5 phút giải Địa lí 12 chân trời sáng tạo trang 23
5 phút giải Địa lí 12 chân trời sáng tạo trang 23. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 5. VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK
MỞ ĐẦU
Nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng nhưng một số loại đang có dấu hiệu bị suy giảm do khai thác quá mức; môi trường một số nơi cũng bị ô nhiễm do hoạt động sản xuất và đời sống. Vậy, hiện trạng tài nguyên và môi trường ở nước ta như thế nào? Cần những giải pháp gì để sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường?
I. SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
CH: Dựa vào hình 5.1, 5.2 và thông tin trong bài, hãy trình bày hiện trạng và nguyên nhân của sự suy giảm một số loại tài nguyên thiên nhiên ở nước ta.
CH: Dựa thông tin trong bài, hãy nêu một số giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên ở nước ta.
II. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
CH: Dựa vào thông tin trong bài, hãy chứng minh và giải thích hiện trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay.
CH: Dựa vào thông tin trong bài, hãy nêu những giải pháp hạn chế ô nhiễm và bảo vệ môi trường ở nước ta.
LUYỆN TẬP
CH: Lựa chọn một trong hai vấn đề: sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên hoặc bảo vệ môi trường trong bài học, sau đó lập sơ đồ hệ thống hoá hiện trạng, nguyên nhân, giải pháp cho vấn đề đã chọn.
VẬN DỤNG
CH: Đọc nội dung trong hộp thông tin sau:
“Trí tuệ nhân tạo (AI) được coi là công nghệ sẽ thay đổi toàn diện thế giới. Việc áp dụng trí tuệ nhân tạo vào quản lí, bảo vệ môi trường đã hỗ trợ trong việc giảm lượng khí thải nhà kính toàn cầu. Các ứng dụng AI trong lĩnh vực năng lượng và giao thông sẽ góp phần giảm phát thải bằng việc giảm năng lượng tiêu thụ khi tối ưu nguồn nguyên liệu đầu vào, tự động hoá các quy trình. Công nghệ máy bay không người lái được sử dụng để quay, chụp video hoặc hình ảnh trên không cho một khu vực nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến môi trường khu vực được khảo sát,... Đồng thời, các hình ảnh được chụp có thể được ghép lại với nhau để tạo thành các loại bản đồ. Trên cơ sở đó, Al có thể phân tích những bản đồ được lập để dự đoán các vấn đề như mực nước biển dâng ở khu vực ven biển, sự thay đổi sinh thái rừng......”
Sưu tầm thông tin và trình bày về một số ứng dụng liên quan đến công nghệ Al trong quản lí, sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường ở nước ta.
PHẦN II: 5 PHÚT GIẢI BÀI.
MỞ ĐẦU
Tài nguyên thiên nhiên | Môi trường | |
Hiện trạng | - Tài nguyên sinh vật + Các hệ sinh thái tự nhiên đang giảm dẫn về quy mô và chất lượng. + Tổng diện tích rừng và tỉ lệ che phủ rừng tăng qua các năm nhưng chủ yếu là rừng trồng. + Số lượng loài sinh vật cũng đang bị giảm đi nhanh chóng, ngày càng có nhiều loài có tên trong danh sách bị đe doạ, tuyệt chủng hoặc nguy cấp cần được bảo vệ. - Tài nguyên nước: Chất lượng nước mặt và nước ngầm đang bị suy giảm. - Tài nguyên đất: Tài nguyên đất đang bị suy thoái ở nhiều nơi, thể hiện ở đất bị rửa trôi, xói mòn, bạc màu, suy kiệt chất dinh dưỡng, ngập úng, nhiễm mặn, nhiễm phèn, hoang hoá, ô nhiễm,... | - Giai đoạn 2016-2021, chất lượng không khí tại các đô thị như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,... ngày càng suy giảm. - Tình trạng ô nhiễm tiếng ổn diễn ra khá nghiêm trọng ở các thành phố lớn, khu công nghiệp, khu dân cư, các trục giao thông chính. - Tình trạng không khí tại các làng nghề, khu vực nông thôn đã có dấu hiệu ô nhiễm cục bộ. - Chất lượng môi trường nước mặt trên các lưu vực sông ở nước ta ngày càng suy giảm do ô nhiễm hữu cơ trên các đoạn sông chảy qua khu đô thị, làng nghề,...; - Môi trường đất xung quanh khu công nghiệp, các vùng chuyên canh nông nghiệp có nguy cơ ô nhiễm kim loại nặng, ô nhiễm hữu cơ. |
Giải pháp | - Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm quản lí chặt chẽ và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên. - Khai thác, sử dụng tiết kiệm và hợp lí tài nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân. - Bảo vệ, phát triển, nâng cao chất lượng rừng và tăng độ che phủ rừng, nhất là duy trì độ che phủ rừng đầu nguồn; bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học. - Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức người dân và huy động mọi lực lượng xã hội tham gia bảo vệ, sử dụng hợp lí tài nguyên của đất nước. | - Ưu tiên xử lí ô nhiễm môi trường, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái. - Khí thải, nước thải từ sản xuất và sinh hoạt phải được xử lí triệt để trước khi thải ra môi trường. - Kết hợp tuyên truyền, giáo dục với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp khác dễ kiểm soát việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, xây dựng văn hoá bảo vệ môi trường trong cộng đồng. - Tăng cường nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ xử lí ô nhiễm, tái chế, xử lí chất thải; ưu tiên chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường; phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo. |
I. SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
CH:
1. Tài nguyên sinh vật
- Hiện trạng:
+ Các hệ sinh thái tự nhiên đang giảm dẫn về quy mô và chất lượng, đặc biệt là các hệ sinh thái: rừng, đất ngập nước, núi đá vôi, bãi bồi, cửa sông ven biển,...
+ Tổng diện tích rừng và tỉ lệ che phủ rừng ở nước ta tăng qua các năm nhưng chủ yếu là rừng trồng.
+ Số lượng loài sinh vật cũng đang bị giảm đi nhanh chóng, ngày càng có nhiều loài có tên trong danh sách bị đe doạ, tuyệt chủng hoặc nguy cấp cần được bảo vệ.
+ Sự suy giảm nghiêm trọng về số lượng, thành phần loài làm mất tính da dạng di truyền, nguồn gen quý giả, đặc biệt là nguồn gen dộng vật rừng và các loài thuỷ sinh.
- Nguyên nhân:
+ Do tác động của con người làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, suy giảm tính đa dạng của sinh vật.
+ Các loài thuỷ sinh ở nước ta bị giảm sút là hậu quả của sự khai thác quá mức và tình trạng ô nhiễm môi trường nước.
+ Ngoài ra, tài nguyên sinh vật còn bị suy giảm do biến đổi khí hậu, thiên tai.....
2. Tài nguyên nước
- Hiện trạng:
+ Chất lượng nước mặt và nước ngầm đang bị suy giảm.
+ Tổng lượng dòng chảy mặt trên lãnh thổ nước ta trên 830 tỉ m³, trong đó hơn 60% có nguồn gốc từ bên ngoài lãnh thổ.
+ Tình trạng khô hạn dẫn đến hạ thấp mực nước sông tại một số lưu vực sông, nhất là ở hạ lưu sông Hồng, sông Thái Bình, sông Cả và nhiều lưu vực sông ở miền Trung nước ta.
+ Tổng trữ lượng tiềm năng nước dưới đất khoảng 91 tỉ m³/năm, trong đó, trữ lượng có thể khai thác khoảng 22 tỉ m³/năm (nước ngọt).
+ Tình trạng hạ thấp mực nước ngắm diễn ra tại một số nơi, tập trung chủ yếu ở các khu vực khai thác nước dưới đất quy mô lớn, đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và các thành phố lớn.
- Nguyên nhân:
+ Trong những năm qua, cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội và gia tăng dân số, nhu cầu nước cho sản xuất và sinh hoạt ngày càng tăng, đặc biệt vào các tháng mùa khô, tình trạng cạn kiệt, khan hiếm nước diễn ra ở nhiều nơi.
3. Tài nguyên đất
- Hiện trạng:
+ Trong cơ cấu sử dụng đất năm 2021, diện tích đất nông nghiệp chiếm chủ yếu, tuy nhiên đất chưa sử dụng còn chiếm tỉ lệ khá cao.
+ Tài nguyên đất đang bị suy thoái ở nhiều nơi, thể hiện ở đất bị rửa trôi, xói mòn, bạc màu, suy kiệt chất dinh dưỡng, ngập úng, nhiễm mặn, nhiễm phèn, hoang hoá, ô nhiễm,...
+ Diện tích đất bị suy thoái chiếm 4% tổng diện tích tự nhiên của nước ta; diện tích đất có dấu hiệu suy thoái chiếm 7,3% và diện tích đất có nguy cơ suy thoái chiếm 20,3%.
=> Đây là vấn đề cần quan tâm ở nước ta hiện nay.
- Nguyên nhân:
+ Nguyên nhân gây suy thoái tài nguyên đất, bao gồm: hoạt động khai thác tài nguyên thiếu hợp lí của con người; thiên tai.
CH: - Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm quản lí chặt chẽ và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên.
- Khai thác, sử dụng tiết kiệm và hợp lí tài nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân.
- Bảo vệ, phát triển, nâng cao chất lượng rừng và tăng độ che phủ rừng, nhất là duy trì độ che phủ rừng đầu nguồn; bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học.
- Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức người dân và huy động mọi lực lượng xã hội tham gia bảo vệ, sử dụng hợp lí tài nguyên của đất nước.
II. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
CH:
1. Chứng minh
- Giai đoạn 2016-2021, chất lượng không khí tại các đô thị như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,... ngày càng suy giảm.
- Nồng độ bụi, khi CO, ở các đô thị, khu công nghiệp vượt quá nhiều lần so với quy chuẩn.
- Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm tiếng ổn diễn ra khá nghiêm trọng ở các thành phố lớn, khu công nghiệp, khu dân cư, các trục giao thông chính.
- Tình trạng không khí tại các làng nghề, khu vực nông thôn đã có dấu hiệu ô nhiễm cục bộ.
- Chất lượng môi trường nước mặt trên các lưu vực sông ở nước ta ngày càng suy giảm do ô nhiễm hữu cơ trên các đoạn sông chảy qua khu đô thị, làng nghề,...;
+ Ô nhiễm mặn tại các vùng cửa sông, ven biển;...
+ Chất lượng nước ngầm còn khá tốt, tuy nhiên hiện tượng ô nhiễm kim loại nặng trong nước dưới đất đã xây ra ở nhiều địa phương của nước ta. môi trường
- Môi trường đất xung quanh khu công nghiệp, các vùng chuyên canh nông nghiệp có nguy cơ ô nhiễm kim loại nặng, ô nhiễm hữu cơ.
2. Giải thích
- Nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu đến từ hoạt động công nghiệp và giao thông vận tải.
- Nước thải từ các hoạt động sản xuất chưa được xử lí hoặc xử lí chưa triệt để thải ra đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước
- Nguồn ô nhiễm đất đến từ các chất thải công nghiệp, sinh hoạt, nước thải làng nghề, chất thải từ quá trình thâm canh cây trồng kết hợp với việc gia tăng sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.
CH:
- Ưu tiên xử lí ô nhiễm môi trường, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái.
- Khí thải, nước thải từ sản xuất và sinh hoạt phải được xử lí triệt để trước khi thải ra môi trường.
- Kết hợp tuyên truyền, giáo dục với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp khác dễ kiểm soát việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, xây dựng văn hoá bảo vệ môi trường trong cộng đồng.
- Tăng cường nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ xử lí ô nhiễm, tái chế, xử lí chất thải; ưu tiên chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường; phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo.
LUYỆN TẬP
CH:
VẬN DỤNG
CH: Một số ứng dụng liên quan đến công nghệ Al trong quản lí, sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường ở nước ta:
- Công ty Cổ phần FPT Software đã phát triển hệ thống AI có thể phân tích dữ liệu từ camera giám sát để phát hiện các hành vi vi phạm môi trường như xả thải trái phép.
- Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã phát triển hệ thống AI có thể dự đoán các nguy cơ môi trường như lũ lụt và lở đất.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường đang sử dụng hệ thống AI để quản lý tài nguyên rừng.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
giải 5 phút Địa lí 12 chân trời sáng tạo, giải Địa lí 12 chân trời sáng tạo trang 23, giải Địa lí 12 CTST trang 23
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 12 KNTT
5 phút giải toán 12 KNTT
5 phút soạn bài văn 12 KNTT
Văn mẫu 12 KNTT
5 phút giải vật lí 12 KNTT
5 phút giải hoá học 12 KNTT
5 phút giải sinh học 12 KNTT
5 phút giải KTPL 12 KNTT
5 phút giải lịch sử 12 KNTT
5 phút giải địa lí 12 KNTT
5 phút giải CN lâm nghiệp 12 KNTT
5 phút giải CN điện - điện tử 12 KNTT
5 phút giải THUD12 KNTT
5 phút giải KHMT12 KNTT
5 phút giải HĐTN 12 KNTT
5 phút giải ANQP 12 KNTT
Môn học lớp 12 CTST
5 phút giải toán 12 CTST
5 phút soạn bài văn 12 CTST
Văn mẫu 12 CTST
5 phút giải vật lí 12 CTST
5 phút giải hoá học 12 CTST
5 phút giải sinh học 12 CTST
5 phút giải KTPL 12 CTST
5 phút giải lịch sử 12 CTST
5 phút giải địa lí 12 CTST
5 phút giải THUD 12 CTST
5 phút giải KHMT 12 CTST
5 phút giải HĐTN 12 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 12 bản 2 CTST
Môn học lớp 12 cánh diều
5 phút giải toán 12 CD
5 phút soạn bài văn 12 CD
Văn mẫu 12 CD
5 phút giải vật lí 12 CD
5 phút giải hoá học 12 CD
5 phút giải sinh học 12 CD
5 phút giải KTPL 12 CD
5 phút giải lịch sử 12 CD
5 phút giải địa lí 12 CD
5 phút giải CN lâm nghiệp 12 CD
5 phút giải CN điện - điện tử 12 CD
5 phút giải THUD 12 CD
5 phút giải KHMT 12 CD
5 phút giải HĐTN 12 CD
5 phút giải ANQP 12 CD
Giải chuyên đề học tập lớp 12 kết nối tri thức
Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Toán 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Vật lí 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Hóa học 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Sinh học 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Địa lí 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Tin học ứng dụng 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Khoa học máy tính 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Điện - điện tử Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 12 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Toán 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Vật lí 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Hóa học 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Sinh học 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Địa lí 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Tin học ứng dụng 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Khoa học máy tính 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Điện - điện tử Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 12 cánh diều
Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Toán 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Vật lí 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Hóa học 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Sinh học 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Địa lí 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Tin học ứng dụng 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Khoa học máy tính 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Cánh diều
Bình luận