5 phút giải Địa lí 6 chân trời sáng tạo trang 132

5 phút giải Địa lí 6 chân trời sáng tạo trang 132. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 7: CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT QUANH MẶT TRỜI VÀ HỆ QUẢ

PHẦN I. HỆ THỐNG CÂU HỎI

A. Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài

I. Chuyển động quanh mặt trời của trái đất

CH: Quan sát hình 7.1 và đọc thông tin trong bài, em hãy:

Cho biết:

- Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời theo hướng cùng chiều hay ngược chiều quay của kim đồng hồ?

- Hình dạng quỹ đạo quanh Mặt Trời của Trái Đất.

- Thời gian Trái Đất quay quanh Mặt Trời một vòng là bao lâu?

- Nhận xét về độ nghiêng và hướng nghiêng của trục Trái Đất vào các ngày 21-3, 22-6, 23-9, 22-12

II. Hệ quả chuyển động của trái đất quanh mặt trời

1. Hiện tượng mùa

CH: Quan sát hình 7.1 và độc thông tin trong bài, em hãy cho biết:

- Vào các ngày 22-6 và 22-12, bán cầu Bắc hay bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn

- Ngày 22-6 ở bán cầu Bắc là mùa nóng hay mùa lạnh? Vì sao?

- Ngày 22-12 ở bán cầu Nam là mùa nóng hay mùa lạnh? Vì sao?

2. Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa

CH1: Dựa vào hình 7.2 và thông tin trong bài, em hãy:

- Xác định trục Trái Đất ( Bắc- Nam) và đường phân chia sáng tối (ST)

- Cho biết:

+ Ngày 22-6, Mặt trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến nào? Thời điểm đó, ngày dài hơn đêm ở bán cầu bắc hay bán cầu nam?

+ Ngày 22-12, Mặt trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến nào? Thời điểm đó, ngày dài hơn đêm ở bán cầu bắc hay bán cầu Nam?

IMG_257

CH2: Quan sát hình 7.3 và thông tin trong bài, em hãy:

- Xác định các điểm A,B,C

- So sánh độ dài giữa ngày và đêm ở các điểm A,B,C vào ngày 22-6 và 22-12

- Rút ra kết luận về sự chênh lệch ngày đêm theo mùa từ kết quả so sánh trên

IMG_258

B. Hướng dẫn trả lời câu hỏi luyện tập- vận dụng

I. Luyện tập

CH1: Dựa vào hình 7.1 hãy cho biết các mùa xuân, hạ, thu, đông ở bán cầu Bắc kéo dài trong khoảng thời gian nào?

CH2: Khi các mùa ở bán cầu Bắc là xuân, hạ, thu, đông thì thứ tự mùa ở bán cầu Nam diễn ra như thế nào? 

II. Vận dụng

CH: Địa phương nơi em đang sinh sống mỗi năm có mấy mùa? Đó là những mùa nào? Thời gian mỗi mùa thường kép dài khoảng mấy tháng

PHẦN II. ĐÁP ÁN

A. Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài

I. Chuyển động quanh mặt trời của trái đất

CH: 

- Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông, ngược kim đồng hồ, bằng hình elip

-Thời gian Trái Đất quanh quanh Mặt Trời một vòng hết 365 ngày và 6 giờ

- Nhận xét: Khi chuyển động, Trái Đất luôn giữ nguyên độ nghiêng và hướng nghiêng của trục:

+ Ngày 22/6 góc chiếu sáng và lượng nhiệt nhận được ở nửa cầu Bắc lớn hơn so với nửa cầu Nam.

+ Ngày 22/12 thời gian chiếu sáng, góc chiếu sáng và lượng nhiệt nhận được lớn hơn so với nửa cầu Bắc. 

+ Trong hai ngày xuân phân (21 - 3) và thu phân (23 - 9),  ánh sáng mặt trời chiếu thẳng góc, ngày đêm dài bằng nhau.

II. Hệ quả chuyển động của trái đất quanh mặt trời

1. Hiện tượng mùa

CH: 

- Trong ngày 22-6 (hạ chí), nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời.

- Trong ngày 22-12 (đông chí), nửa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. 

- Ngày 22-6, góc chiếu sáng và lượng nhiệt nhận được ở nửa cầu Bắc lớn hơn so với nửa cầu Nam nên ở nửa bán cầu Bắc là mùa nóng

- Ngày 22-12, thời gian chiếu sáng, góc chiếu sáng và lượng nhiệt nhận được lớn hơn so với nửa cầu Bắc nên ở nửa cầu Nam đang là mùa nóng

2. Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa

CH1:

- Đường biểu hiện trục nằm nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo với một góc 66°33’. Trong khi đó, đường phân chia sáng – tối lại vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo. 

- Vào ngày 22-6 (hạ chí) ánh sáng Mặt trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến 23o27′ Bắc, trên đường chí tuyến Bắc, ngày dài hơn đêm ở bán cầu Bắc

- Vào ngày 22-12 (đông chí) ánh sáng Mặt trời chiếu thẳng vào mặt đất ở vĩ tuyến 23o27′ Nam, trên đường chí tuyến Nam, ngày dài hơn đêm ở bán cầu Nam

CH2: 

- Xác định: Điểm A nằm trên xích đạo, điểm B nằm ở chí tuyến Bắc, điểm C nằm ở vòng cực Bắc

- Vào ngày 22-6: Điểm B,C ở vị trí bán cầu Bắc đang vào ban ngày, bán cầu Bắc ngả về phía mặt trời nên có có ngày dàì hơn đêm

- Vào ngày 22-12: Điển A,B,C ở vị trí bán cầu Bắc hiện đang vào ban đêm, bán cầu Nam ngả về phía mặt trời nên ở các vị trí B,C ngày ngắn hơn đêm

- Điểm A thuộc đường xích đạo, tại đường xích đạo quanh năm ngày, đêm dài bằng nhau.

=> Kết luận: Do đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái Đất nên các địa điểm ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam có hiện tượng ngày, đêm dài khác nhau. 

B. Hướng dẫn trả lời câu hỏi luyện tập- vận dụng

I. Luyện tập

CH1:

- Mùa xuân: từ 21-3 tới 22-6

- Mùa hạ: từ 22-6 tới 23-9

- Mùa thu: từ 23-9 tới 22-12

- Mùa đông: từ 22-12 đến 21-3

CH2: Khi các mùa ở bán cầu Bắc là xuân, hạ, thu, đông thì thứ tự mùa ở bán cầu Nam diễn ra ngược lại

II. Vận dụng

CH:Địa phương nơi em đang sinh sống mỗi năm có 4 mùa.  Đó là những mùa xuân, hạ, thu, đông. Thời gian mỗi mùa thường kép dài khoảng 3 tháng


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Địa lí 6 chân trời sáng tạo, giải Địa lí 6 chân trời sáng tạo trang 132, giải Địa lí 6 CTSTtrang 132

 

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo