5 phút giải Địa lí 12 chân trời sáng tạo trang 156

5 phút giải Địa lí 12 chân trời sáng tạo trang 156. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 35. THỰC HÀNH: TÌM HIỂU VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

CH:

- Thu thập tài liệu và viết báo cáo về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với Đồng bằng sông Cửu Long.

- Nêu các giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long.

* Biểu hiện biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long:

­- Nhiệt độ

+ Tăng cao: Nhiệt độ trung bình năm ở ĐBSCL tăng khoảng 1°C trong 50 năm qua.

+ Số ngày nắng nóng: Số ngày nắng nóng > 35°C tăng lên, có thể lên đến 40-45°C.

+ Sóng nhiệt: Xuất hiện nhiều đợt sóng nhiệt gay gắt, kéo dài.

- Lượng mưa

+ Biến động: Lượng mưa trung bình năm có xu hướng giảm, nhưng phân bố không đều.

+ Mưa tập trung: Mưa tập trung vào mùa mưa, gây lũ lụt.+ Hạn hán: Hạn hán xảy ra thường xuyên và kéo dài hơn, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

- Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan:

+ Hạn hán: Xảy ra thường xuyên và gay gắt hơn, đặc biệt là vào mùa khô.

=> Hạn hán ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân.

+ Lũ lụt: Lũ lụt do triều cường kết hợp với mưa lớn gây ngập úng diện rộng.

=> Lũ lụt ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, giao thông và nhà cửa.

+ Xâm nhập mặn: Xâm nhập mặn ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và nguồn nước sinh hoạt. Xâm nhập mặn ngày càng gay gắt do mực nước biển dâng.

- Mực nước biển dâng:

+ Tăng khoảng 20 cm trong vòng 50 năm qua.

+ Dự báo tiếp tục tăng 70 - 100 cm vào cuối thế kỷ 21.

* Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long:

- Ảnh hưởng đối với tự nhiên

+ Nhiệt độ ở ĐBSCL có xu thế tăng lên trong toàn khu vực với mức tăng từ 0,4 đến 1,6 độ C/61 năm; lượng mưa có xu thế gia tăng từ 1,5-20% trong vòng 61 năm nhưng xu thế tăng mưa mùa đông, mùa xuân, giảm ở mùa hè và các tỉnh ven biển; các hiện tượng cực đoan như số ngày nắng nóng kéo dài; xu thế nước biểng dâng từ 3,5-8,7mm/năm; hạn hán tăng từ 0,05-0,2 đơn vị/61 năm.

+ Nước biển dâng là thách thức lớn nhất của đồng bằng châu thổ này. Nếu nước biểng dâng cao 100cm, sẽ có khoảng 38% diện tích có nguy cơ bị ngập. Trong đó, các tỉnh có nguy cơ ngập cao nhất là Hậu Giang (80,62%), Kiên Giang (76,86%) và Cà Mau (57,69%). Khi đó, ảnh hưởng của nước mặn thường xuyên nhiều vùng bảo tồn đất ngập nước như Tràm Chim, U Minh Thượng, Làng Sen, Trà Rai, Hà Tiên, Bãi Bồi, Đất Mũi trở nên kém bền vững hơn.

+ Một số sinh vật có thể bị tiêu diệt, 1/3 “vựa thóc” của cả nước bị ngập, 85% dân cư cần được hỗ trợ về nông nghiệp, đất bị suy thoái, hiện tượng di dân làm xáo trộn quy hoạch đô thị,… Cùng với đó, xói lởi bờ sông, bờ biển và giảm dòng chảy mùa khô cũng là những vấn đề rất đáng quan tâm.

- Ảnh hưởng đối với kinh tế – xã hội

+ Dưới tác động của biến đổi khí hậu, ở ĐBSCL, ước tính hàng trăm ngàn hecta đất bị ngập, hàng triệu người có thể bị mất nhà cửa nếu nước biển dâng cao. Sản lượng lương thực có nguy cơ giảm sút lớn, đe doạ tới an ninh lương thực của quốc gia.

+ Diện tích canh tác nông nghiệp sử dụng nguồn nước ngọt như lúa, màu, cây ăn trái và nuôi trồng thủy sản sẽ bị thu hẹp, năng suất và sản lượng sẽ suy giảm. Cá nước ngọt dự kiến sẽ suy giảm vì diện tích đất đồng bằng và dòng sông nhiễm mặn gia tăng. Ngược lại, cá nước mặn, lợ sẽ phát triển. Diện tích nuôi tôm, sò và hải sản khác có thể sẽ gia tăng trong tương lai. Các vùng tài nguyên rừng, đất, nước, sinh vật hoang dã, khoáng sản (than bùn, cát đá xây dựng...) sẽ bị xâm lấn. 

+ Biến đổi khí hậu cũng làm thay đổi điều kiện sinh sống của các loài sinh vật, dẫn đến tình trạng biến mất của một số loài và ngược lại xuất hiện nguy cơ gia tăng các loại “thiên địch”. 

+ Khi mực nước biển dâng còn làm hệ thống đê biển hiện tại có nguy cơ tràn và vỡ ngay cả khi không có các trận bão lớn. 

+ Nông dân, ngư dân, diêm dân và thị dân nghèo sẽ là đối tượng chịu nhiều tổn thương nặng nề do thiếu nguồn dinh dưỡng, thiếu khả năng tài chính, thiếu điều kiện tiếp cận thông tin để có thể đối phó kịp thời với sự thay đổi của thời tiết và khí hậu. 

* Các giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long:

- Giải pháp giảm nhẹ

+ Rà soát, đánh giá tình hình tác động biến đổi khí hậu

+ Bộ chủ trì xây dựng, định kỳ cập nhật và công bố Kịch bản biến đổi khí hậu. 

+ Bên cạnh đó, năm 2022, Bộ TN&MT công bố Báo cáo đánh giá khí hậu quốc gia với những thông tin cơ bản về đặc điểm, hiện trạng, mức độ thay đổi của khí hậu, khí hậu cực đoan, xu thế và tác động của biến đổi khí hậu, đánh giá sự phù hợp và mức độ sử dụng kịch bản biến đổi khí hậu cũng như hiệu quả của các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam.

+ Chính phủ đặt mục tiêu sớm hoàn thiện chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ ở ĐBSCL

- Giải pháp thích ứng

+ Bộ TN&MT cho biết, thực hiện hiệu quả các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trong thời gian tới cần tiếp tục thực hiện các giải pháp phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu theo Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu và Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 02/4/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

+ Thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW, Chính phủ đã xây dựng và ban hành Chương trình hành động của Chính phủ tại Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 18/6/2022 với các nhiệm vụ, giải pháp rất cụ thể như: Tập trung sản xuất nông nghiệp chống chịu, thích ứng với biến đổi khí hậu; nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp hiệu quả cao, tối ưu hoá giá trị nông nghiệp; phát triển công nghệ về giống, công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản, thuỷ sản.

+ Đồng thời, đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá, xây dựng mạng lưới đường bộ cao tốc, đường thuỷ nội địa kết nối mạng lưới đô thị vùng; Chuyển đổi cơ cấu kinh tế phù hợp với từng vùng sinh thái; chủ động "sống chung với lũ và hạn hán, xâm nhập mặn", khai thác lợi thế để phát triển bền vững.

+ Cùng với đó là xây dựng chiến lược tổng thể bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mê Công; kiểm soát khai thác nước ngầm và tình trạng sụt lún đất do khai thác nước ngầm; xây dựng hệ thống công trình trữ nước mùa mưa, điều hoà nguồn nước cho mùa khô để giảm thiểu tác động của hạn hán và xâm nhập mặn.

+ Xây dựng, nâng cấp và hoàn thiện hệ thống đê biển, đê bao, bờ biển, công trình kiểm soát lũ, mặn, hệ thống thuỷ lợi nội đồng phục vụ chuyển đổi, phát triển nông nghiệp bền vững;  Xây dựng, củng cố công trình phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển, bảo đảm an toàn cho dân cư và cơ sở hạ tầng; phát triển rừng ngập mặn và các đa dạng sinh học ven biển gắn với bảo đảm đa dạng sinh học và sinh kế bền vững; Hoàn thiện chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ; củng cố, nâng cấp công trình kết hợp sơ tán dân phòng chống lũ, bão.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Địa lí 12 chân trời sáng tạo, giải Địa lí 12 chân trời sáng tạo trang 156, giải Địa lí 12 CTST trang 156

Bình luận

Giải bài tập những môn khác