5 phút giải Địa lí 12 chân trời sáng tạo trang 137

5 phút giải Địa lí 12 chân trời sáng tạo trang 137. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 32. PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở ĐÔNG NAM BỘ

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

MỞ ĐẦU

Đông Nam Bộ là vùng giàu tiềm năng phát triển kinh tế, có nền kinh tế năng động nhất nước ta. Vậy, thế mạnh và hạn chế trong phát triển kinh tế của vùng là gì? Tình hình phát triển các ngành kinh tế ra sao? 

I. KHÁI QUÁT

CH: Dựa vào hình 32.1 và thông tin trong bài, hãy:

- Trình bày vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Đông Nam Bộ.

- Nêu đặc điểm dân số của vùng.

II. CÁC THẾ MẠNH VÀ HẠN CHẾ ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

CH: Dựa vào hình 32.1 và thông tin trong bài, hãy phân tích các thế mạnh và hạn chế đối với phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ.

III. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ

CH1: Dựa vào thông tin trong bài, hãy trình bày khái quát tình hình phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ.

CH2: Dựa vào hình 32.2 và thông tin trong bài, hãy trình bày tình hình phát triển ngành công nghiệp ở Đông Nam Bộ.

CH3: Dựa vào hình 32.2 và thông tin trong bài, hãy trình bày tình hình phát triển ngành dịch vụ ở Đông Nam Bộ.

CH4: Dựa vào hình 32.2 và thông tin trong bài, hãy trình bày tình hình phát triển ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản ở Đông Nam Bộ.

LUYỆN TẬP

CH: Dựa vào hình 32.2, lựa chọn 3 trung tâm công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ và xác định các ngành công nghiệp tại các trung tâm công nghiệp đã chọn. 

VẬN DỤNG

CH: Lựa chọn, tìm hiểu và viết báo cáo ngắn về thế mạnh để phát triển một trong các ngành kinh tế (công nghiệp; dịch vụ; nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản) ở địa phương em sinh sống.

PHẦN II: 5 PHÚT GIẢI BÀI.

MỞ ĐẦU

* Thế mạnh

- Địa hình và đất: 

+ Địa hình Đông Nam Bộ là sự chuyển tiếp giữa các cao nguyên ở Tây Nguyên với đồng bằng sông Cửu Long nên nhìn chung tương đối bằng phẳng.

+ Vùng có đất badan khá màu mỡ, chiếm 40% diện tích đất của vùng. 

+ Đất xám bạc màu trên nền phù sa cổ chiếm tỉ lệ khá lớn 

+ Ngoài ra, vùng còn có đất phù sa ven các sông Sài Gòn, sông Đồng Nai,... 

- Khí hậu: cận xích đạo gió mùa, ít chịu ảnh hưởng của bão, tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế diễn ra thường xuyên

- Nguồn nước: có các sông lớn như sông Đồng Nai, sông Bé, sông Sài Gòn, sông Thị Vải,... và một số hồ lớn là hồ Dầu Tiếng, hồ Trị An,... 

- Rừng: Hệ động – thực vật trong rừng phong phú, trong vùng có các vườn quốc gia và khu dự trữ sinh quyển thế giới.

- Khoáng sản: Có nhiều mỏ dầu và mỏ khí tự nhiên với trữ lượng lớn ngoài khơi tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; một số loại khoáng sản như sét, cao lanh, đá axit,...

- Biển, đảo:  nguồn sinh vật phong phú, ngư trường rộng, nhiều bãi biển đẹp, một số đoạn bờ biển nước sâu,... 

* Hạn chế

- Mùa khô kéo dài từ 4 đến 5 tháng gây thiếu nước cho sản xuất. 

- Vùng cũng chịu ảnh hưởng đáng kể của thuỷ triều và xâm nhập mặn, kết hợp tác động của biến đổi khí hậu gây nhiều trở ngại đến sản xuất và đời sống.

* Tình hình phát triển các ngành kinh tế:

- Nông nghiệp

+ Trồng trọt: Cơ cấu cây trồng trong vùng đa dạng, như các cây công nghiệp lâu năm, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả,...

+ Chăn nuôi: Vùng đang đẩy mạnh phát triển đàn bò, lợn, gia cầm,...

- Lâm nghiệp: Năm 2021, sản lượng gỗ khai thác đạt 451,3 nghìn m³, chủ yếu từ gỗ tràm, keo, cao su,...

- Thuỷ sản: Năm 2021, sản lượng thuỷ sản trong vùng đạt hơn 518 nghìn tấn (chiếm 5,9% sản lượng cả nước). Trong đó, sản lượng thuỷ sản khai thác khoảng 374,1 nghìn tấn (chiếm 9,5% sản lượng khai thác cả nước).

I. KHÁI QUÁT

CH: 

* Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

- Đông Nam Bộ có diện tích khoảng 23,6 nghìn km². Vùng gồm 6 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. Đông Nam Bộ có vùng biển rộng thuộc Biển Đông với nhiều đảo, quần đảo như quần đảo Côn Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu),...

- Đông Nam Bộ tiếp giáp với nước láng giềng Cam-pu-chia; giáp Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long. Các tỉnh trong vùng đều thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Vùng có Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn của Việt Nam, là trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học - công nghệ,... của các tỉnh ở phía nam và cả nước.

* Đặc điểm dân số

- Năm 2021, Đông Nam Bộ có hơn 18,3 triệu người (chiếm 18,6% số dân cả nước), mật độ dân số cao (778 người/km²).

- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của vùng là 0,98%. 

- Vùng thu hút nhiều lao động nhập cư từ các vùng khác trong cả nước. 

- Tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên chiếm 54,1% tổng số dân. 

- Tỉ lệ dân thành thị đạt 66,4%. 

- Vùng là nơi cư trú của nhiều dân tộc như Kinh, Chơ-ro, Hoa, Nùng, Tày, Chăm, Khơ-me,...

II. CÁC THẾ MẠNH VÀ HẠN CHẾ ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

CH: 

1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

* Thế mạnh

- Địa hình và đất: 

+ Địa hình Đông Nam Bộ là sự chuyển tiếp giữa các cao nguyên ở Tây Nguyên với đồng bằng sông Cửu Long nên nhìn chung tương đối bằng phẳng.

+ Vùng có đất badan khá màu mỡ, chiếm 40% diện tích đất của vùng. 

+ Đất xám bạc màu trên nền phù sa cổ chiếm tỉ lệ khá lớn => Thuận lợi để phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn.

+ Ngoài ra, vùng còn có đất phù sa ven các sông Sài Gòn, sông Đồng Nai,... => Thuận lợi trồng cây lương thực, rau đậu.

- Khí hậu:

+ Đông Nam Bộ có khí hậu cận xích đạo gió mùa, ít chịu ảnh hưởng của bão, tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế diễn ra thường xuyên, => Thuận lợi trong việc phát triển các giống cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới cho năng suất cao như cà phê, cao su, hồ tiêu,...

- Nguồn nước: 

+ Đông Nam Bộ có các sông lớn như sông Đồng Nai, sông Bé, sông Sài Gòn, sông Thị Vải,... và một số hồ lớn là hồ Dầu Tiếng, hồ Trị An,... 

+ Sông, hồ trong vùng thuận lợi để phát triển thuỷ điện, thuỷ lợi, nuôi trồng thuỷ sản,... 

+ Vùng có nguồn nước khoáng, nước nóng góp phần phát triển du lịch.

- Rừng: 

+ Trong vùng có các vườn quốc gia và khu dự trữ sinh quyển thế giới như Vườn quốc gia Bù Gia Mập, Cát Tiên, Côn Đảo; 

+ Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai; Khu dự trữ sinh quyển thế giới rừng ngập mặn Cần Giờ,... 

=> Hệ động – thực vật trong rừng phong phú, là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. 

- Khoáng sản: 

+ Đông Nam Bộ có nhiều mỏ dầu và mỏ khí tự nhiên với trữ lượng lớn ngoài khơi tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 

+ Trong vùng còn có một số loại khoáng sản như sét, cao lanh, đá axit,... => Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp khai thác dầu thô và khí tự nhiên, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

- Biển, đảo: 

+ Bên cạnh khoáng sản dầu mỏ và khí tự nhiên, ti-tan, muối,... vùng biển ở Đông Nam Bộ có nguồn sinh vật phong phú, ngư trường rộng, nhiều bãi biển đẹp, một số đoạn bờ biển nước sâu,... => Đây là điều kiện thuận lợi để nuôi trồng và khai thác thuỷ sản, phát triển du lịch, xây dựng cảng biển,...

* Hạn chế

- Mùa khô kéo dài từ 4 đến 5 tháng gây thiếu nước cho sản xuất. 

- Vùng cũng chịu ảnh hưởng đáng kể của thuỷ triều và xâm nhập mặn, kết hợp tác động của biến đổi khí hậu gây nhiều trở ngại đến sản xuất và đời sống.

2. Điều kiện kinh tế - xã hội

* Thế mạnh

- Dân cư và nguồn lao động:

+ Vùng Đông Nam Bộ có số dân đông, nguồn lao động dồi dào, lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao hơn so với các vùng khác, thị trường tiêu thụ rộng lớn, đa dạng về văn hoá,... => Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế.

- Cơ sở hạ tầng: 

+ Hệ thống cơ sở hạ tầng trong vùng khá hoàn thiện với sự phát triển đồng bộ của giao thông vận tải, thông tin liên lạc, mạng lưới điện,... => Điều này tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất diễn ra liên tục, thông suốt.

- Vốn: 

+ Đông Nam Bộ là vùng dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chiếm 50% tổng số dự án và khoảng 37% tổng số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào nước ta (năm 2022), tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển các ngành kinh tế trong vùng.

- Khoa học – công nghệ: 

+ Đông Nam Bộ là trung tâm khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo của nước ta. 

+ Vùng có tiềm lực lớn trong nghiên cứu khoa học, dẫn đầu về triển khai ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất và đời sống, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho vùng và cả nước.

- Chính sách phát triển: 

+ Nhiều chính sách được ban hành tạo thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của vùng như chính sách thu hút đầu tư, chuyển đổi số, liên kết vùng....

* Hạn chế

- Tỉ lệ gia tăng dân số cơ học cao gây sức ép lên nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất – kĩ thuật khá hoàn thiện nhưng nhiều nơi đang bị xuống cấp.

- Thị trường nhiều biến động gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển các ngành kinh tế trong vùng.

III. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ

CH1: 

- Đông Nam Bộ là vùng kinh tế năng động. 

- Trong những năm qua, cơ cấu ngành kinh tế của vùng chuyển dịch tích cực, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh vào các ngành có tiềm năng, lợi thế, có năng suất lao động và hàm lượng tri thức cao. 

- Sự liên kết giữa các ngành, các thành phần kinh tế và giữa các địa phương được chú trọng phát triển.

- Năm 2021, GRDP của vùng đạt 2 587,6 nghìn tỉ đồng, chiếm 30,6% GDP cả nước.

CH2: 

- Đông Nam Bộ có ngành công nghiệp phát triển. Năm 2021, công nghiệp chiếm gần 38% GRDP của vùng.

- Đông Nam Bộ có cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng: 

+ Công nghiệp khai thác dầu thô và khí tự nhiên phân bố ngoài khơi tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Dầu mỏ và khí tự nhiên được khai thác ở thềm lục địa phục vụ công nghiệp hoá dầu và sản xuất điện.

+ Công nghiệp sản xuất điện được phát triển nhằm cung cấp năng lượng phục vụ sản xuất và đời sống, như nhà máy thuỷ điện Trị An (Đồng Nai), nhà máy nhiệt điện khí Phú Mỹ 1 (Bà Rịa - Vũng Tàu), nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng (Tây Ninh),... 

+ Các ngành công nghiệp xây dựng; sản xuất, chế biến thực phẩm; sản xuất đồ uống; dệt, may, giày dép;... phân bố tập trung ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu,... như sản xuất sản phẩm điện tử, máy tính; cơ khí; sản xuất hoá chất; sản xuất vật liệu 

+ Các thành tựu khoa học – công nghệ tiên tiến đang được ứng dụng vào nhiều ngành sản xuất. 

+ Vùng ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao; công nghiệp sạch nhằm tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng và tạo nhiều giá trị gia tăng....

- Đông Nam Bộ là vùng có sự đa dạng về các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp. 

+ Nơi đây có trung tâm công nghiệp rất lớn, lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Thuận An, Vũng Tàu,...

+ Các khu công nghiệp, khu công nghệ cao tập trung ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương,...

- Theo định hướng phát triển, vùng Đông Nam Bộ sẽ phát triển các khu công nghiệp công nghệ cao; xây dựng mới một số khu công nghệ thông tin tập trung quy mô lớn; hình thành vùng động lực công nghệ thông tin; thu hút đầu tư sản xuất các sản phẩm điện, điện tử, các sản phẩm của internet kết nối vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo; phát triển mạnh công nghiệp khai thác, chế biến dầu khí.

CH3: 

- Đông Nam Bộ có lợi thế phát triển ngành dịch vụ. 

- Trong cơ cấu GRDP của vùng năm 2021, dịch vụ chiếm hơn 42%.

- Đông Nam Bộ có hoạt động dịch vụ phát triển đa dạng, khá toàn diện. 

- Các thành tựu khoa học – công nghệ đang được ứng dụng vào tất cả các ngành dịch vụ trong vùng, như tài chính – ngân hàng, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, thương mại, du lịch, giáo dục đào tạo, y tế,...

CH4: 

* Nông nghiệp

- Trồng trọt: 

+ Cơ cấu cây trồng trong vùng đa dạng, như các cây công nghiệp lâu năm, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả,... 

+ Cây công nghiệp lâu năm như cao su, cà phê, điều,... được trồng trên quy mô lớn tại các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai. 

+ Cây công nghiệp hàng năm như mía, lạc,... được trồng ở Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu,...

+ Cây ăn quả được trồng nhiều ở Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước. Các giống cây mới được trồng trong vùng và cho năng suất cao.

- Chăn nuôi: 

+ Vùng đang đẩy mạnh phát triển đàn bò, lợn, gia cầm,... 

+ Chăn nuôi bò sữa phát triển ở Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai theo hướng ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao. 

+ Chăn nuôi lợn và gia cầm phát triển ở các tỉnh trong vùng và đang chuyển đổi mạnh sang hướng nuôi công nghiệp, đặc biệt ở Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh.

* Lâm nghiệp

- Vùng Đông Nam Bộ có tổng diện tích rừng là 479,8 nghìn ha, trong đó diện tích rừng trồng là 222,5 nghìn ha (năm 2021). 

- Rừng phân bố chủ yếu ở khu vực đồi núi thuộc các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai, khu vực ven biển Thành phố Hồ Chí Minh,...

- Trong đó, tỉnh Đồng Nai và Bình Phước có diện tích rừng lớn nhất (chiếm 71,2% tổng diện tích rừng toàn vùng). 

- Năm 2021, sản lượng gỗ khai thác đạt 451,3 nghìn m³, chủ yếu từ gỗ tràm, keo, cao su,... 

- Hoạt động bảo vệ rừng cũng được chú trọng phát triển, đặc biệt tại các vườn quốc gia như Cát Tiên, Côn Đảo, Bù Gia Mập, Lò Gò – Xa Mát; Khu dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai; Khu dự trữ sinh quyển thế giới rừng ngập mặn Cần Giờ.

* Thuỷ sản

- Hoạt động nuôi trồng và khai thác thuỷ sản của vùng khá phát triển. 

- Năm 2021, sản lượng thuỷ sản trong vùng đạt hơn 518 nghìn tấn (chiếm 5,9% sản lượng cả nước). Trong đó, sản lượng thuỷ sản khai thác khoảng 374,1 nghìn tấn (chiếm 9,5% sản lượng khai thác cả nước).

- Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt diễn ra tại các lòng hồ Dầu Tiếng, hồ Trị An và các sông lớn như sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Thị Vải,... Ở khu vực ven biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành nuôi trồng nhiều loại hải sản như tôm, cá,... Năm 2021, diện tích nuôi trồng thuỷ sản trong vùng khoảng 23 nghìn ha.

- Hoạt động khai thác thuỷ sản phát triển chủ yếu ở khu vực ven bờ và ngoài khơi. Các phương tiện khai thác thuỷ sản ngày càng hiện đại.

- Theo định hướng phát triển, vùng Đông Nam Bộ sẽ tăng hiệu quả trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi tập trung gắn với chế biến và thương hiệu sản phẩm. Một số khu vực sản xuất được quy hoạch thành vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như vùng sản xuất rau và hoa, sản xuất cây ăn quả xuất khẩu, chăn nuôi lợn, nuôi tôm nước ngọt và nước lợ,..

LUYỆN TẬP

CH: - Khu công nghiệp TP. Hồ Chí Minh: Cơ khí; sản xuất, chế biến thực phẩm; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính; sản xuất đồ uống; sản xuất ô tô; dệt, may; sản xuất vật liệu xây dựng; giày dép; sản xuất hóa chất; khu công nghệ cao.

- Khu công nghiệp Thuận An: Cơ khí; sản xuất, chế biến thực phẩm; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính; sản xuất đồ uống; dệt, may; giày dép.

- Khu công nghiệp Thủ Dầu Một: Sản xuất, chế biến thực phẩm; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính; sản xuất đồ uống; dệt, may; giày dép. 

VẬN DỤNG

CH:

Báo cáo ngắn về thế mạnh để phát triển công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh

- Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật lớn nhất cả nước, đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.

- Ngành công nghiệp đóng góp quan trọng vào GRDP của TP.HCM, với tốc độ tăng trưởng cao và nhiều tiềm năng phát triển.

- Thế mạnh: 

* Vị trí địa lý:

+ Nằm ở vị trí chiến lược, cửa ngõ giao thương quốc tế quan trọng.

+ Hệ thống giao thông kết nối đa dạng: đường bộ, đường thủy, đường hàng không.

+ Cảng biển lớn nhất cả nước, thuận lợi cho xuất nhập khẩu.

* Hạ tầng:

+ Hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng được hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp.

+ Khu công nghiệp tập trung với diện tích rộng, quy hoạch bài bản.

+ Nguồn điện, nước, thông tin liên lạc dồi dào.

* Nguồn nhân lực:

+ Lực lượng lao động dồi dào, trình độ học vấn và kỹ năng tay nghề ngày càng cao.

+ Nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp.

* Thị trường:

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn, cả trong nước và quốc tế.

+ Nhu cầu về sản phẩm công nghiệp ngày càng cao.

+ Nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) giúp TP.HCM tiếp cận thị trường rộng lớn.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Địa lí 12 chân trời sáng tạo, giải Địa lí 12 chân trời sáng tạo trang 137, giải Địa lí 12 CTST trang 137

Bình luận

Giải bài tập những môn khác