5 phút giải Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Cánh diều trang 11

5 phút giải Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp cánh diều trang 11. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.

BÀI 2. GIÁO DỤC KĨ THUẬT, CÔNG NGHỆ 

TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN

PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

Khởi động  

CH: Hãy kể tên các cấp học và trình độ đào tạo trong cơ cấu hệ thống giáo dục Việt Nam mà em biết.

I. CƠ CẤU HỆ THỐNG GIÁO DỤC VIỆT NAM

CH: Quan sát Hình 2.1 và cho biết:

1. Giáo dục phổ thông gồm các cấp học nào?

2. Trong giáo dục phổ thông, ở những thời điểm nào học sinh có thể lựa chọn tiếp tục học ở cấp học hoặc trình độ cao hơn?

II. PHÂN LUỒNG TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC

CH: 

1. Hãy nêu những thời điểm có sự phân luồng trong hệ thống giáo dục Việt Nam.

2. Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, học sinh có thể theo học những trình độ đào tạo nào?

III. CƠ HỘI LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC KĨ THUẬT, CÔNG NGHỆ TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC

CH: Vì sao nói hiện nay học sinh phổ thông có nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp kĩ thuật, công nghệ?

IV. NHỮNG HƯỚNG ĐI LIÊN QUAN TỚI NGHỀ NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC KĨ THUẬT, CÔNG NGHỆ SAU KHI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC CƠ SỞ

CH:  Hãy nêu những hướng đi liên quan tới nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở.

Luyện tập

CH1: Trong cơ cấu hệ thống giáo dục Việt Nam, cơ hội lựa chọn nghề nghiệp kĩ thuật, công nghệ của người học bắt đầu có ở cấp học hoặc trình độ đào tạo nào?

CH2: Nếu chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ, học sinh trung học phổ thông nên chọn những môn học lựa chọn nào?

Vận dụng

CH: Tìm hiểu về các môn học lựa chọn trong chương trình giáo dục trung học phổ thông và dự kiến 4 môn học lựa chọn có liên quan tới lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ. Trao đổi với thầy, cô và bạn bè về dự định của mình.

PHẦN II. 5 PHÚT GIẢI BÀI

Khởi động  

CH:

1. Giáo dục mầm non:

- Nhóm trẻ: từ 3 tháng đến dưới 3 tuổi.

- Mẫu giáo: từ 3 tuổi đến khi vào lớp 1 (thường là 5 hoặc 6 tuổi).

2. Giáo dục phổ thông:

- Tiểu học: Lớp 1 đến lớp 5.

- Trung học cơ sở: Lớp 6 đến lớp 9.

- Trung học phổ thông: Lớp 10 đến lớp 12.

3. Giáo dục nghề nghiệp:

- Trung cấp nghề: thời gian đào tạo từ 1 đến 3 năm.

- Cao đẳng nghề: thời gian đào tạo từ 2 đến 3 năm.

4. Giáo dục đại học:

- Cao đẳng: thời gian đào tạo là 3 năm.

- Đại học: thời gian đào tạo thông thường từ 4 đến 6 năm tùy theo ngành học.

- Cao học (Thạc sĩ): thời gian đào tạo thường là 1.5 đến 2 năm.

- Tiến sĩ: thời gian đào tạo thường là từ 3 đến 4 năm.

5. Giáo dục thường xuyên:

Bao gồm các khóa học ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dành cho người lớn, bao gồm cả các khóa học nâng cao trình độ, bồi dưỡng nghiệp vụ, học thứ hai, hoàn thiện kiến thức phổ thông,...

I. CƠ CẤU HỆ THỐNG GIÁO DỤC VIỆT NAM

CH:

1. Giáo dục phổ thông gồm các cấp học:

- Tiểu học

- Trung học cơ sở

- Trung học phổ thông

2. 

- Sau khi hoàn thành tiểu học (lớp 5): Học sinh sẽ chuyển lên trung học cơ sở (THCS), bắt đầu từ lớp 6. Đây là bước chuyển tự nhiên trong hệ thống giáo dục phổ thông mà tất cả học sinh đều tham gia.

- Sau khi hoàn thành trung học cơ sở (lớp 9): Học sinh có thể lựa chọn tiếp tục học lên trung học phổ thông (THPT) hoặc theo học tại các trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề để học nghề. Đây là giai đoạn học sinh bắt đầu có sự lựa chọn định hướng nghề nghiệp và học vấn tương lai của bản thân.

- Sau khi hoàn thành trung học phổ thông (lớp 12): Học sinh có thể chọn lựa các con đường tiếp theo bao gồm: thi đại học/cao đẳng để tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn, tham gia các khóa học nghề để học một nghề cụ thể, hoặc bắt đầu tham gia vào thị trường lao động.

II. PHÂN LUỒNG TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC

CH:

1. Giáo dục phổ thông có hai thời điểm phân luồng, cụ thể là:

- Phân luồng sau tốt nghiệp trung học cơ sở

- Phân luồng sau tốt nghiệp. trung học phổ thông.

2. Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, học sinh có thể tiếp tục học lên đại học, hoặc theo học các chương trình đào tạo nghề nghiệp.

III. CƠ HỘI LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC KĨ THUẬT, CÔNG NGHỆ TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC

CH:

Khoa học, kĩ thuật và công nghệ ngày càng phát triển, tác động mạnh mẽ đến sản xuất và đời sống. Xã hội xuất hiện ngày càng nhiều nghề nghiệp ứng dụng kĩ thuật, công nghệ hiện đại. Do đó, cơ hội lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ ngày cảng tăng;  học sinh phổ thông có nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp kĩ thuật, công nghệ.

IV. NHỮNG HƯỚNG ĐI LIÊN QUAN TỚI NGHỀ NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC KĨ THUẬT, CÔNG NGHỆ SAU KHI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC CƠ SỞ

CH:

- Học tiếp trung học phổ thông và lựa chọn các môn học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, kĩ thuật, công nghệ như: Vật lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ hoặc Tin học phù hợp với định hướng nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

- Theo học chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp những nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

- Tham gia lao động sản xuất tại địa phương hoặc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực kĩ thuật. công nghệ khi đã đủ 15 tuổi

Luyện tập

CH1: Trong cơ cấu hệ thống giáo dục Việt Nam, cơ hội lựa chọn nghề nghiệp kỹ thuật, công nghệ của người học bắt đầu có ở cấp học trung học cơ sở (THCS).

CH2:

- Vật lí.

- Hóa học.

- Tin học

- Công nghệ

Vận dụng

CH:

Dự kiến 4 môn học lựa chọn:

- Vật lí.

- Hóa học.

- Tin học

- Công nghệ

Chia sẻ về dự định của cá nhân: Dựa trên những hiểu biết về ngành nghề, kết hợp với sở thích và thế mạnh của bản thân để đưa ra những lựa chọn về hình thức, cấp học và môn học phù hợp. Đồng thời em có thể chia sẻ với những người xung quanh để xin tư vấn, góp ý. 

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp cánh diều, giải Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp cánh diều trang 11, giải Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp CD trang 11

Bình luận

Giải bài tập những môn khác