5 phút giải Vật lí 10 Cánh diều trang 100

5 phút giải Vật lí 10 Cánh diều trang 100. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.

CHỦ ĐỀ 4 BÀI 2 ĐỘNG LƯỢNG VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG VA CHẠM

PHẦN I. HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP TRONG SGK

MỞ ĐẦU

Va chạm giữa các vật là hiện tượng thường gặp. Lực gây ra đo va chạm có thể rất nhỏ như khi các phân tử không khí va chạm lên da chúng ta. nhưng có thể rất lớn như khi các thiên thạch va chạm với nhau ngoài vũ trụ. Ta đã biết rằng động lượng và năng lượng của hệ kín luôn được bảo toàn. tuy nhiên động lượng và năng lượng của từng vật trong va chạm thì có thể thay đôi. Vậy khi các vật va chạm với nhau, động lượng và năng lượng của chúng thay đổi như thế nào?

I. ĐÁNH GIÁ ĐỘNG LƯỢNG VÀ NĂNG LƯỢNG CỦA VẬT VA CHẠM BẰNG DỤNG CỤ THỰC HÀNH

Câu hỏi 1: Thảo luận, xây dựng phương án thực hành để xác định động lượng, năng lượng của hai xe trước và sau va chạm. Vì sao lại chọn cho các xe đo chuyển động trên giá đỡ nằm ngang?

Câu hỏi 2: Từ kết quả thí nghiệm của mình bạn hãy tính động lượng của các xe trước và sau va chạm. So sánh độ thay đổi động lượng của xe 1 và xe 2. 

Câu hỏi 3: Từ kết quả thí nghiệm ở bảng 2.1, vận tốc của xe 1 là +0,444 m/s. Điền dấu đại số của vận tốc, động lượng từng xe vào bảng 2.2

Câu hỏi 4: Từ kết quả thí nghiệm của mình, bạn hãy tính động năng của từng xe đo trước và sau va chạm . So sánh tổng động năng của hai xe trước và sau va chạm. 

Câu hỏi 5: Trong va chạm hoàn toàn mềm, hãy thảo luận và cho biết thành phần động năng bị giảm đã bị chuyển thành dạng năng lương nào? 

II. MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG VA CHẠM TRONG THỰC TIỄN 

Câu hỏi 1: Hãy thảo luận để tìm hiểu các hiện tượng thực tế sau: 

1, Giải thích tại sao khi bắt bóng thì thủ môn phải co tay, cuộn người lại
2, Hãy dựa vào các hiểu biết về động lượng và lực trong hiện tượng va chạm để giải thích tác dụng của túi khí ô tô giúp giảm chấn thương của người trong xe ô tô xảy ra va chạm mềm
3. Tại sao khi thả quả bóng xuống mặt sàn,, khi nảy lên, bóng không thể lên tới độ cao ban đầu ? 

Câu hỏi 2: Tại sao nếu người lớn bế em bé ngồi ở ghế trước xe ô tô, khi xảy ra va chạm, em bé có thể bị những chấn thương nghiêm trọng mặc dù người lớn đã cài dây an toàn và túi khí hoạt động bình thường? 

Câu hỏi 3: Bạn cần sử dụng một quả bóng nhỏ như quả bóng tennis đặt bên trên một quả bóng chuyền hơi và thả rơi hệ hai quả bóng từ một độ cao nhỏ, sau khi quả bóng chuyền va chạm với mặt đất, hãy quan sát và ghi nhận chiều cao đạt được của các quả bóng. Chú ý chỉ tiến hành tại nơi rộng rãi.

Dựa vào định luật bảo toàn động lượng và bảo toàn năng lượng, thảo luận để giải thích kết quả tại sao quả bóng nhỏ có thể đạt được độ cao khá lớn so với độ cao khi thả hai quả bóng.

PHẦN II. 5 PHÚT TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP TRONG SGK

MỞ ĐẦU

Đáp án: Khi các vật va chạm với nhau, động năng của vật này giảm bao nhiêu thì động năng của vật kia tăng bấy nhiêu. 

I. ĐÁNH GIÁ ĐỘNG LƯỢNG VÀ NĂNG LƯỢNG CỦA VẬT VA CHẠM BẰNG DỤNG CỤ THỰC HÀNH

Đáp án CH1: Chuẩn bị: 2 xe đo có khối lương bằng nhau, 1 giá nằm ngang.

Các tiến hành:
+ Đặt hai xe lên giá đỡ nằm ngang
+ Cho 2 xe va chạm vào nhau.
+ Đọc và ghi tốc độ của từng xe trước và sau va chạm vào bảng

+ Từ kết quả thu được , tính và đánh giá động lượng, năng lượng của hai xe trước và sau va chạm.

Đáp án CH2: 

 

Trước va chạm

Sau va chạm

Tốc độ xe 1 (m/s)

0,444

0,316

Tốc độ xe 2 (m/s)

0,316

0,438

Động lượng xe 1 ( kg.m/s)

0,1088

0,0077

Động lượng xe 2 ( kg.m/s)

0,0077

0,1088

Động năng xe 1 (J)

0,0241

0,0122

Động năng xe 2 (J)

0,0122

0,0241

Tổng động lượng hai xe (kgm/s)

0,1165

0,1165

Độ thay đổi động lượng của xe 1 bằng với độ thay đổi động lượng của xe 2

Đáp án CH3: 

 

Trước va chạm

Sau va chạm

Vận tốc xe 1 ( m/s)

+

-

Vận tốc xe 2 (m/s)

 -

Động lượng xe 1 ( kg.m/s)

 +

Động lượng xe 2 ( kg.m/s)

 -

Đáp án CH4:

Động năng xe 1 trước va chạm là:  0,024 (J); sau va chạm là :  0,012 (J)

Động năng của xe 2 sau va chạm là : 0,012 (J); sau va chạm là :  0,024 (J)

=> Ta có thể thấy tổng động năng trước và sau của 2 xe không thay đổi.

Đáp án CH5: Nhiệt năng, âm thanh, năng lượng do biến dạng ,...

II. MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG VA CHẠM TRONG THỰC TIỄN 

Đáp án CH1: 1, Vì nhờ vậy làm giảm lực mà tay người phải tác dụng lên quả bóng.  

2, Khi xảy ra va chạm nhờ có  túi khí đỡ, chuyển động phần đầu  sẽ có thêm thời gian giảm vận tốc, lực xuất hiện có giá trị nhỏ, giúp giảm chấn thương

3, Vì một phần năng lượng bị chuyển hóa thành nhiệt năng làm nóng xung quanh. Một phần năng lượng còn bị chuyển hóa thành năng lượng âm.

Đáp án CH2: Vì mỗi túi khí chỉ dùng cho 1 người, trường hợp này em bé không được dùng túi khí

Đáp án CH3: Quan sát: ta thấy quả bóng nhỏ có thể đạt được độ cao khá lớn so với độ cao khi thả hai quả bóng riêng lẻ. 

Nguyên nhân: khi quả bóng chuyền hơi chạm đất nảy lên thì đồng thời quả bóng tennis cũng va chạm với quả bóng chuyền và nảy lên

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Vật lí 10 Cánh diều, giải Vật lí 10 Cánh diều trang 100, giải Vật lí 10 CD trang 100

Bình luận

Giải bài tập những môn khác