc Ấn Độ.
- Tấn công cao nguyên Đê-can, làm chủ miền Trung Ấn Độ.
=> Là thời kỳ định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ.
b. Văn hóa truyền thống Ấn Độ:
*Tôn giáo:
- Đạo phật: Tiếp tục được phát triển, truyền bá khắp Ấn Độ. Kiến trúc phật giáo phát triển ( chùa hang, tượng phật bằng đá)
- Ấn Độ giáo (hay Hin – đu giáo) ra đời và phát triển, với tín ngưỡng từ cổ xưa, tôn thờ nhiều thần thánh (chủ yếu 4 vị thần: Brama, Siva, Visnu, Indra )
*Chữ viết:
- Có từ rất sớm, từ chữ đơn giản Bra-mi đã nâng lên và hoàn thiện thành chữ Phạn, dùng để viết văn, khắc bia.
*Văn học cổ điển Ấn Độ – văn học Hin-đu, mang tinh thần và triết lí Hin-đu giáo rất phát triển.
*Sử thi nổi tiếng: Ramayana, Mahabharata
*Về kiến trúc:
- Những công trình kiến trúc, điêu khắc, làm nên văn hóa truyền thống Ấn Độ giá trị vĩnh cửu.
- Người Ấn Độ đã mang văn hóa, đặc biệt là văn hóa truyền thống truyền bá ra bên ngoài, Đông Nam Á là ảnh hưởng rõ nét nhất.
Bình luận